Viêm kết mạc một căn bệnh khá phổ biến nên trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ cũng không phải trường hợp hiếm gặp. Bệnh khá lành tính nhưng trẻ sơ sinh mắc bệnh dễ khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng.
Tìm hiểu bài viết dưới đây để chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ đúng cách.
Bài Viết Liên Quan
- Giả mã nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy đói
- Thay đổi đầu tiên của cơ thể khi bạn ăn táo suốt một tuần
- Thiếu hụt dinh dưỡng khiến bệnh nhân nặng lâu hồi phục
Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh khiến trẻ cảm thấy ngứa trong mắt, tiết dịch nhiều ở khoé mắt. Đây là tình trạng viêm ở phần bên trong mí mắt, khiến các mạch m.áu trở nên rõ ràng, gây ra màu hồng hoặc đỏ ở mắt.
Tuy là một căn bệnh khá lành tính nhưng rất nhiều phụ huynh vẫn lo lắng về nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ.
1. Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ sơ sinh
Đau mắt đỏ là một căn bệnh truyền nhiễm ở mắt, bệnh có thể gây ra bởi việc n.hiễm t.rùng mắt hoặc tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng. Thông thường, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc do dị ứng tự nhiên.
Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh xuất hiện trong vòng từ 1 đến 2 tuần sau khi sinh. Bệnh có thể do các nguyên nhân như vi khuẩn chlamydia trachomatis, do bệnh lậu mủ, do virus hoặc do kích ứng với thuốc.
Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh xuất hiện trong vòng từ 1 đến 2 tuần sau khi sinh (Ảnh: Internet)
2. Phân loại đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh theo nguyên nhân
Đau mắt đỏ do chlamydia
Loại bệnh đau mắt đỏ này là do vi khuẩn chlamydia trachomatis gây ra. Vi khuẩn này có thể gây ra bệnh đau mắt đỏ và n.hiễm t.rùng bộ phận s.inh d.ục. Những bà mẹ mắc bệnh này trong thời gian mang thai nếu không được điều trị có thể lây truyền cho trẻ trong khi sinh.
Khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ do vi khuẩn chlamydia, trẻ sẽ gặp các triệu chứng như đỏ mắt, sưng mí và chảy mủ. Các triệu chứng này có thể xuất hiện trong vòng từ 5 đến 12 ngày sau khi sinh. Ngoài ra đến 50% trẻ sơ sinh mắc bệnh đau mắt đỏ do loại vi khuẩn này cũng bị n.hiễm t.rùng ở phổi và vòm họng.
Đau mắt đỏ do bệnh lậu mủ
Cũng tương tự như đau mắt đỏ do chlamydia, đau mắt đỏ do lậu mủ ở trẻ sơ sinh có thể lây từ mẹ sang con trong khi sinh nở. Bệnh khởi phát sau khi sinh từ 2 đến 4 ngày với các triệu chứng như đỏ mắt, sưng mí và mủ dày ở mắt.
Đây là một trong những loại bệnh nguy hiểm vì nếu trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ do lậu mủ có thể dẫn đến n.hiễm t.rùng m.áu rất nghiêm trọng, n.hiễm t.rùng niêm mạc não và nghiêm trọng hơn là viêm tủy sống hay viêm màng não.
Sưng mí và mủ dày ở mắt là những triệu chứng ở trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ do bệnh lậu mủ
Đau mắt đỏ do kích ứng với thuốc
Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ có thể là do trong quá trình ngăn ngừa n.hiễm t.rùng do vi khuẩn gây ra, một số loại thuốc nhỏ mắt được sử dụng có thể gây ra kích ứng. Khi trẻ mắc loại bệnh đau mắt đỏ này, có thể có các triệu chứng như mắt đỏ nhẹ và hơi sưng.
Các nguyên nhân khác
Bên cạnh các loại đau mắt đỏ do các nguyên nhân kể trên, trẻ có thể mắc bệnh do một số yêu tố khác như virus, vi khuẩn sống trong â.m đ.ạo của người mẹ, virus gây mụn rộp s.inh d.ục… Nhunzg virus, vi khuẩn này cư ngụ trên cơ thể mẹ và gây bệnh cho trẻ sơ sinh trong khi sinh nở.
3. Các dấu hiệu đau mắt đỏ
Các dấu hiệu thường gặp của đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh có thể bao gồm mắt đỏ, mắt có chất nhầy và chảy nước, sưng mắt, gỉ mắt có màu vàng hoặc xanh,… Trong đó:
– Mắt có màu đỏ. Đây chính là dấu hiệu đầu tiên và điển hình của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh. Phần lòng trắng của mắt trẻ sẽ chuyển dần sang màu đỏ hoặc màu hồng. Triệu chứng này xảy ra do tình trạng viêm các mạch m.áu trên bề mặt của mắt.
Triệu chứng này thường bắt đầu ở một mắt và lan sang mắt kia trong vòng 24 đến 48 giờ. Phía bên trong của mí mắt cũng có màu đỏ bất thường, phụ huynh có thể kiểm tra khi kéo nhẹ mi mắt bên dưới của trẻ.
Chất nhầy và chảy nước có màu vàng hoặc xanh ở mắt trẻ (Ảnh: Internet)
– Mắt có chất nhầy và chảy nước, có màu vàng, trắng hoặc xanh. Chất nhầy hay còn gọi là ghèn bắt đầu đóng dày lên ở các góc, sau đó bao phủ toàn bộ bề mặt của mắt. Trẻ sẽ cảm thấy khó mở mắt vào mỗi khi ngủ dậy.
– Mắt và vùng xung quanh mắt sưng phù lên khi tình trạng viêm mí mắt trở nên nghiêm trọng. Đôi khi trẻ sẽ cảm thấy khó mở mắt do sưng quá nặng.
Các bậc phụ huynh cần lưu ý để đưa trẻ đến gặp cơ sở y tế chuyên khoa ngay nếu như có những dấu hiệu sau đây:
– Mắt trẻ ngày càng đỏ và sưng hơn dù đã điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ sau 2 đến 3 ngày.
– Gỉ mắt có màu vàng đậm hoặc màu xanh.
– Trẻ quấy khóc liên tục và sốt cao.
– Có màng xuất hiện trong mắt của trẻ.
4. Điều trị đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
Đối với bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh do vi khuẩn gây n.hiễm t.rùng, bác sĩ sẽ điều trị bệnh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của n.hiễm t.rùng và nguyên nhân gây bệnh. Thuốc kháng sinh dạng nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt sẽ được chỉ định nếu tình trạng n.hiễm t.rùng nhẹ.
Khi trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ ở mức độ nặng có thể được chỉ định kết hợp thuốc nhỏ tại chỗ cùng với thuốc kháng sinh đường uống và tiêm tĩnh mạch. Bên cạnh đó, phụ huynh cần rửa mắt bị n.hiễm t.rùng bằng dung dịch nước muối sinh lý để loại bỏ bớt gỉ mắt có mủ bị tích tụ hay các tác nhân gây bệnh.
Đối với những trường hợp bị đau mắt đỏ do bị tắc tuyến lệ, các bậc phụ huynh có thể massage nhẹ nhàng giữa mắt và vùng mũi của bé để điều trị. Nếu bệnh vẫn không hết sau khi trẻ được 1 t.uổi, bé có thể cần phải được can thiệp bằng các thủ thuật thông lệ đạo.
Một số cách điều trị đặc hiệu theo từng phân loại bệnh theo nguyên nhân bao gồm:
– Đau mắt đỏ do vi khuẩn Chlamydia thường được điều trị bằng kháng sinh dạng uống như erythromycin. Đối với trường hợp bệnh này, việc điều trị tại chỗ là không hiệu quả vì không thể loại bỏ được các vi khuẩn trong mũi hầu của trẻ sơ sinh.
Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến đến viêm phổi. Tuy nhiên, việc điều trị bằng erythromycin chỉ có tác dụng khoảng 80% nên thường phải kết hợp với kháng sinh tại chỗ như thuốc mỡ erythromycin để điều trị bổ sung.
– Đau mắt đỏ do lậu cầu có thể được điều trị bằng nhỏ thuốc. Với những trường hợp bệnh nặn cần dùng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Nếu không được điều trị, bệnh đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh có thể thành loét giác mạc và dễ dẫn đến mù lòa.
– Đau mắt đỏ do dị ứng thuốc nhỏ nên biện pháp được khuyến khích là ngưng nhỏ, đổi thuốc. Trẻ sơ sinh thường sẽ khỏe hơn từ 24 đến 36 giờ sau khi ngưng sử dụng loại thuốc gây kích ứng. Sau đó phụ huỵnh có thể chăm sóc bằng các loại thuốc dưỡng mắt để bảo vệ nhãn cầu.
– Đối với các loại đau mắt đỏ do vi khuẩn và virus khác, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh dưới dạng thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ để điều trị bệnh. Với các trường hợp bệnh do vi khuẩn khác ngoài Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae gây ra và có nhiễm khuẩn thứ phát, bác sĩ sẽ xem xét sử dụng kháng sinh tại chỗ.
– Với trường hợp đau mắt đỏ do nhiễm virus, việc điều trị chủ yếu là hỗ trợ giảm kích ứng bằng thuốc chống viêm. Đồng thời bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại thuốc bôi trơn để bảo vệ nhãn cầu, giảm bớt kích thích mắt.
Điểm mặt 4 sai lầm khi điều trị đau mắt đỏ cần tránh
Đau mắt đỏ là bệnh rất thường gặp trên thực tế, bệnh khá lành tính và có thường sẽ đáp ứng tốt với điều trị.
Tuy nhiên, những quan niệm sai lầm trong điều trị đau mắt đỏ chẳng những có thể làm giảm hiệu quả điều trị mà đôi khi còn là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thương thêm cho mắt của bạn.
Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là bệnh lý nhãn khoa rất thường gặp trong thực tế, bệnh có thể gây nên do nhiều nguyên nhân khác nhau như vi khuẩn, virus, hoặc do dị ứng,…
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện có thể thay đổi tương đối khác biệt giữa các bệnh nhân, tuy nhiên hầu hết đều có các triệu chứng điển hình của đau mắt đỏ gồm đỏ mắt, xuất tiết dịch viêm, đau nhức, đôi khi có thể kèm theo cả phù nề mi mắt.
Mặc dù đau mắt đỏ là bệnh lý rất phổ biến với tỷ lệ mắc cao, tuy nhiên phần đông bệnh nhân và mọi người vẫn chưa có những hiểu biết thật chính xác về bệnh. Điều này gây nên các hiểu biết sai lầm về bệnh và quá trình điều trị đau mắt đỏ.
Điểm mặt 4 sai lầm khi điều trị đau mắt đỏ thường gặp nhất:
1. Điều trị đau mắt đỏ là không cần thiết
Không ít người cho rằng, đau mắt đỏ hoàn toàn có thể tự khỏi mà bất cứ điều trị đau mắt đỏ hay can thiệp gì trong quá trình bị bệnh là không cần thiết. Tuy nhiên, đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm.
Bởi sự thực thì trong một số trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ nhẹ, quả thật bệnh có thể sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, đối với những trường hợp đau mắt đỏ nặng thì một can thiệp sớm, kịp thời và đúng cách sẽ là cần thiết để có thể đẩy lui bệnh.
Chậm trễ trong quá trình điều trị có thể dẫn đến nhiều nguy cơ biến chứng khác nhau như viêm giác mạc, sẹo kết mạc, lông quặp,… Hơn thế nữa. Với cả những trường hợp bệnh nhẹ thì việc điều trị đau mắt đỏ cũng sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Vì vậy, nếu có các biểu hiện của đau mắt đỏ xuất hiện thì điều bạn nên làm chính là đến đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị hợp lý.
Bệnh đau mắt đỏ nên được thăm khám và điều trị sớm (Ảnh: Internet)
2. Tự điều trị đau mắt đỏ mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ
Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển khiến người ta có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng hơn, trong đó có cả các thông tin về vấn đề chẩn đoán và điều trị đau mắt đỏ. Vì thế, việc tự ý điều trị đau mắt đỏ theo các nguồn thông tin không chính thống hay kinh nghiêm bằng những cách như đắp lá, xông hơi, tự sử dụng thuốc nhỏ mắt,… ngày càng diễn ra phổ biến.
Tuy nhiên, việc tự ý điều trị đau mắt đỏ mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ lại là một sai lầm rất tai hại mà mọi người nên tránh. Bởi điều này có thể khiến quá trình điều trị bệnh bị chậm trễ làm các biến chứng dễ dàng xảy ra hơn, hoặc thậm chí chính những phương pháp điều trị này lại là nguyên nhân trực tiếp gây nên các tổn thương cho mắt hoặc là yếu tố thúc đẩy bệnh tiến triển nặng nề hơn,…
Do đó, khi bị đau mắt đỏ thì người bệnh không nên tự ý sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào nếu không có các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ sau khi đã thực hiện đầy đủ các thăm khám cần thiết.
Không nên tự ý điều trị đau mắt đỏ khi chưa có chỉ định của bác sĩ (Ảnh: Internet)
3. Thuốc kháng sinh được dùng cho mọi trường hợp đau mắt đỏ
Không ít người có quan điểm sai lầm cho rằng, trong điều trị đau mắt đỏ thì thuốc kháng sinh luôn luôn là cần thiết.
Nhưng thực tế lại hoàn toàn không phải vậy. Như đã nói, đau mắt đỏ có thể bị gây nên do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm vi khuẩn, virus, hay dị ứng. Tuy nhiên thuốc kháng sinh là nhóm thuốc chỉ có tác dụng trên nhóm tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, nó không thể t.iêu d.iệt được virus hay chống lại phản ứng dị ứng của cơ thể.
Do đó, việc điều trị kháng sinh cho tất cả các trường hợp điều trị đau mắt đỏ là điều hoàn toàn không cần thiết.
Không phải mọi trường hợp đau mắt đỏ đều cần sử dụng thuốc kháng sinh (Ảnh: Internet)
4. Cơ thể sẽ được miễn dịch với đau mắt đỏ nếu đã từng bị mắc bệnh
Khi đã được điều trị khỏi đau mắt đỏ thì cơ thể sẽ được miễn dịch với bệnh về sau cũng là một quan niệm sai lầm rất phổ biến trên thực tế.
Điều này là bởi, các miễn dịch mà cơ thể chúng ta có được sau khi bị đau mắt đỏ không phải là các miễn dịch suốt đời, trong khi đó những tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ như vi khuẩn, virus hay dị nguyên gây dị ứng thì lại có thể tấn công và gây bệnh bất kỳ lúc nào. Chính vì vậy, kể cả khi bạn đã mắc bệnh đau mắt đỏ trước kia thì việc bị bệnh lại vẫn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Vì thế thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa chủ động như không sử dụng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân, tránh dụi mắt, đeo kính khi đi ra ngoài,… là cách hữu hiệu để bạn có thể phòng tránh bệnh tái phát.
Trên đây là một số các sai lầm mà chúng ta rất thường mắc phải khi điều trị đau mắt đỏ. Qua đó có thể thấy rằng, đôi khi những điều tưởng chừng như hợp lý mà chúng ta thường tin là đúng khi điều trị đau mắt đỏ lại là những sai lầm hết sức trầm trọng và có thể để lại nhiều hậu quả khác nhau.