Đau mắt đỏ là bệnh rất thường gặp trên thực tế, bệnh khá lành tính và có thường sẽ đáp ứng tốt với điều trị.
Tuy nhiên, những quan niệm sai lầm trong điều trị đau mắt đỏ chẳng những có thể làm giảm hiệu quả điều trị mà đôi khi còn là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thương thêm cho mắt của bạn.
Bài Viết Liên Quan
- Người mắc bệnh gan cần lưu ý giữa mùa dịch ?
- Mỗi năm Việt Nam có 91.000 người t.ử v.ong liên quan đến tăng huyết áp
- Cần Thơ: Cứu bệnh nhi 11 t.uổi vỡ túi phình mạch m.áu não
Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là bệnh lý nhãn khoa rất thường gặp trong thực tế, bệnh có thể gây nên do nhiều nguyên nhân khác nhau như vi khuẩn, virus, hoặc do dị ứng,…
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện có thể thay đổi tương đối khác biệt giữa các bệnh nhân, tuy nhiên hầu hết đều có các triệu chứng điển hình của đau mắt đỏ gồm đỏ mắt, xuất tiết dịch viêm, đau nhức, đôi khi có thể kèm theo cả phù nề mi mắt.
Mặc dù đau mắt đỏ là bệnh lý rất phổ biến với tỷ lệ mắc cao, tuy nhiên phần đông bệnh nhân và mọi người vẫn chưa có những hiểu biết thật chính xác về bệnh. Điều này gây nên các hiểu biết sai lầm về bệnh và quá trình điều trị đau mắt đỏ.
Điểm mặt 4 sai lầm khi điều trị đau mắt đỏ thường gặp nhất:
1. Điều trị đau mắt đỏ là không cần thiết
Không ít người cho rằng, đau mắt đỏ hoàn toàn có thể tự khỏi mà bất cứ điều trị đau mắt đỏ hay can thiệp gì trong quá trình bị bệnh là không cần thiết. Tuy nhiên, đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm.
Bởi sự thực thì trong một số trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ nhẹ, quả thật bệnh có thể sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, đối với những trường hợp đau mắt đỏ nặng thì một can thiệp sớm, kịp thời và đúng cách sẽ là cần thiết để có thể đẩy lui bệnh.
Chậm trễ trong quá trình điều trị có thể dẫn đến nhiều nguy cơ biến chứng khác nhau như viêm giác mạc, sẹo kết mạc, lông quặp,… Hơn thế nữa. Với cả những trường hợp bệnh nhẹ thì việc điều trị đau mắt đỏ cũng sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Vì vậy, nếu có các biểu hiện của đau mắt đỏ xuất hiện thì điều bạn nên làm chính là đến đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị hợp lý.
Bệnh đau mắt đỏ nên được thăm khám và điều trị sớm (Ảnh: Internet)
2. Tự điều trị đau mắt đỏ mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ
Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển khiến người ta có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng hơn, trong đó có cả các thông tin về vấn đề chẩn đoán và điều trị đau mắt đỏ. Vì thế, việc tự ý điều trị đau mắt đỏ theo các nguồn thông tin không chính thống hay kinh nghiêm bằng những cách như đắp lá, xông hơi, tự sử dụng thuốc nhỏ mắt,… ngày càng diễn ra phổ biến.
Tuy nhiên, việc tự ý điều trị đau mắt đỏ mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ lại là một sai lầm rất tai hại mà mọi người nên tránh. Bởi điều này có thể khiến quá trình điều trị bệnh bị chậm trễ làm các biến chứng dễ dàng xảy ra hơn, hoặc thậm chí chính những phương pháp điều trị này lại là nguyên nhân trực tiếp gây nên các tổn thương cho mắt hoặc là yếu tố thúc đẩy bệnh tiến triển nặng nề hơn,…
Do đó, khi bị đau mắt đỏ thì người bệnh không nên tự ý sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào nếu không có các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ sau khi đã thực hiện đầy đủ các thăm khám cần thiết.
Không nên tự ý điều trị đau mắt đỏ khi chưa có chỉ định của bác sĩ (Ảnh: Internet)
3. Thuốc kháng sinh được dùng cho mọi trường hợp đau mắt đỏ
Không ít người có quan điểm sai lầm cho rằng, trong điều trị đau mắt đỏ thì thuốc kháng sinh luôn luôn là cần thiết.
Nhưng thực tế lại hoàn toàn không phải vậy. Như đã nói, đau mắt đỏ có thể bị gây nên do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm vi khuẩn, virus, hay dị ứng. Tuy nhiên thuốc kháng sinh là nhóm thuốc chỉ có tác dụng trên nhóm tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, nó không thể t.iêu d.iệt được virus hay chống lại phản ứng dị ứng của cơ thể.
Do đó, việc điều trị kháng sinh cho tất cả các trường hợp điều trị đau mắt đỏ là điều hoàn toàn không cần thiết.
Không phải mọi trường hợp đau mắt đỏ đều cần sử dụng thuốc kháng sinh (Ảnh: Internet)
4. Cơ thể sẽ được miễn dịch với đau mắt đỏ nếu đã từng bị mắc bệnh
Khi đã được điều trị khỏi đau mắt đỏ thì cơ thể sẽ được miễn dịch với bệnh về sau cũng là một quan niệm sai lầm rất phổ biến trên thực tế.
Điều này là bởi, các miễn dịch mà cơ thể chúng ta có được sau khi bị đau mắt đỏ không phải là các miễn dịch suốt đời, trong khi đó những tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ như vi khuẩn, virus hay dị nguyên gây dị ứng thì lại có thể tấn công và gây bệnh bất kỳ lúc nào. Chính vì vậy, kể cả khi bạn đã mắc bệnh đau mắt đỏ trước kia thì việc bị bệnh lại vẫn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Vì thế thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa chủ động như không sử dụng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân, tránh dụi mắt, đeo kính khi đi ra ngoài,… là cách hữu hiệu để bạn có thể phòng tránh bệnh tái phát.
Trên đây là một số các sai lầm mà chúng ta rất thường mắc phải khi điều trị đau mắt đỏ. Qua đó có thể thấy rằng, đôi khi những điều tưởng chừng như hợp lý mà chúng ta thường tin là đúng khi điều trị đau mắt đỏ lại là những sai lầm hết sức trầm trọng và có thể để lại nhiều hậu quả khác nhau.
Mùa hè thường bị bệnh khô mắt
Bác sĩ Lê Mạnh Đức, Trưởng Khoa mắt, Bệnh viện Bưu điện, Hà Nội, cho biết trong những ngày nắng nóng, người dân thường gặp phải tình trạng khô mắt do nền nhiệt cao khiến nước mắt tiết ra bay hơi nhanh, nhất là người làm việc văn phòng.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 95% dân văn phòng ở Việt Nam mắc chứng khô mắt, nếu kéo dài sẽ dẫn đến suy giảm chức năng mắt.
Nguyên nhân do giác mạc (lòng đen) là cơ quan duy nhất của cơ thể không được nuôi dưỡng bằng các mạch m.áu, mà được nuôi dưỡng bằng sự thẩm thấu, đảm bảo cho giác mạc hoạt động trơn tru, đủ dinh dưỡng. Khi nhiệt độ tăng cao, nước mắt bị bốc hơi nhanh không đảm bảo nuôi dưỡng cho giác mạc sẽ dẫn đến khô mắt.
Mắt khô có cảm giác kích thích như có dị vật trong mắt, nóng rát như bỏng hoặc cảm giác ngứa, mỏi và nặng mi mắt. Trường hợp nặng còn cảm thấy cộm ở mắt ngay khi vừa ngủ dậy, đau rát khi chớp mắt có thể dẫn đến viêm giác mạc, viêm kết mạc do khô mắt…
Bác sĩ Đức khuyến cáo, để phòng bệnh khô mắt trong mùa nắng nóng, người dân cần có biện pháp bảo vệ mắt phù hợp khi đi ra ngoài trời nắng như đeo kính mát, đội mũ bảo hiểm có kính che chắn… Ngủ đủ giấc, không nên thức khuya dễ khiến mắt điều tiết nhiều, mệt mỏi. Có thể sử dụng dung dịch nhỏ mắt bằng muối NaCL 0,9% để rửa sạch mắt hàng ngày.