Điều trị viêm kết mạc dị ứng ngoài việc cần tránh tiếp xúc với dị nguyên thì cần phải chú ý tới việc cải thiện các triệu chứng dị ứng xảy ra bằng các loại thuốc điều trị phù hợp.
Bài Viết Liên Quan
- Càng nhiệt tình ép nhau uống càng nhanh rủ nhau ra nghĩa địa
- Đu đủ có đặc tính chống ung thư nhưng nhiều người không nên ăn
- Giảm 84 kg trong ba năm
Khác với viêm kết mạc do vi khuẩn hay virus, viêm kết mạc dị ứng là tình trạng kết mạc bị viêm không do n.hiễm t.rùng mà xảy ra do cơ chế miễn dịch sau khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng.
Vì thế, vấn đề điều trị viêm kết mạc dị ứng cũng có những điểm khác biệt lớn so với điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn hay virus.
1. Nguyên tắc điều trị viêm kết mạc dị ứng
Giống với các bệnh lý khác, trong quá trình điều trị viêm kết mạc dị ứng cũng cần phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo điều trị bệnh đúng cơ chế và đạt hiệu quả cao nhất. Hai nguyên tắc lớn trong điều trị viêm kết mạc dị ứng bao gồm:
– Ngưng tiếp xúc với dị nguyên
Do bệnh khởi phát bởi sự đáp ứng miễn dịch quá mức của cơ thể đối với một tác nhân nào đó (dị nguyên), vì vậy một điều rất quan trọng trong điều trị viêm kết mạc dị ứng là phải cắt đứt được sự tiếp xúc của cơ thể đối với dị nguyên gây dị ứng. Chừng nào sự tiếp xúc này vẫn còn tồn tại thì cơ chế miễn dịch vẫn sẽ còn hoạt động và bệnh vẫn sẽ kéo dài.
– Chống dị ứng
Bên cạnh vấn đề ngưng tiếp xúc với dị nguyên thì một nguyên tắc khác cần được thực hiện trong điều trị viêm kết mạc dị ứng chính là điều trị làm giảm phản ứng dị ứng của cơ thể. Những điều trị này có thể được tiến hành bằng các loại thuốc uống hay thuốc dùng tại chỗ để ức chế phản ứng dị ứng và miễn dịch của cơ thể nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Tuy nhiên, chỉ là nội dung điều trị phần ngọn của bệnh chứ không thể giải quyết bệnh hoàn toàn.
Điều trị viêm kết mạc dị ứng cần được thực hiện sớm và đúng cách (Ảnh: Internet)
2. Điều trị cụ thể viêm kết mạc dị ứng như thế nào?
2.1. Dừng tiếp xúc với dị nguyên
Không phải trong bất kỳ trường hợp nào ta cũng có thể xác định được chính xác dị nguyên gây nên viêm kết mạc dị ứng. Nhưng việc thực hiện một số các thao tác nhằm chấm dứt sự tiếp xúc của cơ thể đối với dị nguyên luôn là điều cần thiết.
– Đối với các trường hợp đã xác định được dị nguyên: Đối với các trường hợp đã xác định được dị nguyên gây bệnh thì cần phải chấm dứt sự tiếp xúc của dị nguyên đối với cơ thể ngay lập tức bằng cách rửa mắt với nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh mắt chuyên dụng, ngưng sử dụng đồ ăn hoặc thuốc gây dị ứng,…
– Đối với các trường hợp chưa xác định được dị nguyên: Với các trường hợp chưa tìm được dị nguyên gây dị ứng thì vấn đề quan trọng chính là cần phải tìm được dị nguyên càng sớm càng tốt để dừng lại chuỗi phản ứng này nhằm điều trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên không nên vì tìm kiếm dị nguyên gây bệnh mà làm chậm trễ các điều trị cần thiết khác.
2.2. Sử dụng thuốc trong điều trị viêm kết mạc dị ứng
2.2.1. Thuốc corticoid
Các loại thuốc corticoid có khả năng gây ức chế miễn dịch, nhờ vậy có thể làm giảm nhẹ phản ứng dị ứng của cơ thể. Do đó, chúng có thể được sử dụng để điều trị các bệnh dị ứng, bao gồm cả điều trị viêm kết mạc dị ứng. Nhưng do có nhiều tác dụng phụ nên trong điều trị viêm kết mạc dị ứng thì thuốc chỉ được sử dụng bằng đường tại chỗ dưới dạng thuốc tra hoặc thuốc bôi ngoài da.
Các chế phẩm corticoid thường sử dụng trong điều trị viêm kết mạc dị ứng kể đến như prednisolon acetate 1%, fluorometholone 0,1% dùng nhỏ mắt, hay mỡ hydrocortison 1% dùng bôi khi mi mắt bị phù nề,…
Mặc dù sử dụng các thuốc corticoid tại chỗ đã giúp hạn chế bớt các tác dụng phụ, nhưng nếu lạm dụng thuốc kéo dài thì vẫn có thể gây nên nhiều vấn đề khác nhau như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, tăng khả năng bội nhiễm do ức chế miễn dịch, loét giác mạc, tăng áp lực nội sọ,…
Các thuốc corticoid có thể được sử dụng trong điều trị viêm kết mạc dị ứng (Ảnh: Internet)
2.2.2. Thuốc kháng histamin
Histamin là một chất quan trọng tham gia vào phản ứng dị ứng , nó gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, gây ngứa,… Vì vậy, các loại thuốc kháng histamin được sử dụng rất rộng rãi trong các bệnh lý dị ứng để chống lại các tác dụng của histamin.
Trong điều trị viêm kết mạc dị ứng, những loại thuốc kháng histamin thường được sử dụng bằng đường uống. Những thuốc hay dùng bao gồm loratadine và fexofenadine. Tùy theo lứa t.uổi và mức cân nặng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể đưa ra các điều chỉnh phù hợp về liều sử dụng.
Các tác dụng phụ hay gặp khi sử dụng thuốc kháng histamin bao gồm buồn ngủ, chóng mặt, mất tập trung,…
Thuốc kháng histamin giúp chống lại phản ứng dị ứng trong điều trị viêm kết mạc dị ứng (Ảnh: Internet)
3. Viêm kết mạc dị ứng điều trị bao lâu thì khỏi?
Điều trị viêm kết mạc dị ứng sau bao lâu thì khỏi là vấn đề khá khó khăn để có thể trả lời chính xác. Nó phụ thuộc vào việc ta có thể chấm dứt được gốc rễ của vấn đề chính là sự tiếp xúc của cơ thể đối với dị nguyên gây dị ứng hay không.
Nếu có thể xác định dược dị nguyên và ngừng tiếp xúc ngay lập tức, bệnh có thể được điều trị khỏi chỉ sau vài ngày. Nhưng nếu không thể xác định chính xác dị nguyên gây bệnh và sự tiếp xúc này còn diễn ra liên tục thì bệnh sẽ vẫn kéo dài dai dẳng dù đã được điều trị tích cực bằng thuốc. Và kể cả khi bệnh nhân đã được điều trị khỏi thì bệnh vẫn sẽ xảy ra khi bạn tiếp xúc với dị nguyên vào lần sau.
Qua đây có thể thấy rằng, điều trị viêm kết mạc dị ứng không phải là vấn đề quá khó khăn. Tuy nhiên do bệnh gây nên bởi tác nhân cụ thể là các dị nguyên, nên cách tốt nhất để hạn chế sự ảnh hưởng của bệnh đối với cơ thể chính là phòng bệnh chủ động bằng cách không tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, từ đó ngăn chặn bệnh xảy ra.
Điểm mặt 4 sai lầm khi điều trị đau mắt đỏ cần tránh
Đau mắt đỏ là bệnh rất thường gặp trên thực tế, bệnh khá lành tính và có thường sẽ đáp ứng tốt với điều trị.
Tuy nhiên, những quan niệm sai lầm trong điều trị đau mắt đỏ chẳng những có thể làm giảm hiệu quả điều trị mà đôi khi còn là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thương thêm cho mắt của bạn.
Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là bệnh lý nhãn khoa rất thường gặp trong thực tế, bệnh có thể gây nên do nhiều nguyên nhân khác nhau như vi khuẩn, virus, hoặc do dị ứng,…
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện có thể thay đổi tương đối khác biệt giữa các bệnh nhân, tuy nhiên hầu hết đều có các triệu chứng điển hình của đau mắt đỏ gồm đỏ mắt, xuất tiết dịch viêm, đau nhức, đôi khi có thể kèm theo cả phù nề mi mắt.
Mặc dù đau mắt đỏ là bệnh lý rất phổ biến với tỷ lệ mắc cao, tuy nhiên phần đông bệnh nhân và mọi người vẫn chưa có những hiểu biết thật chính xác về bệnh. Điều này gây nên các hiểu biết sai lầm về bệnh và quá trình điều trị đau mắt đỏ.
Điểm mặt 4 sai lầm khi điều trị đau mắt đỏ thường gặp nhất:
1. Điều trị đau mắt đỏ là không cần thiết
Không ít người cho rằng, đau mắt đỏ hoàn toàn có thể tự khỏi mà bất cứ điều trị đau mắt đỏ hay can thiệp gì trong quá trình bị bệnh là không cần thiết. Tuy nhiên, đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm.
Bởi sự thực thì trong một số trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ nhẹ, quả thật bệnh có thể sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, đối với những trường hợp đau mắt đỏ nặng thì một can thiệp sớm, kịp thời và đúng cách sẽ là cần thiết để có thể đẩy lui bệnh.
Chậm trễ trong quá trình điều trị có thể dẫn đến nhiều nguy cơ biến chứng khác nhau như viêm giác mạc, sẹo kết mạc, lông quặp,… Hơn thế nữa. Với cả những trường hợp bệnh nhẹ thì việc điều trị đau mắt đỏ cũng sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Vì vậy, nếu có các biểu hiện của đau mắt đỏ xuất hiện thì điều bạn nên làm chính là đến đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị hợp lý.
Bệnh đau mắt đỏ nên được thăm khám và điều trị sớm (Ảnh: Internet)
2. Tự điều trị đau mắt đỏ mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ
Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển khiến người ta có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng hơn, trong đó có cả các thông tin về vấn đề chẩn đoán và điều trị đau mắt đỏ. Vì thế, việc tự ý điều trị đau mắt đỏ theo các nguồn thông tin không chính thống hay kinh nghiêm bằng những cách như đắp lá, xông hơi, tự sử dụng thuốc nhỏ mắt,… ngày càng diễn ra phổ biến.
Tuy nhiên, việc tự ý điều trị đau mắt đỏ mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ lại là một sai lầm rất tai hại mà mọi người nên tránh. Bởi điều này có thể khiến quá trình điều trị bệnh bị chậm trễ làm các biến chứng dễ dàng xảy ra hơn, hoặc thậm chí chính những phương pháp điều trị này lại là nguyên nhân trực tiếp gây nên các tổn thương cho mắt hoặc là yếu tố thúc đẩy bệnh tiến triển nặng nề hơn,…
Do đó, khi bị đau mắt đỏ thì người bệnh không nên tự ý sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào nếu không có các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ sau khi đã thực hiện đầy đủ các thăm khám cần thiết.
Không nên tự ý điều trị đau mắt đỏ khi chưa có chỉ định của bác sĩ (Ảnh: Internet)
3. Thuốc kháng sinh được dùng cho mọi trường hợp đau mắt đỏ
Không ít người có quan điểm sai lầm cho rằng, trong điều trị đau mắt đỏ thì thuốc kháng sinh luôn luôn là cần thiết.
Nhưng thực tế lại hoàn toàn không phải vậy. Như đã nói, đau mắt đỏ có thể bị gây nên do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm vi khuẩn, virus, hay dị ứng. Tuy nhiên thuốc kháng sinh là nhóm thuốc chỉ có tác dụng trên nhóm tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, nó không thể t.iêu d.iệt được virus hay chống lại phản ứng dị ứng của cơ thể.
Do đó, việc điều trị kháng sinh cho tất cả các trường hợp điều trị đau mắt đỏ là điều hoàn toàn không cần thiết.
Không phải mọi trường hợp đau mắt đỏ đều cần sử dụng thuốc kháng sinh (Ảnh: Internet)
4. Cơ thể sẽ được miễn dịch với đau mắt đỏ nếu đã từng bị mắc bệnh
Khi đã được điều trị khỏi đau mắt đỏ thì cơ thể sẽ được miễn dịch với bệnh về sau cũng là một quan niệm sai lầm rất phổ biến trên thực tế.
Điều này là bởi, các miễn dịch mà cơ thể chúng ta có được sau khi bị đau mắt đỏ không phải là các miễn dịch suốt đời, trong khi đó những tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ như vi khuẩn, virus hay dị nguyên gây dị ứng thì lại có thể tấn công và gây bệnh bất kỳ lúc nào. Chính vì vậy, kể cả khi bạn đã mắc bệnh đau mắt đỏ trước kia thì việc bị bệnh lại vẫn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Vì thế thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa chủ động như không sử dụng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân, tránh dụi mắt, đeo kính khi đi ra ngoài,… là cách hữu hiệu để bạn có thể phòng tránh bệnh tái phát.
Trên đây là một số các sai lầm mà chúng ta rất thường mắc phải khi điều trị đau mắt đỏ. Qua đó có thể thấy rằng, đôi khi những điều tưởng chừng như hợp lý mà chúng ta thường tin là đúng khi điều trị đau mắt đỏ lại là những sai lầm hết sức trầm trọng và có thể để lại nhiều hậu quả khác nhau.