Theo chuyên gia, để phát hiện cồn công nghiệp methanol trong rượu bằng cách đổ một ít ra lòng bàn tay rồi xoa xoa hai bàn tay vào nhau.
Bài Viết Liên Quan
- Ung thư xương hàm: Dấu hiệu và các phương pháp điều trị
- Cơ hội nội soi tiêu hóa công nghệ cao miễn phí
- Chữa khỏi người đàn ông bị c.hảy m.áu mũi suốt 15 ngày
Không lạm dụng rượu bia sẽ phòng tránh được việc bị ngộ độc.
Nếu hai bàn tay còn dính dính là rượu không tốt vì andehit dầu Fugien còn đọng lại trong rượu. Rượu tốt sẽ bay hơi hết khi có tác động ma sát.
Dùng kiến thức hóa học cơ bản để phát hiện rượu methanol
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai ( Hà Nội) mới đây tiếp nhận 7 ca ngộ độc methanol, trong đó, một người t.ử v.ong. Tất cả trường hợp trên được xác định liên quan đến sản phẩm rượu có tên “Rượu Nếp”, “ Hầm Rượu Việt”. Loại rượu này có địa chỉ cơ sở sản xuất ghi trên nhãn là “Cơ sở SX Rượu Đất Lúa”, Trương Xá, Toàn Thắng, Kim Động, Hưng Yên.
Trước đó, sáng 3/11, Trung tâm Chống độc tiếp nhận bệnh nhân nam, 32 t.uổi, được chẩn đoán ngộ độc cồn công nghiệp methanol, từ tuyến dưới chuyển lên. Người này nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, huyết áp tụt.
Xét nghiệm cho thấy, nồng độ methanol trong m.áu rất cao 141mg/dL, nhiễm toan chuyển hóa nặng. Theo kết quả chụp CT, bệnh nhân có tổn thương não lan tỏa rất nặng. Dù được giải độc và hồi sức tích cực, người đàn ông không hồi phục và gia đình xin về. Bệnh nhân t.ử v.ong tại nhà.
Xét nghiệm trong rượu bệnh nhân đã uống do gia đình mang đến cho thấy nồng độ cồn công nghiệp methanol là 20,21%. Trong khi đó, nồng độ rượu thông thường ethanol chỉ có 11,42%. Ba người còn lại cùng uống rượu với bệnh nhân cũng nhập viện, được chẩn đoán ngộ độc methanol. May mắn, các bệnh nhân này được điều trị tình trạng ngộ độc đã hồi phục tốt.
Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, rượu giả không được kiểm soát trên thị trường Việt Nam đa phần là loại rượu có pha chế methanol, một loại dung môi phổ biến. Methanol là một loại cồn công nghiệp.
Bản thân methanol là chất độc có độc tính thấp nhưng khi được đưa vào cơ thể người, nó sẽ được chuyển hóa thành formaldehyde nhờ men alchoholdehydrogenase và sau đó thành formic acid nhờ men acetaldehyde dehydrogenase.
Chính những chất này gây độc cho gan, thận gây suy thận cấp, viêm gan nhiễm độc, đặc biệt là gây toan hóa m.áu nặng nề. Có những người uống rượu này lâu ngày có thể mờ mắt dẫn đến mù lòa.
Về nguyên tắc, nếu nhìn bằng mắt, ngửi hoặc nếm thì khó biết được rượu chứa hàm lượng methanol cao hay không. Có một cách có thể áp dụng khá chính xác là đổ một ít rượu ra lòng bàn tay rồi xoa xoa hai bàn tay vào nhau.
Nếu hai bàn tay còn dính dính là rượu không tốt vì andehit dầu Fugien còn đọng lại trong rượu. Rượu tốt sẽ bay hơi hết khi có tác động ma sát. Các loại độc tố chưa lọc hết này uống vào gây đau đầu, tác hại lớn đến hệ thần kinh. Có thể ngửi, nếu mùi cồn thơm cay nồng là tốt hoặc nếm để biết vị của rượu.
Nếu phân biệt bằng cách nếm thì rượu có chứa methanol thường có vị hơi ngọt. Cũng có thể thử với lửa. Nếu mẫu thử tạo ra ngọn lửa màu vàng khi đốt trên lửa, đồ uống này không an toàn. Hoặc nhúng giấy quỳ đỏ vào trong mẫu rượu nghi ngờ có methanol cao khoảng 2 – 3 phút.
Nếu giấy quỳ chuyển sang màu xanh, loại rượu này chứa lượng methanol nguy hiểm cho sức khỏe. Giấy quỳ có bán rất phổ biến tại các hiệu thuốc, có thể tích trữ sẵn trong ví để thử khi cần thiết.
Rượu “xịn” cũng có thể ngộ độc
Loại rượu rẻ t.iền, trôi nổi gây ngộ độc, vậy rượu ngoại, rượu “xịn” thì sao? ThS Lưu Liên Hương, Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết, rượu ngoại hay rượu nội, đắt t.iền hay rẻ t.iền đều là đồ uống có chứa cồn.
Tùy thuộc vào nồng độ cồn trong rượu mà rượu được chia thành nhiều loại nặng nhẹ khác nhau. Các loại rượu ngoại thường có giá cao hơn là do chi phí nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất, các loại thuế và thương hiệu, chứ không phải do bổ dưỡng hơn như nhiều người vẫn lầm tưởng.
“Rượu nhập khẩu có giá cao, thậm chí có những chai rượu có giá đến hàng chục triệu đồng là do các yếu tố nêu trên chứ không phải do chúng bổ dưỡng. Về lâu dài, sử dụng rượu bia không được kiểm soát rất dễ dẫn đến những hệ lụy khác nhau, dù là bất cứ loại rượu nào.
Rượu gạo, rượu ngô, rượu sắn hay rượu ngoại đều tác động xấu đến sức khỏe. Không ít trường hợp ngộ độc nặng do uống rượu xịn chứ không phải rượu giả, rượu rẻ t.iền. Việc uống rượu quá chén luôn được khuyến cáo là nguy hại”, ThS Lưu Liên Hương cho biết.
Theo ThS Lưu Liên Hương, uống rượu với một lượng vừa phải, đặc biệt là rượu vang đỏ, được chứng minh là có một số lợi ích cho sức khỏe, ví dụ như tốt cho tim mạch, làm giảm căng thẳng (stress)… Hay rượu vang trắng cũng có những tác dụng nhất định cho tiêu hóa, tim mạch. Tuy nhiên lượng sử dụng phải rất nhỏ và không lạm dụng.
Nếu lạm dụng đồ uống có cồn sẽ gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe như tăng tỷ lệ mắc viêm gan, xơ gan, ung thư, gây ra các bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa, làm giảm khả năng sinh sản… Ngoài ra, uống quá nhiều rượu còn có thể gây nghiện và là nguyên nhân dẫn đến các hành vi không kiểm soát như phạm tội, tăng nguy cơ tai nạn giao thông, làm giảm hiệu quả công việc.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, để tránh ngộ độc rượu cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất rượu, hướng dẫn cho người dân nấu rượu thủ công về quy trình công nghệ để sản xuất rượu đảm bảo chất lượng, đồng thời xử lý nghiêm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc. Điều quan trọng nhất là người tiêu dùng chỉ nên mua và uống rượu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Thêm một trường hợp t.ử v.ong sau khi uống rượu
Sau uống 1 ngày, bệnh nhân xuất hiện đau đầu, nhìn mờ, chậm chạp dần và rơi vào hôn mê.
Theo Trung tâm Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 10 đến tháng 11/2020 đã tiếp nhận 2 vụ ngộ độc methanol với ít nhất 7 người bị ngộ độc, trong đó 1 người t.ử v.ong và 1 người tổn thương mắt và não. Tất cả các trường hợp này được xác định đều có liên quan tới sản phẩm rượu có nhãn “Rượu nếp”, “Hầm Rượu Việt”.
Trước đó, sáng 3/11, Trung tâm Chống độc tiếp nhận nam bệnh nhân nam 32 t.uổi ở Bắc Ninh được chẩn đoán ngộ độc cồn công nghiệp methanol từ tuyến dưới chuyển lên.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, huyết áp tụt. Xét nghiệm cho thấy nồng độ methanol trong m.áu rất cao 141mg/dL, nhiễm toan chuyển hóa nặng.
Kết quả chụp CT cho thấy bệnh nhân có tổn thương não lan tỏa rất nặng, mặc dù đã được giải độc cấp cứu và hồi sức tích cực nhưng không hồi phục.
Loại rượu mà bệnh nhân đã mua về uống.
Người nhà bệnh nhân thông tin với trung tâm chống độc, 3 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân có mua rượu từ một quán tạp hóa về uống cùng 3 bạn trong phòng trọ. Sau uống 1 ngày, bệnh nhân xuất hiện đau đầu, nhìn mờ, chậm chạp dần và rơi vào hôn mê. Bệnh nhân được đưa vào tuyến tỉnh điều trị sau đó được chuyển lên Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai.
Xét nghiệm trong rượu bệnh nhân đã uống do gia đình mang đến cho thấy nồng độ cồn công nghiệp methanol là 20,21%, trong khi đó nồng độ rượu thông thường ethanol chỉ có 11,42%.
Loại rượu bệnh nhân đã uống sau đó được y tế địa phương thông tin là loại rượu đóng can nhựa 30 lít, tên là “Rượu nếp”, “Hầm Rượu Việt”, địa chỉ cơ sở sản xuất ghi trên nhãn là “Cơ sở sản xuất rượu Đất Lúa”, Trương Xá, Toàn Thắng, Kim Động, Hưng Yên.
Ba người còn lại cùng uống rượu với bệnh nhân cũng đã được nhập viện, được chẩn đoán ngộ độc methanol, may mắn qua điều trị tình trạng ngộ độc đã hồi phục tốt, trong đó một bệnh nhân nam cũng 22 t.uổi mặc dù có biểu hiện bình thường sau uống rượu 3 ngày nhưng khi gọi đến Trung tâm chống độc kiểm tra thì trong m.áu nồng độ cồn công nghiệp cao ở mức nguy hiểm, rất may mắn được nhập viện điều trị giải độc kịp thời.
Bac sĩ điều trị cho một trường hợp ngộ độc rượu.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, đây là trường hợp ngộ độc cồn công nghiệp methanol do uống phải loại rượu giả, loại rượu có nồng độ methanol rất cao gây ngộ độc. Đây là loại sản phẩm có tên và nhãn mác riêng, thông tin đăng ký và địa chỉ rất rõ vì vậy cần phải làm rõ là những sản phẩm bệnh nhân đã uống là thật hay giả.
Theo bác sĩ Nguyên, qua quá trình làm việc với tất cả các bên chuyên môn và quản lý trong và ngoài nước, cùng với các bằng chứng khoa học, với cách lên nấu rượu truyền thống, lên men và ủ, trưng cất rượu truyền thống từ ngũ cốc thì không bao giờ gây ngộ độc methanol. Sản phẩm có nồng độ methanol cao gấp nhiều lần chỉ có từ quá trình pha cồn công nghiệp và đóng chai thành sản phẩm rượu rởm.
Điều này cho thấy, vấn đề quản lý hóa chất cồn công nghiệp còn chưa chặt chẽ. Cồn công nghiệp methanol không khi bị tuồn đến tay kẻ xấu thì được đóng thành các loại rượu rởm, các loại cồn sát trùng rởm gây ngộ độc cho người tiêu dùng, thậm chí gây nguy hiểm cho hệ thống y tế.
Sau khi nhận báo cáo từ Bệnh viện Bạch Mai, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã tiếp tục phát đi thông báo, đề nghị người tiêu dùng tạm thời không mua và không sử dụng sản phẩm nêu trên cho đến khi có kết luận cuối cùng của Bộ Công thương.
Đối với người tiêu dùng đã sử dụng sản phẩm nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần đến ngay cơ ở y tế gần nhất để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.
Cục An toàn thực phẩm đã chuyển toàn bộ thông tin cho Vụ Khoa học Công nghệ – Bộ Công thương để điều tra, truy xuất nguồn gốc, xử lý sản phẩm và áp dụng các biện pháp khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm.