Để đèn ngủ chăm trẻ sơ sinh rất thuận tiện, nhưng các mẹ sẽ không dám làm thế nữa sau khi biết 4 hiểm họa khôn lường này

Nguy hiểm nhất của việc bật đèn khi ngủ là nó có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao của trẻ.

Nhiều bà mẹ bỉm sữa luôn có thói quen bật đèn ngủ cho trẻ sơ sinh. Bởi bật đèn suốt đêm sẽ thuận tiện hơn cho việc chăm con. Khi con ọ ẹ đòi bú, khi dậy thay tã, khi con đạp chăn… việc để đèn ngủ trong đêm sẽ giúp các mẹ theo dõi được con mà không cần ra khỏi giường để bật đèn. Tuy nhiên, việc cho trẻ sơ sinh ngủ cùng đèn ngủ thường xuyên lại gây ra những hiểm họa khôn lường, các mẹ cần hết sức lưu ý.

4 hiểm họa khi để trẻ sơ sinh ngủ với đèn ngủ suốt đêm

1. Ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch cơ thể của trẻ

Sau khi trẻ đi vào giấc ngủ, cơ thể sẽ tiết ra melatonin, chất này có thể khiến trẻ có chất lượng giấc ngủ tốt hơn và tránh gây tổn thương các tế bào cơ thể trẻ. Ngoài ra các nghiên cứu đã chứng minh rằng, những em bé ngủ đủ, ngủ sâu trong điều kiện không ánh sáng, cơ thể sẽ sản xuất lượng kháng thể chống virus cao gấp đôi những em bé khác. Vì vậy, để con có sức đề kháng tốt, mẹ nên đảm bảo ban đêm khi ngủ, bé không tiếp xúc với ánh sáng mạnh.

Bài Viết Liên Quan

de den ngu cham tre so sinh rat thuan tien nhung cac me se khong dam lam the nua sau khi biet 4 hiem hoa khon luong nay a0b 5407152

2. Ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé

Ánh sáng không tự nhiên vào ban đêm sẽ không chỉ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết melatonin mà còn ảnh hưởng đến việc bài tiết hormone tăng trưởng, thậm chí một số hormone tăng chiều cao cho trẻ còn tiết ra nhiều nhất vào ban đêm.

Đối với trẻ sơ sinh, tốc độ phát triển trong 6 tháng đầu rất nhanh. Trong giai đoạn này, cha mẹ bật đèn cho con ngủ sẽ làm hormone tăng trưởng của trẻ bị suy giảm, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường của trẻ sơ sinh, chiều cao đương nhiên cũng bị ảnh hưởng.

de den ngu cham tre so sinh rat thuan tien nhung cac me se khong dam lam the nua sau khi biet 4 hiem hoa khon luong nay dc6 5407152

Nên cho bé ngủ riêng trong nôi hoặc cũi đặt sát ngay giường bố mẹ để dễ dàng quan sát và chăm sóc con trong đêm (Ảnh minh họa).

3. Ảnh hưởng đến sự phát triển thị giác của trẻ

Một giấc ngủ dài dưới điều kiện vẫn có ánh sáng sẽ bất lợi cho sự phát triển thị giác của trẻ. Khi trẻ ngủ, cơ mi sẽ khép lại và đôi mắt bên trong hoàn toàn thư giãn. Vậy nhưng nếu ngủ dưới ánh sáng của đèn ngủ, vẫn có kích thích ánh sáng, đôi mắt bé vẫn sẽ tiếp tục hoạt động và cơ mi cũng không được nghỉ ngơi đầy đủ.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi mắt vẫn chưa thực sự ổn định, điều này có thể dễ dàng gây thiệt hại cho võng mạc, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tầm nhìn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đèn ngủ càng sáng sẽ làm càng tăng khả năng cận thị của trẻ theo cấp số nhân.

4. Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và thói quen ngủ của bé

Khi trẻ được 2 tháng t.uổi, trẻ có thể dần dần học cách phân biệt giữa ngày và đêm. Nếu đèn ngủ sáng vào ban đêm và ánh sáng ban ngày chỉ có một chút khác biệt trẻ sẽ không phân biệt được đâu là ngày và đâu là đêm? Từ đó trẻ dễ hình thành thói quen “ngủ ngày cày đêm”. Đồng thời, chất lượng giấc ngủ của trẻ đương nhiên bị ảnh hưởng, cũng dễ khiến trẻ ngủ không ngon giấc.

Những nỗi lo lắng của cha mẹ khi bé ngủ và giải pháp

1. Bé thường xuyên thức giấc vào ban đêm cần được cho ăn và thay tã, việc bật tắt đèn thường xuyên luôn gây phiền phức.

de den ngu cham tre so sinh rat thuan tien nhung cac me se khong dam lam the nua sau khi biet 4 hiem hoa khon luong nay 7db 5407152

Một chiếc túi ngủ không chỉ có thể giải quyết vấn đề t.rẻ e.m đạp chăn khi ngủ mà những người lớn chăm sóc trẻ cũng đỡ vất vả hơn (Ảnh minh họa).

Giải pháp: Cha mẹ có thể mua loại đèn ngủ có điều khiển từ xa hoặc kích hoạt bằng giọng nói. Bằng cách này, sau khi trẻ khóc, mẹ có thể bật đèn và quan sát tình trạng của trẻ.

2. Lo lắng vì bé “ sợ bóng tối” và bất an

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cảm giác an toàn không đến từ ánh sáng, ánh sáng ban đêm chỉ khiến thị lực của trẻ bị hạn chế và nhận thức về ánh sáng cũng sẽ không còn nhạy cảm.

de den ngu cham tre so sinh rat thuan tien nhung cac me se khong dam lam the nua sau khi biet 4 hiem hoa khon luong nay 2df 5407152

Ánh sáng ban đêm khi ngủ cũng ảnh hưởng đến thị lực của trẻ (Ảnh minh họa).

3. Lo lắng bé đạp chăn

Mặc dù một số bé chưa thể lật người nhưng khả năng dùng tay, chân đá vào chăn vẫn có. Đặc biệt trong mùa đông này, nếu bé đạp tung chăn bông cũng rất dễ bị cảm lạnh.

Giải pháp: Dùng túi ngủ. Một chiếc túi ngủ không chỉ có thể giải quyết vấn đề t.rẻ e.m đạp chăn khi ngủ mà những người lớn chăm sóc trẻ cũng đỡ vất vả hơn.

4. Lo lắng cho sự an toàn của trẻ

Vấn đề này chắc hẳn được hầu hết các bậc phụ huynh quan tâm nhất. Ở giai đoạn sơ sinh, bé chưa có ý thức về nguy hiểm chứ đừng nói đến khả năng tự bảo vệ mình. Vì vậy, bố mẹ sẽ cảm thấy mạng sống quan trọng hơn tác hại của việc bật đèn ngủ. Đại đa số các bậc cha mẹ nghĩ theo cách này là đưa con vào ngủ chung.

Giải pháp: Đối với trẻ nhỏ, nên cho trẻ ngủ giường cũi riêng, để thuận tiện nên đặt cũi của trẻ sát giường bố mẹ. Khi đặt trẻ ngủ trong cũi, bỏ hết những loại đồ chơi, búp bê ra bên ngoài. Bằng cách này, bố mẹ sẽ đảm bảo con ngủ riêng mà vẫn đảm bảo an toàn.

Chỉ hành động nhỏ này của phụ huynh sẽ khiến trẻ nhỏ bị ảnh hưởng khớp thần kinh khi ngủ

Đừng bao giờ đ.ánh thức trẻ dưới 2 t.uổi đang ngủ say dậy vì bất cứ lý do nào nếu không muốn chúng bị ảnh hưởng thần kinh.

chi hanh dong nho nay cua phu huynh se khien tre nho bi anh huong khop than kinh khi ngu b89 5254879

Trước 2 t.uổi rưỡi, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và ổn định hệ thần kinh của trẻ sơ sinh. Hầu hết thời gian bé dành cho việc ngủ. Nên nếu trẻ không đảm bảo ngủ đủ thời gian sẽ trở lên khó chịu, kém ăn và giảm khả năng miễn dịch, thậm chí thường xuyên bị bệnh.

Sau 2 t.uổi rưỡi, giấc ngủ đóng một vai trò hoàn toàn mới.

Nhiều bậc phụ huynh lo con “ngủ ngày cày đêm” nên vô ý đ.ánh thức khi con đang say giấc mà không ngờ rằng hành động ấy của mình ảnh hưởng cực lớn có thể gây tổn hại cho trẻ.

Trước nay chúng ta đều biết thiếu ngủ có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nhiều vấn đề về mục đích và chức năng của việc ngủ đặc biệt với trẻ nhỏ vẫn còn là một bí ẩn.

Lượng hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất vào khoảng 22h-1h sáng do vậy nên cho trẻ đi ngủ trước 22h. T.rẻ e.m càng nhỏ thì càng phải ngủ nhiều:

– Trẻ dưới 1 t.uổi ngủ từ 14-18 tiếng/ngày

– Trẻ từ 2-5 t.uổi cần ngủ từ 11-13 tiếng/ngày

– Trẻ từ 6-13 t.uổi cần ngủ 9-10 tiếng/ngày

chi hanh dong nho nay cua phu huynh se khien tre nho bi anh huong khop than kinh khi ngu fc5 5254879

Bộ não trẻ xây dựng và kiến tạo củng cố các khớp thần kinh trong khi ngủ

Theo các nhà khoa học, sau 2 t.uổi rưỡi, não bộ phát triển rất nhanh. Khi những giấc mơ sống động xảy ra trong giai đoạn REM, não trẻ sẽ xây dựng và củng cố các khớp thần kinh, là cấu trúc kết nối các tế bào não để chúng có thể giao tiếp với nhau.

Giai đoạn ngủ REM thường xảy ra từ 1,5 – 2 giờ, là khi con người ở trong trạng thái thả lỏng, tạm thời tê liệt cơ, mắt di chuyển nhanh, liên tục có những giấc mơ.

Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Gina Poe – khoa sinh học và sinh học mô hình tại đại học California, Los Angeles, Hoa Kỳ cho biết: “Không nên đ.ánh thức trẻ trong giai đoạn ngủ REM, bất kể đó là ngủ ngày hay đêm, bởi vì “công việc quan trọng” đang được thực hiện trong não khi các bé ngủ. Mục đích chính của việc ngủ nghỉ sẽ chuyển từ “xây dựng não bộ” sang “duy trì và sửa chữa” nó, và điều này trở thành vai trò vĩnh viễn suốt cả cuộc đời sau này”.

Khi thức dậy, một lượng tổn thương thần kinh nhất định tích tụ tự nhiên trong thời gian này, bao gồm tổn thương gene và protein trong tế bào thần kinh.

Thành viên nhóm nghiên cứu, giáo sư Van Savage – khoa y học tính toán và sinh học tiến hóa tại đại học California, Los Angeles, Hoa Kỳ cho biết, ông như bị “sốc” khi phát hiện gần như tất cả quá trình sửa chữa não bộ này xảy ra trong khi chúng ta ngủ.

Trong khi cơ thể trẻ sơ sinh dành khoảng 50% thời gian trong giai đoạn REM để nghỉ ngơi thực sự, thì con số này giảm xuống còn 25% vào năm 10 t.uổi và tiếp tục giảm dần theo độ t.uổi.

Hành động đ.ánh thức con trẻ bất chợt có thể khiến trẻ bị mất ngủ mãn tính, góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài như mất trí nhớ, tiểu đường, béo phì và các rối loạn nhận thức khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *