Mùa hè, cảnh báo trẻ t.ử v.ong do đuối nước

Mỗi dịp hè đến, nỗi lo đuối nước ở trẻ lại hiện hữu trong mỗi gia đình ở vùng nông thôn, những nơi gần sông, suối. Đáng nói là có không ít trường hợp bị đuối nước từ những hồ bơi do sự chủ quan của người lớn.

Mới đây, Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang đã tiếp nhận cấp cứu cho một b.é t.rai 8 t.uổi, bị đuối nước, nhập viện trong tình trạng hôn mê, toàn thân tím tái, miệng mũi xuất tiết nhiều dịch và suy hô hấp độ 3 tiên lượng nặng. Mẹ bệnh nhi cho biết, con đi câu cá với nhóm bạn ở ao gần nhà, khoảng 15 giờ 30 bạn cháu vội vã chạy về báo là cháu bị ngã xuống ao.

Ngay lập tức bố cháu đã nhờ người gọi nhân viên y tế và lặn xuống ao cứu cháu lên. Khi đưa cháu lên bờ thì cháu bé đã tím tái, ngừng thở, nhân viên y tế có mặt lúc ấy lập tức sơ cứu cho cháu. Sau khoảng 10 phút, cháu có phản xạ, gia đình đưa cháu tới Trung tâm tế huyện Việt Yên và được chuyển tuyến tới Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang.

Trẻ t.ử v.ong do đuối nước

Nhận được điện thoại từ đồng nghiệp tại Trung tâm Y tế huyện Việt Yên báo tin đang chuyển tuyến bệnh nhi đuối nước, phải thở oxy và đề nghị các thầy thuốc bệnh viện hỗ trợ cấp cứu kịp thời nên kíp trực cấp cứu đã khẩn trương, sẵn sàng mọi phương tiện để cấp cứu.

Khi nhập viện Sản nhi Bắc Giang, qua thăm khám, thầy thuốc nhận thấy trẻ vẫn trong tình trạng hôn mê, toàn thân tím tái, miệng mũi xuất tiết nhiều dịch, tăng trương lực cơ, phổi nhiều ran ẩm và hút dịch có bọt hồng. Sau 1 ngày thở máy và điều trị tích cực, các chỉ số sinh tồn dần ổn định.

mua he canh bao tre tu vong do duoi nuoc 136 5735933

Bác sĩ đang điều trị bệnh nhi đuối nước tại Bênh viện Nhi Trương ương

Trước đó, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cấp cứu cho 3 trẻ ở Bắc Giang được tìm thấy khi đã bị đuối nước 30 phút. Dù được cấp cứu ép tim 40 phút, nhịp đ.ập trở lại nhưng cả 3 sau đó đều t.ử v.ong. Trước đó, nhân dịp nghỉ lễ, 3 trẻ được người thân ở huyện Lục Ngạn dẫn ra bãi sông tắm, trong lúc không để ý, cả 3 cháu nhỏ bị nước cuốn trôi.

Trường hợp khác là b.é t.rai 8 t.uổi ở Lào Cai, được chú dẫn đi nghỉ dưỡng. Khi đến resort, chú cho cháu cùng con trai 4 t.uổi xuống ô tô trước đi gửi xe. Khi quay lại, người chú không thấy cháu đâu, khi hỏi con trai, cậu bé liền chỉ tay xuống khu vực hồ bơi. Khi chạy lại, b.é t.rai đã chìm dưới đáy hồ, cháu bé sau đó được chuyển xuống Hà Nội điều trị tích cực nhưng không qua khỏi.

Tại Việt Nam, trên 2.000 t.rẻ e.m t.ử v.ong do đuối nước mỗi năm. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ t.rẻ e.m t.ử v.ong do đuối nước cao hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á và cao gâp 10 lân các nươc phát triển. Tỉ lệ t.ử v.ong do đuối nước rất cao, ở khu vực nông thôn cao gấp 4 lần so với khu vực thành thị.

Sơ cứu đúng cách, cơ hội vàng

Bác sĩ Nguyễn Trọng Dũng, Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết có một số gia đình khi đưa trẻ đi du lịch thì người lớn tập trung lại trò chuyện hay lướt điện thoại, hoặc để t.rẻ e.m trông nhau, khi quay lại thì đã muộn. Với t.rẻ e.m chỉ sau 3-5 phút chìm dưới nước đã gây ngừng tim, để lại di chứng tổn thương não không thể phục hồi. Do vậy, việc phát hiện sớm trẻ đuối nước và sơ cứu tại chỗ đúng kỹ thuật cực kỳ quan trọng, quyết định sự sống còn của trẻ.

Khi phát hiện trẻ bị đuối nước, tùy thuộc vào phương tiện có sẵn tại chỗ, tình trạng trẻ tỉnh hay hôn mê, có bị ngừng tim, ngừng thở hay không và tình hình thực tế mà cấp cứu bằng các cách khác nhau. Điều quan trọng là nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời ngay cả khi trẻ có vẻ bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau đuối nước.

Ngoài ra, bác sĩ Dũng cũng lưu ý hầu hết người dân vẫn chưa nắm được kỹ năng sơ cứu khi gặp người đuối nước. “Chỉ có khoảng 40-50% trường hợp chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương được sơ cứu đúng cách. Một nửa trường hợp còn lại vẫn dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy hoặc đang ép tim, hà hơi thổi ngạt cho trẻ nhưng khi tim chưa có nhịp đã dừng lại để tiếp tục vác. Đây là cách sơ cứu hoàn toàn sai, làm lỡ cơ hội vàng cứu sống trẻ”- bác sĩ Dũng cảnh báo.

Theo bác sĩ Dũng cách cấp cứu đúng là ngay khi vớt trẻ lên, cần đặt trẻ nằm thẳng trên nền cứng, quan sát nhanh tình trạng trẻ, móc tất cả dị vật trong mũi, họng, sau đó nhanh chóng thực hiện ép tim và hà hơi thổi ngạt.

Với người chưa có kỹ năng sơ cứu, cần thực hiện ép tim 15 lần, hà hơi 2- 5 lần, với nhân viên y tế chỉ cần thực hiện 2 lần hà hơi, ép tim 5 nhịp lặp lại liên tiếp cho đến khi trẻ có phản xạ. Sau đó cần gọi thêm 1 người hỗ trợ, 1 người hà hơi thổi ngạt, 1 người ép tim. Vị trí ép tim nằm 1/2 dưới xương ức giữa.

Khi ép, đặt thẳng tay lên ngực. “Sau 1 phút đ.ánh giá lại xem bệnh nhân đã thở hay chưa và thực hiện bắt mạch. Người lớn bắt mạch cảnh, trẻ con bắt ở cánh tay, mạch quay, mạch bẹn vì cổ trẻ ngắn hơn. Sau 10 giây kiểm tra, nếu vẫn không thấy mạch thì tiếp tục lặp lại động tác ép tim ngoài lồng ngực. Trong lúc ép tim, cần duy trì nhịp 100 lần/phút, cố gắng ép sâu và mạnh, độ lún bằng khoảng 1/3 bề dày lồng ngực”- bác sĩ Dũng khuyến cáo.

Nắng nóng chưa đến, đã có nhiều người nhập viện vì điều này

Liên tiếp có nhiều người nhập viện vì đuối nước, khiến nỗi lo đuối nước trong mùa hè nắng nóng sắp tới càng trở nên đáng sợ hơn.

B.é t.rai Nguyễn Thái S. (13 t.uổi, ở Phù Ninh, Phú Thọ) đi tắm sông bị đuối nước. Sau khi được người dân sơ cứu và Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh cấp cứu ban đầu, đặt ống nội khí quản thở máy, S. được gia đình chuyển xuống Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Vào Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc trong tình trạng ý thức lơ mơ, oxy hóa m.áu giảm thấp do phổi bị tổn thương nặng trong quá trình đuối nước. Ngay lập tức S. đã được các bác sĩ áp dụng các biện pháp điều trị tích cực: thở máy theo ARDS net; lọc m.áu liên tục; kháng sinh; hỗ trợ dinh dưỡng…

Sau hai ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của bé S. mới dần ổn định, ý thức tỉnh táo hoàn toàn, oxy hóa m.áu dần cải thiện. Ngày thứ 3 sau điều trị, bé đã cai được máy thở, rút ống nội khí quản, đáp ứng tốt, và có thể ra viện.

Không chỉ trẻ nhỏ, anh Ngô Xuân H, (33 t.uổi, ở Lâm Thao, Phú Thọ) cũng nhập viện trong tình trạng hôn mê, oxy hóa m.áu giảm rất thấp, toan chuyển hóa nặng, kèm theo tình trạng rối loạn nhịp tim rất nặng.

Sau khi được các bác sĩ Khoa Hồi tích cức sức áp dụng các biện pháp điều trị tích cực: thở máy theo ARDS net; lọc m.áu liên tục; điều chỉnh rối loạn toan kiềm; kháng sinh chống nhiễm khuẩn; hỗ trợ dinh dưỡng… Tình trạng người bệnh H. đã dần ổn định sau ba ngày điều trị và có thể ra viện trong vài ngày tới.

BS. Đinh Văn Trung – Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc cho biết: “Cả hai trường hợp đều là những người bệnh rất trẻ, bị đuối nước và có tổn thương phổi rất nặng, nhập viện trong tình trạng nguy kịch, trên phim chụp cắt lớp vi tính có tổn thương lan tỏa cả hai bên, tiên lượng rất nặng. Dưới sự điều trị tích cực bằng các biện pháp tốt nhất của các bác sĩ, cả hai người bệnh đã được cứu sống thành công”.

Đuối nước hiện là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới t.ử v.ong ở trẻ trên 1 t.uổi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 9 trẻ c.hết vì đuối nước, trong đó trẻ nhỏ thường gặp tai nạn ngay ở nhà hay gần nhà.

nang nong chua den da co nhieu nguoi nhap vien vi dieu nay 147 5685729

Điều trị cho bệnh nhân đuối nước.

Đừng nghĩ người không biết bơi mới đuối nước

Theo các bác sĩ, đuối nước là một tình trạng rất thường gặp, nhất là vào mùa hè, xảy ra trong khi tham gia các hoạt động dưới nước. Đuối nước có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, kể cả những người bơi thành thạo cũng có thể bị đuối nước.

Nếu không được cấp cứu kịp thời, xử lý đúng cách có thể để lại các tổn thương nặng nề lên tim, phổi, thần kinh, thậm chí gây ngừng tim, ngừng thở và t.ử v.ong.

BS. Trung khuyến cáo, khi gặp nạn nhân bị đuối nước phải nhanh chóng đưa người bệnh lên bờ. Cần bình tĩnh đ.ánh giá tình trạng của người bệnh. Nếu người bệnh bất tỉnh, có ngừng tim, ngừng thở, cần áp dụng ngay các biện pháp cấp cứu ngừng tuần hoàn, kiên trì đến khi người bệnh có nhịp tim trở lại thì nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Trên đường đi vẫn phải cấp cứu cho người bệnh để đảm bảo hô hấp và tuần hoàn. Trong trường hợp người bệnh khi được đưa lên bờ vẫn tỉnh táo, tự thở được, cần lau khô, ủ ấm, đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

BS. Phạm Ngọc Toàn – Khoa Cấp cứu, BV Nhi Trung ương cũng lưu ý, sai lầm gặp phổ biến nhất, đó là khi vớt được người đuối lên, người dân cấp cứu bằng cách vác bệnh nhân lên vai rồi chạy, hay dốc ngược lên với hi vọng nước ọc ra.

Tuy nhiên, vấn đề chính lúc này là do bệnh nhân bị chìm lâu trong nước, nước vào đường thở, thiếu oxy, gây suy hô hấp, ngừng thở, ngừng tim nên cấp cứu ngừng thở, ngừng tim là vô cùng quan trọng, quyết định sự sống của nạn nhân. Quan trọng nhất lúc này là cấp cứu cơ bản gồm hà hơi, thổi ngạt, ép tim để cấp oxy cho não. Vác lên chạy, hay dốc ngược bệnh nhân để ọc nước ra làm mất thời gian vàng cứu sống bệnh nhân.

Hãy nhớ nguyên tắc, thấy một người đuối nước, không được phép biến mình trở thành nạn nhân thứ 2. Thấy người đuối nước mà không biết bơi, hãy gọi hỗ trợ thay vì nhảy xuống cứu bệnh nhân vì khi đó, hậu quả tăng gấp đôi.

Khi vớt được bệnh nhân hãy đ.ánh giá bệnh nhân, gọi hỏi xem có đáp ứng không. Nếu đáp ứng, trả lời tốt đưa về tư thế hồi phục, nằm nghiêng sang một bên. Khi gọi hỏi không đáp ứng, ngay lập tức hô lớn, gọi người hỗ trợ rồi nhanh chóng mở thông đường thở.

nang nong chua den da co nhieu nguoi nhap vien vi dieu nay 30b 5685729

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *