Nghiên cứu mới đã phát hiện nam giới nếu gặp điều này sẽ dễ bị lên cơn đau tim hơn.
Nam giới gặp phải tình trạng kiệt sức nghiêm trọng có nhiều nguy cơ bị đau tim hơn – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mọi người luôn cần phải quan tâm đến sức khỏe tim mạch, đặc biệt là bệnh tim vì đây là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu trên toàn cầu.
Thật không may, với nhiều loại vấn đề về tim mà bạn có thể gặp phải, thật khó để nhận biết tất cả các triệu chứng tiềm ẩn.
Mặc dù có những dấu hiệu lớn như khó chịu ở ngực, đau và tức ngực, nhưng bạn cũng cần phải để ý những dấu hiệu ít rõ ràng hơn.
Theo nghiên cứu mới, nếu bạn cảm thấy 3 điều này, tim của bạn có thể gặp nguy hiểm, theo Best Life.
Kiệt sức nghiêm trọng
Nam giới gặp phải tình trạng kiệt sức nghiêm trọng có nhiều nguy cơ bị đau tim hơn.
Các nhà nghiên cứu Nga đã tìm cách xem xét mối liên quan giữa tình trạng kiệt sức nghiêm trọng và nguy cơ đau tim ở nam giới – không có t.iền sử bệnh tim mạch, và phát hiện của họ được trình bày tại hội nghị khoa học trực tuyến của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC) ngày 13.3 vừa qua.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hơn 650 người đàn ông trong độ t.uổi từ 25 đến 64, và kết quả đã phát hiện ra rằng, những người đàn ông gặp phải tình trạng kiệt sức nghiêm trọng có nhiều nguy cơ bị đau tim hơn, theo Best Life.
Cụ thể, so với nam giới không bị kiệt sức, nam giới có mức độ kiệt sức nghiêm trọng ở mức độ vừa hoặc cao có nguy cơ bị đau tim cao hơn:
2,7 lần trong vòng 5 năm
2,25 lần trong vòng 10 năm
2,1 lần trong vòng 14 năm.
Như tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Dmitriy Panov, một nhà nghiên cứu tại Viện Tế bào học và Di truyền học ở Novosibirsk (Nga), đã giải thích trong một tuyên bố, kiệt sức nghiêm trọng là sự kết hợp của 3 triệu chứng sau:
Mệt mỏi quá mức
Cảm giác mất tinh thần
Tính tình cáu kỉnh.
1. Mệt mỏi quá mức
Theo Mayo Clinic, hầu hết mọi người đều cảm thấy mệt mỏi tạm thời, nhưng mệt mỏi quá mức thì kéo dài và không thuyên giảm ngay cả khi nghỉ ngơi, vì đó là “trạng thái mệt mỏi gần như liên tục phát triển theo thời gian và làm giảm năng lượng, động lực và sự tập trung”.
2. Cảm giác mất tinh thần
Mất tinh thần là “trạng thái tâm lý được đặc trưng bởi sự bất lực, tuyệt vọng, cảm giác thất bại và không có khả năng đối phó”, theo General Hospital Psychiatry.
3. Tính tình cáu kỉnh
Và Healthline định nghĩa cáu kỉnh là “cảm giác bị kích động” có khả năng khiến bạn dễ thất vọng hoặc khó chịu.
Người có tính tình cáu kỉnh dễ bị đau tim hơn – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Huyết áp cao có thể tương quan với tình trạng kiệt sức
Theo nghiên cứu, có một mối liên quan chặt chẽ giữa nam giới bị kiệt sức và bị huyết áp cao.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 74% nam giới bị huyết áp cao cũng bị kiệt sức.
Trong số những người bị kiệt sức này, có 58% bị kiệt sức nghiêm trọng ở mức độ cao và 16% bị kiệt sức nghiêm trọng ở mức độ vừa phải.
Huyết áp cao thường không gây ra các triệu chứng trừ khi nó nghiêm trọng, nhưng những triệu chứng này có thể bao gồm đau đầu dữ dội, ra m.áu cam, mệt mỏi, lú lẫn, các vấn đề về thị lực, đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều, tiểu ra m.áu và mạch đ.ập mạnh ở cổ, hoặc tai, theo WebMD.
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, nên đi khám ngay lập tức và cũng nên kiểm tra huyết áp thường xuyên.
Nam giới sống độc thân dễ bị đau tim hơn
Các nhà nghiên cứu cho biết nguy cơ đau tim liên quan đến tình trạng kiệt sức nghiêm trọng ở những người đàn ông chưa từng kết hôn, đã ly hôn hoặc góa vợ là cao hơn
Theo tiến sĩ Panov, ảnh hưởng của tình trạng hôn nhân đối với tình trạng kiệt sức và đau tim có thể liên quan đến điều kiện sống độc thân.
Ông giải thích, sống một mình có thể sẽ nhận được ít sự hỗ trợ xã hội hơn. Những nỗ lực để cải thiện sức khỏe và giảm căng thẳng ở nhà và tại nơi làm việc có thể giúp giảm thiểu tình trạng kiệt sức nghiêm trọng.
Tham gia vào các nhóm cộng đồng là cách để tăng cường hỗ trợ xã hội và ít bị tổn thương hơn khi bị căng thẳng.
Cùng với lối sống lành mạnh, những biện pháp này sẽ có lợi cho sức khỏe tim mạch, theo Best Life.
Thủ phạm khiến người phụ nữ bị tăng nhịp tim kịch phát
Nữ bệnh nhân có t.iền sử bị rối loạn nhịp tim 2 năm trước và đã được điều trị. Tuy nhiên, gần đây, bà không sử dụng thuốc đều đặn, bỏ qua dấu hiệu bất thường của cơ thể.
Thông tin do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng cung cấp. Các bác sĩ tại khoa Cấp cứu vừa tiếp nhận bệnh nhân T.T.T., 57 t.uổi, trú tại thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, nhập viện trong tình trạng khó thở, hồi hộp, đau ngực, tim đ.ập nhanh, mệt mỏi.
Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bà T. bị rối loạn nhịp tim, cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất. Nhờ xử trí kịp thời, bệnh nhân đã tạm ổn định và chuyển tuyến để tiếp tục điều trị.
Theo người nhà, bà T. có t.iền sử rối loạn nhịp tim, nhịp nhanh kịch phát cách đây 2 năm và đã được điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, thời gian gần đây, bệnh nhân không sử dụng thuốc đều, không kiểm tra khi có biểu hiện hồi hộp, đ.ánh trống ngực.
Sức khỏe của bà T. đã tạm ổn định nên các bác sĩ chuyển tuyến cho bệnh nhân tiếp tục điều trị. Ảnh: BVCC.
Các bác sĩ cho hay rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đ.ập quá chậm hoặc quá nhanh, không đều, buồng tim co bóp không đồng bộ. Đây là bệnh lý nguy hiểm gây ra các dấu hiệu mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu, ngừng tim khiến người bệnh t.ử v.ong. Do vậy, chúng ta cần có các biện pháp phòng tránh, trang bị kiến thức nhận biết cũng như xử trí kịp thời để giảm thiểu nguy cơ.
Những dấu hiệu rối loạn nhịp tim trong nhiều trường hợp khó nhận biết sớm để điều trị. Nó ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đời sống sinh hoạt, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh dù không có triệu chứng báo hiệu cụ thể.
Biểu hiện phổ biến nhất ở người bị rối loạn nhịp tim là tim đ.ập nhanh hơn bình thường, hoặc đ.ập quá chậm. Nặng hơn, người bệnh cảm thấy khó thở hoặc thở khò khè, yếu, chóng mặt, hoa mắt, ngất hoặc gần ngất, đau ngực, khó chịu.
Do đó, nếu nghi ngờ bị rối loạn nhịp tim, cảm giác nhịp tim nhanh, hồi hộp đ.ánh trống ngực, người dân nên tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Chúng ta cũng cần duy trì thói quen, sinh hoạt điều độ, kiêng rượu bia, t.huốc l.á, tập thể dục thường xuyên.
Những người có t.iền sử bệnh tim mạch cần được kiểm tra định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Khi có dấu hiệu bất thường, bạn nên đi khám ngay và không tự ý điều trị tại nhà vì có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ, thậm chí t.ử v.ong.