Trong quá trình 40 phút thực hiện can thiệp, bệnh nhân đã có lúc bị ngưng tim, rung thất, buộc phải hồi sức tim, sốc điện 5 lần để lấy lại nhịp, bệnh nhân cũng được đặt máy tạo nhịp tạm thời để duy trì sự ổn định.
Sáng 27/11, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cho biết vừa cấp cứu can thiệp và cứu sống kịp thời nam bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim cấp, tắc mạch 2 nhánh nghiêm trọng, tiên lượng t.ử v.ong cao.
Trước đó, vào chiều 24/11, nam thanh niên 17 t.uổi (trú Đà Nẵng) được đưa vào khoa Cấp cứu – BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng trong tình trạng đau ngực nhiều, khó thở, vã mồ hôi. Bệnh nhân trước đó không có t.iền sử bệnh lý nền nhưng có thói quen hút t.huốc l.á khá thường xuyên.
Người nhà bệnh nhân cho biết, cách đây 3 ngày bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các cơn đau ngực, khó thở. Các cơn khó thở, đau ngực xuất hiện theo tần suất tăng dần và dữ dội đỉnh điểm vào chiều 24/11 nên đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
Tại thời điểm nhập viện cấp cứu, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim tối cấp ST chênh lên thấp phải, rối loạn nhịp. Ngay khi tiếp nhận và xác định bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim cấp, các bác sĩ đã quay lập tức khởi động Code Stemi – Quy trình phản ứng nhanh cấp cứu người bệnh nhồi m.áu cơ tim, tranh thủ thời gian vàng để cứu sống người bệnh.
Bài Viết Liên Quan
- Tốc độ đốt calo thay đổi thế nào theo độ t.uổi?
- Nhiều người cai nghiện t.huốc l.á thành công
- Cô gái 23 t.uổi chưa kết hôn đã bị ung thư dạ dày di căn buồng trứng, cảnh báo những thói quen xấu nhiều người mắc
Bác sĩ tiến hành chụp mạch vành DSA xác định tình trạng người bệnh.
Qua chẩn đoán, chụp mạch vành phát hiện bệnh nhân bị tắc cấp hoàn toàn lỗ vào nhánh động mạch liên thất trước và tắc cấp đoạn I động mạch vành phải, tiên lượng t.ử v.ong rất nặng. 30 phút kể từ khi tiếp nhận, bệnh nhân được các bác sĩ thăm khám, thực hiện các phương án cận lâm sàng cần thiết, hội chẩn và quyết định can thiệp nhanh chóng để cứu sống người bệnh.
Trong quá trình 40 phút thực hiện can thiệp, bệnh nhân đã có lúc bị ngưng tim, rung thất, buộc phải hồi sức tim, sốc điện 5 lần để lấy lại nhịp, bệnh nhân cũng được đặt máy tạo nhịp tạm thời để duy trì sự ổn định. Ekip bác sĩ can thiệp phải cùng lúc tiến hành hồi sức tim, vừa can thiệp để cứu sống người bệnh.
Ca can thiệp diễn ra thành công sau hơn 40 phút tiến hành, người bệnh được đặt 2 stent để tái thông 2 vị trí mạch vành bị tắc.
Vị trí mạch bị tắc được tái thông sau ca can thiệp.
Theo ThS. Bác sĩ nội trú Huỳnh Thúc Bảo – Trưởng khoa Nội Tim mạch, ca bệnh này đặc biệt hiếm, người bệnh nhỏ t.uổi, bị nhồi m.áu cơ tim cấp với 2 trên 3 nhánh bị tắc mạch hoàn toàn, tiên lượng t.ử v.ong là rất cao nếu không được can thiệp sớm.
“Trong trường hợp này bệnh nhân khá may mắn khi được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, chậm 1 phút tính mạng người bệnh có thể nguy hiểm gấp bội phần”, BS Huỳnh Thúc Bảo cho biết.
Hiện tại, bệnh nhân sinh hiệu ổn định, hết đau ngực, đỡ khó thở. Bệnh nhân được chuyển hồi sức tim để tiếp tục theo dõi và điều trị. Bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục tốt và dự kiến có thể xuất viện sau 1 tuần điều trị.
Bác sĩ thăm khám sau can thiệp.
Mặc dù đã có nhiều cảnh báo về mối nguy hại của việc hút thuốc đối với sức khỏe, đặc biệt là tim mạch nhưng nhiều người vẫn chủ quan bỏ qua.
Thực tế chứng minh thói quen hút t.huốc l.á có thể khiến người dùng phải đối mặt với nhiều căn bệnh tim mạch nguy hiểm. Hút huốc lá thường xuyên gây phá hủy mạch m.áu nặng nề, đồng thời dễ mắc các chứng co thắt mạch vành. Khói t.huốc l.á làm tăng tiết catecholamine, với nồng độ cao quá mức sẽ gây ra rối loạn nhịp tim, rung thất, dẫn đến đột tử nếu không được xử trí kịp thời.
Tình trạng hút thuốc đang ngày càng lan rộng và trẻ hóa ở người trẻ, đặc biệt là trẻ ở độ t.uổi vị thành niên. Các bác sĩ khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần để mắt tới con mình, quan tâm nhiều hơn để kịp thời phát hiện các bất thường, phòng ngừa nguy cơ trẻ bị dụ dỗ, sử dụng t.huốc l.á, cũng như các chất gây nghiện.
Biện pháp phòng ngừa nhồi m.áu cơ tim cấp
Nhồi m.áu cơ tim cấp là một siêu cấp cứu nên người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được xử trí kịp thời. Sau khi được cấp cứu thành công, người bệnh tiếp tục được theo dõi, dùng thuốc cùng với chế độ ăn uống, luyện tập vừa sức.
Dấu hiệu nhận biết nhồi m.áu cơ tim cấp
Khi bị nhồi m.áu cơ tim cấp, người bệnh có thể nhận biết qua các dấu hiệu đặc trưng như cơn đau thắt ngực điển hình với triệu chứng đau như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, kéo dài hơn 20 phút và không đỡ khi dùng nitroglycerin.
Đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải, hoặc vùng thượng vị. Tuy nhiên, có trường hợp bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim mà không có hoặc ít cảm giác đau (hay gặp ở bệnh nhân sau mổ, người già, tiểu đường hoặc tăng huyết áp).
Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn, tái nhợt da, lạnh đầu chi… phản ánh tình trạng tụt áp hay trụy tim mạch.
Tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả (ảnh minh họa)
Tập luyện và phòng ngừa tái phát
Để phòng ngừa tái phát nhồi m.áu cơ tim, người bệnh sau khi ra viện cần thực hiện một số biện pháp sau:
Bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm hải sản từ cá, tôm, sò biển… Tăng sử dụng rau xanh, các chất xơ, hoa quả tươi. Có thể ăn các loại cháo loãng và cháo hầm; Đồ ăn nhẹ tương tự như các sản phẩm từ sữa chua, các món canh (súp) dễ ăn và nước rau củ nghiền, luộc hấp. Kiêng các món ăn chiên, rán và mỡ.
Tăng cường hoạt động thể lực phù hợp: Dựa vào ý kiến của thầy thuốc khi làm nghiệm pháp điện tâm đồ gắng sức và bản thân người bệnh cũng tự “lắng nghe cơ thể mình” tự tập ở mức độ nào mà cơ thể thấy dễ chịu, như đi bộ, chạy chậm, đi xe đạp hoặc 1 bài thể dục tự chọn. Mỗi ngày 30- 60 phút.
Tùy từng thể bệnh nặng hay nhẹ. Dựa vào ý kiến của thầy thuốc khi làm nghiệm pháp điện tâm đồ gắng sức, bản thân người bệnh cũng tự “lắng nghe cơ thể mình” tự tập ở mức độ nào mà cơ thể thấy dễ chịu và sau tập khoảng 5-10 phút huyết áp và mạch trở lại như trước khi tập là đạt yêu cầu.
Thay đổi lối sống: Sống điều độ, điều độ về thời gian ăn, thời gian ngủ, thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
Theo dõi cân nặng, ngừa thừa cân, béo phì, bỏ hút t.huốc l.á, đồng thời phải kiểm soát huyết áp dưới 140/90mmHg (dưới 130/80mmHg ở bệnh nhân đái tháo đường hay bệnh thận mạn tính) bằng thuốc và thay đổi lối sống. Bổ sung bằng nếp sống năng động thường ngày như chăm sóc cây, làm việc nhà, sử dụng cầu thang bộ, đi xe đạp xen kẽ vào thời gian làm việc… từng bước nâng dần mức độ luyện tập để trở lại hoạt động với công việc đời thường.
Việc có ngăn ngừa được nhồi m.áu cơ tim tái phát hay không phụ thuộc cơ bản ở nghị lực và hiểu biết của bản thân người bệnh. Tuân thủ điều trị và khám lại định kỳ để đạt hiệu quả điều trị tốt. Khi có các triệu chứng tái phát, bệnh nhân ngậm 1 viên nitroglycerin dưới lưỡi và gọi xe cấp cứu đến bệnh viện ngay.