Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ đã đăng tải một nghiên cứu thực hiện bởi các chuyên gia người Iran, cho thấy chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ung thư dạ dày.
Bài Viết Liên Quan
- Vừa mắc COVID-19 vừa mắc cúm: Thảm hoạ với hệ miễn dịch
- Huyết khối tĩnh mạch não: Bệnh nguy hiểm, cần phát hiện sớm
- Viêm xoang không chỉ là bệnh của người lớn
Trong các loại ung thư thì bệnh ung thư dạ dày vẫn luôn nằm “đầu bảng” trong danh sách những loại ung thư phổ biến nhất thế giới. Đây cũng là nguyên nhân gây t.ử v.ong lớn thứ 3 trên toàn cầu, với 723.000 ca t.ử v.ong vào năm 2012, theo số liệu của WHO.
Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ đã đăng tải một nghiên cứu thực hiện bởi các chuyên gia người Iran, cho thấy chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ung thư dạ dày.
Nghiên cứu cho thấy rằng những người thường xuyên tiêu thụ thực phẩm được bảo quản bằng muối, thịt đỏ, thịt chế biến, ớt, thực phẩm hun khói hoặc nướng, sữa nhiều chất béo, thực phẩm nitrat, chất béo động vật, thức ăn nhanh, thức ăn được chế biến trong điều kiện kém vệ sinh, thức ăn qua đêm và uống nước ngầm đóng chai có chứa nitrat vượt quá 10 mg/L có nhiều nguy cơ bị ung thư dạ dày hơn.
Thực tế, trên toàn cầu có ít nhất một nửa số ca ung thư dạ dày có thể được ngăn ngừa bằng chế độ dinh dưỡng đơn giản với rau xanh, hoa quả và thay đổi lối sống, vì vậy các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo về “1 món rau, 1 món thịt, 1 món cá” độc hại nhất mâm cơm, có thể gây ung thư mà các gia đình cần phải tránh.
Món rau độc hại nhất: Dưa muối quá chua hoặc chưa chín
Dưa muối chua là thực phẩm chứa nhiều muối. Mức độ thẩm thấu của muối ăn cao, ăn quá nhiều có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và gây viêm dạ dày, loét dạ dày.
Hơn nữa, còn có một “sát thủ sức khỏe” khủng khiếp hơn ẩn chứa trong dưa muối đó là nitrit. Các loại rau xanh như rau cải, bắp cải… ban đầu chứa nhiều nitrat, tuy nhiên sau quá trình ngâm muối có thể biến đổi thành nitrit. Bản thân nitrit không gây ung thư, nhưng khi vào cơ thể, nó sẽ chuyển hóa thành chất gây ung thư mạnh – nitrosamine. Thỉnh thoảng ăn đồ muối chua không có hại nhưng nếu ăn quá nhiều, lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Loại rau giữ được nhiều dinh dưỡng nhất mà các chuyên gia khuyên dùng vẫn là món rau luộc.
Món thịt độc hại nhất: Thịt nướng
Thịt xiên nướng là thực phẩm thường có mặt trong mâm cơm vì trẻ con rất yêu thích. Tuy nhiên, loại thịt thơm phức này có thể chứa benzopyrene.
Benzopyrene có thể gọi tắt là BaP, nó là một hydrocarbon thơm đa vòng sản sinh trong quá trình nướng thực phẩm. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO đã xếp loại chất này vào nhóm chất gây ung thư số 1, với những bằng chứng rõ ràng về tác hại đối với sức khỏe.
Thịt xiên nướng là thực phẩm thường có mặt trong mâm cơm vì trẻ con rất yêu thích.
Khi nướng thịt, benzopyrene trong khói sẽ bám vào bề mặt thực phẩm. Nếu bạn ăn thịt nướng trong thời gian dài, chất benzopyrene sẽ tích tụ trong cơ thể và gây ra các bệnh ung thư như ung thư dạ dày và ung thư đường ruột.
Nướng thực phẩm chính là nguyên nhân gây hình thành benzopyrene, chính vì vậy cách tốt nhất để ngăn ngừa chúng chính là thay đổi phương pháp nấu nướng sang hấp, luộc.
Món cá độc hại nhất: Cá ướp muối
Vào năm 2017, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) của WHO đã xếp món cá muối vào danh sách thực phẩm gây ung thư cấp độ 1. Những người thường xuyên ăn cá muối dễ mắc các bệnh ung thư như ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư thực quản hơn những người ít ăn.
Lý do khiến món cá muối có khả năng gây ung thư hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Có giả thiết cho rằng, trong quá trình muối cá, cá được khử trùng và ướp muối với nồng độ cao, sau một thời gian có thể sản sinh ra một số hợp chất nitroso như nitrosodimetylamin, các hợp chất nitroso này đã được chứng minh là có khả năng gây ung thư. Loại cá bổ dưỡng nhất được khuyên dùng là cá tươi, chế biến bằng cách hấp, luộc.
2 nguyên tắc khi ăn để phòng tránh ung thư dạ dày
1. Không ăn tối quá muộn
Nhiều người bận rộn thường không bao giờ xác định thời gian ăn uống. Thậm chí họ còn giữ thói quen ăn tối vào lúc 22h đêm. Điều này không tốt bởi khi bạn bỏ bữa axit dịch vị tiết ra đều đặn, kích thích thành dạ dày, lâu dần có thể gây viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, thúc đẩy nguy cơ ung thư. Thời điểm ăn tối tốt nhất là 19h tối.
2. Tránh ăn quá no
Hãy chú ý để số lượng thực phẩm tiêu thụ vừa đủ, không nên ăn quá no kẻo làm gánh nặng cho dạ dày. Nếu cảm thấy dạ dày không tốt thì càng phải chú ý giảm bớt các thực phẩm không lành mạnh như đồ dầu mỡ, đồ cay… nếu không sẽ khiến bệnh dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Khi ăn, cần tránh dùng đũa chung, người lớn không nhai thức ăn mớm cho t.rẻ e.m… để tránh lây vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Những người mắc các bệnh t.iền ung thư (bao gồm viêm teo dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày, polyp dạ dày, sa dạ dày, nếp gấp dạ dày khổng lồ,…) phải chú ý điều trị tích cực và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Dấu hiệu cảnh báo có thể dạ dày đang ‘có vấn đề’, thậm chí bị ung thư
Khi dạ dày của bạn ‘có vấn đề’, sẽ có một số dấu hiệu để bạn nhận ra tình trạng bất ổn của nó. Hãy chú ý và đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh những hậu quả xấu.
Ảnh minh họa: Internet
Bị đầy hơi
Thông thường dù bạn ăn no căng bụng thì sau khoảng 30 phút dạ dày hoạt động, cảm giác này sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, khi dạ dày bị tổn thương ở mức độ nhất định, nhu động dạ dày không hoạt động như bình thường khiến thức ăn không được tiêu hóa kịp thời.
Nếu bạn luôn cảm thấy đầy hơi sau khi ăn, có thể dạ dày của bạn đang gặp vấn đề. Bệnh về dạ dày sẽ làm chức năng tiêu hóa giảm sút và tạo ra cảm giác đầy hơi sau khi ăn.
Buồn nôn, nôn
Sau khi ăn có cảm giác buồn nôn và nôn thì khả năng cao dạ dày đang không được khỏe. Khi chức năng dạ dày yếu, thức ăn không được tiêu hóa và hấp thụ hết sinh ra đầy hơi, chướng bụng. Nó còn tạo áp lực lên dạ dày và gây ra cảm giác buồn nôn, nôn.
Miệng có mùi hôi hoặc ợ chua
Miệng có mùi hôi, ợ chua, trào ngược axit dạ dày sau khi ăn là dấu hiệu cho thấy niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Một khi niêm mạc dạ dày không còn khỏe mạnh như ban đầu, quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng sẽ chậm lại dẫn tới chán ăn và các bệnh lý khác.
Trong khi đó, tình trạng trào ngược axit, ợ chua xảy ra trong thời gian dài thì các chất trong cơ thể như pepsin, dịch mật, axit dạ dày sẽ đi vào thực quản và làm tổn thương thực quản.
Đi vệ sinh ngay sau khi ăn
Nếu vừa ăn xong bừa ăn mà có cảm giác muốn đi vệ sinh luôn thì có nghĩa là dạ dày của bạn đang không hoạt động bình thường. Cảm giác muốn đi vệ sinh ngay sau khi ăn chứng tỏ dạ dày chưa kịp tiêu hóa hết thức ăn mà đã đưa trực tiếp vào cơ quan trao đổi chất.
Ở trạng thái khỏe mạnh, thức ăn được đưa vào cơ thể rồi đi đến cơ quan tiêu hóa. Tại diễn ra quá trình tiêu hóa trao đổi chất. Sau đó, các bã thưc ăn mói được đưa đến cơ quan bài tiết để đào thải ra ngoài. Quá trình này thường kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ.
Một số dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Không giống với nhiều căn bệnh khác, nếu bệnh nhân chú ý theo dõi biểu hiện bất thường của cơ thể, họ hoàn toàn có khả năng phòng và chữa bệnh ung thư dạ dày. Vậy trong giai đoạn đầu, bạn sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào?
Thông thường, người bệnh phải đối mặt với một số vấn đề liên quan tới tiêu hóa, ví dụ như họ hay cảm thấy đầy bụng, buồn nôn và cực kỳ khó chịu sau khi ăn. Nếu như tình trạng đi ngoài ra phân đen xảy ra liên tục trong một thời gian, nhiều khả năng bạn đang mắc bệnh ung thư vì thế đừng chủ quan nhé!
Nhìn chung, đau bụng là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh dạ dày, các cơn đau kéo dài từng đợt và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của bạn. Nếu như bị ung thư ở dạ dày, cơn đau bụng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Ngay cả khi bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau, tình trạng này vẫn không được cải thiện.
Bên cạnh đó, người bệnh chắc chắn cảm thấy ăn uống không ngon miệng, việc nuốt thức ăn cũng gặp khá nhiều khó khăn. Chỉ sau một thời gian, cân nặng của bạn sụt giảm nhanh chóng. Triệu chứng này thực sự rất nghiêm trọng, bởi vì nó là tín hiệu thông báo tế bào ung thư bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
7 dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày cần lưu ý:
Các cơn đau bụng xuất hiện từng đợt, ngày càng trầm trọng và không thuyên giảm dù đã dùng thuốc.
Sưng bụng, đầy bụng bất thường sau khi ăn kèm cảm giác khó chịu, buồn nôn.
Ợ nóng. Sụt cân nhanh chóng.
Đi ngoài phân đen hoặc lẫn m.áu trong phân
Chán ăn, khó nuốt, cảm giác thức ăn thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng.
Nôn ra m.áu.
Nếu xuất hiện một trong các triệu chứng trên, người bệnh cần chủ động thăm khám, kiểm tra sức khỏe ngay để chẩn đoán bệnh kịp thời và điều trị hiệu quả hơn. Tránh trường hợp chủ quan bỏ qua các biểu hiện bất thường của cơ thể, khiến bệnh tiến triển nặng và chữa trị khó khăn.