Ngăn chặn dịch tay chân miệng bùng phát

Hiện nay, thời tiết đang chuyển sang mùa hè với khí hậu nóng ẩm thât thương, là thời điểm thuận lợi để bệnh tay chân miệng ở t.rẻ e.m phát triển, ảnh hưởng tới sức khỏe con trẻ.

So với cùng kỳ năm 2020, năm nay số ca mắc tay chân miệng trên cả nước tăng 1,9 lần. Để ngăn chặn bệnh bùng phát, ngành y tế tại các địa phương cần nâng cao các biện pháp phòng dịch.

Tăng số ca mắc tay chân miệng

Ông Khổng Minh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, bệnh tay chân miệng là dịch bệnh lưu hành thường xuyên, hằng năm trên địa bàn Hà Nội vẫn ghi nhận từ 1.000 – 3.000 trường hợp mắc. Trong tuần qua trên địa bàn thành phố đã ghi nhận thêm 32 trường hợp mắc tay chân miệng, cộng dồn từ đầu năm đến nay toàn thành phố đã ghi nhận 114 ca (so với cùng kỳ năm ngoái là 20 ca), số ca mắc tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Ông Tuấn cho biêt, hiện ghi nhận số ca mắc tay chân miệng tại Hà Nội ở mức độ rải rác. Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, Hà Nội đã chỉ đạo các địa phương, các phòng giáo dục và đào tạo phối hợp với trung tâm y tế các địa phương triển khai các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng trong trường học.

Những ngày gần đây tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghi nhận nhiều bệnh nhi đến khám và nhập viện do mắc bệnh tay chân miệng; trung bình khoảng 5 – 6 bệnh nhi/ngày; phần lớn các ca bệnh có biểu hiện nhẹ, chưa có trường hợp nặng.

Biểu hiện các ca bệnh như: sốt nhẹ, nổi ban ở lòng bàn tay, bàn chân; các bác sĩ đã hướng dẫn về điều trị, chăm sóc tại nhà. Nhưng với những bệnh nhi có biểu hiện sốt cao, mạch nhanh, đã được chỉ định nhập viện theo dõi chăm sóc, phòng các biến chứng nặng.

TS.BS. Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: Tuy chưa ghi nhận nhiều ca biến chứng nặng do mắc bệnh tay chân miệng, nhưng số ca mắc năm nay có dấu hiệu tăng so với 2 năm trước. Cụ thể, nếu cùng kỳ năm 2019, trung tâm tiếp nhận khoảng 70 ca bệnh, năm 2020, con số này là 19 – 20 ca; thì đầu năm 2021 đã ghi nhận hơn 120 ca. Đây là con số cần theo dõi, cảnh giác để tránh nguy cơ bùng phát dịch.

Tại khu vực phía Nam, bệnh tay chân miệng đang bùng phát dịch mạnh. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2021, số ca bệnh tay chân miệng đã tăng gần gấp đôi so với trung bình cùng kỳ từ năm 2017-2020.

Đáng lưu ý, số ca bệnh tay chân miệng nặng (độ 2B trở lên) đang có khuynh hướng gia tăng. Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh có nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng với xu hướng gia tăng các ca bệnh có biến chứng nặng giống như đợt dịch tay chân miệng vào năm 2011.

Số trẻ mắc tay chân miệng trên 3 t.uổi nhiều hơn trước (thường bệnh tay chân miệng chủ yếu trẻ dưới 3 t.uổi bị nặng). Nguyên nhân có thể vì năm ngoái, các biện pháp phòng chống COVID-19, cách ly xã hội, trẻ không đi học nên dịch bệnh tay chân miệng gần như mất luôn, vì vậy số trẻ không có miễn dịch trong cộng đồng sẽ nhiều hơn.

ngan chan dich tay chan mieng bung phat 580 5737842

Cán bộ y tế chăm sóc bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng.

Chích vỡ mụn, không tắm, không vệ sinh bằng nước sẽ khiến bệnh nặng hơn

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, bệnh tay chân miệng là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra. Giống virus gây bệnh tay chân miệng phổ biến nhất là Coxackievirus (nhóm A16) và Enterovirus type 71 (EV71). Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Đây là bệnh thường gặp ở t.rẻ e.m dưới 3 t.uổi, hiếm gặp hơn ở nhóm trẻ dưới 6 tháng và trên 5 t.uổi.

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan do tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh. Giai đoạn lây lan mạnh nhất là tuần đầu tiên bị bệnh. Thời kỳ ủ bệnh thường từ 3-7 ngày. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi…

Hầu hết trẻ mắc tay chân miệng thời gian gần đây đều dưới 5 t.uổi. Thông thường diễn biến bệnh trong vòng 5-7 ngày, nhưng với những trường hợp nặng thì ngay ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2 đã có biểu hiện rõ rệt. Mặc dù tỷ lệ trẻ bị tổn thương não do tay chân miệng không quá cao nhưng nếu trẻ bị biến chứng nặng có thể gây tổn thương thân não, để lại di chứng nặng như: Viêm não, tim mạch, phù phổi cấp… Ở thể tối cấp, bệnh có thể gây ra tình trạng nặng cho bệnh nhi và t.ử v.ong nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Khi trẻ bị tay chân miệng, nhiều phụ huynh luôn cho rằng cần phải kiêng gió, kiêng tắm cho trẻ. Tuy nhiên, đây là việc làm không có căn cứ khoa học, khiến bệnh của trẻ thêm trầm trọng.

Theo các chuyên gia y tế: Việc kiêng tắm, kiêng gió và châm chích cho mụn vỡ ra mà một số phụ huynh làm là những nguyên nhân khiến cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn, gây bội nhiễm vi khuẩn, rất nguy hiểm. Do đó, cha mẹ không được chích vỡ mụn và nên tắm rửa nhẹ nhàng, sạch sẽ cho con bằng xà phòng ở nơi kín gió đề phòng trẻ bị cảm lạnh.

Do bệnh tay chân miệng chưa có vắc-xin và thuốc đặc trị nên phụ huynh cần chú ý phòng bệnh cho trẻ. Cần hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết; sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng; giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn; cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch; cho trẻ nghỉ học đến khi khỏi bệnh.

Không để bùng phát dịch khi bệnh tay chân miệng ‘vào mùa’

Bệnh tay chân miệng ở trẻ đang có dấu hiệu bùng phát tại nhiều địa phương trên cả nước, số ca mắc bệnh phải nhập viện ngày càng cao. Tại Hà Nội, số ca mắc bệnh tay chân miệng cũng đang có dấu hiệu gia tăng.

khong de bung phat dich khi benh tay chan mieng vao mua 510 5722586

Thực hiện vệ sinh phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ trong trường học. Ảnh: TTXVN

Tăng số ca mắc

Trong những ngày gần đây, tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghi nhận nhiều bệnh nhi đến khám và nhập viện do mắc bệnh tay chân miệng; trung bình khoảng 5 – 6 bệnh nhi/ngày; phần lớn các ca bệnh có biểu hiện nhẹ, chưa có trường hợp nặng.

Biểu hiện các ca bệnh như: Sốt nhẹ, nổi ban ở lòng bàn tay, bàn chân; các bác sĩ đã hướng dẫn về điều trị, chăm sóc tại nhà. Nhưng với những bệnh nhi có biểu hiện bệnh như: Sốt cao, mạch nhanh đã được chỉ định nhập viện theo dõi chăm sóc, phòng các biến chứng nặng.

TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: Tuy chưa ghi nhận nhiều ca biến chứng nặng do mắc bệnh tay chân miệng, nhưng số ca mắc bệnh này năm nay có dấu hiệu tăng đột biến so với hai năm trước. Cụ thể, nếu cùng kỳ năm 2019, Trung tâm tiếp nhận khoảng 70 ca bệnh, năm 2020, con số này là 19 – 20 ca; thì đầu năm 2021 Trung tâm đã ghi nhận hơn 120 ca. Đây là con số cần theo dõi, cảnh giác để tránh nguy cơ bùng phát dịch.

Hầu hết trẻ mắc tay chân miệng thời gian gần đây đều dưới 5 t.uổi. Thông thường diễn biến bệnh tay chân miệng trong vòng 5-7 ngày, nhưng với những trường hợp nặng thì ngay ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2 đã có biểu hiện rõ rệt. Mặc dù tỷ lệ trẻ bị tổn thương não do tay chân miệng không quá cao nhưng nếu trẻ bị biến chứng nặng có thể gây ra tổn thương thân não, để lại di chứng nặng như: Viêm não, tim mạch, phù phổi cấp… Ở thể tối cấp, bệnh có thể gây ra tình trạng nặng cho bệnh nhi và t.ử v.ong nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội, trong tuần qua trên địa bàn thành phố đã ghi nhận thêm 32 trường hợp mắc tay chân miệng, cộng dồn từ đầu năm đến nay toàn thành phố đã ghi nhận 114 ca (so với cùng kỳ năm ngoái là 20 ca), số ca mắc tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Khổng Minh Tuấn, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội đ.ánh giá: “Hiện số ca mắc tay chân miệng tại Hà Nội mới được ghi nhận rải rác, tuy nhiên trước tình hình nhiều tỉnh khu vực phía Nam đang bùng phát dịch mạnh, Hà Nội cũng tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống ngay từ đầu mùa dịch, không để dịch lây lan mạnh. Nhất là trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa hè nóng, ẩm là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển, lây lan”.

Nâng cao cảnh giác phòng bệnh

Theo Sở Y tế Hà Nội, bệnh tay chân miệng là dịch bệnh lưu hành thường xuyên, hằng năm trên địa bàn vẫn ghi nhận từ 1.000 – 3.000 trường hợp mắc. Hiện bệnh đã bắt đầu “vào mùa”, số ca mắc có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, Hà Nội đã chỉ đạo các địa phương, các Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung tâm Y tế các địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng trong trường học.

Cụ thể, Thành phố Hà N.ội yêu cầu các địa bàn tăng cường tuyên truyền về các biện pháp phòng bệnh cho giáo viên, học sinh, khuyến cáo phụ huynh khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh phải thông báo cho nhà trường và cơ sở y tế để có biện pháp cách ly điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, nhà trường phải có các biện pháp xử lý môi trường để phòng, chống bệnh tay chân miệng như: Vệ sinh lớp học (sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập…) bằng xà phòng hoặc chất diệt khuẩn cloramin B theo quy định.

Đồng thời, các địa bàn phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các trường mầm non, tiểu học, các nhóm trẻ, nhà trẻ, gia đình… nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng theo hướng dẫn của ngành y tế.

Để phòng bệnh, mỗi người dân cũng cần thực hiện tốt các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện hàng ngày như: Vệ sinh môi trường sống, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch, vệ sinh đồ chơi cho trẻ nhỏ…

TS.BS Nguyễn Văn Lâm cũng khuyến cáo: Bệnh tay chân miệng là bệnh lây qua tiêu hóa, tiếp xúc, giọt b.ắn và lây từ người sang người. Vì vậy điều kiện khí hậu, môi trường tập trung đông người, thói quen vệ sinh là yếu tố làm cho lây bệnh. Để phòng bệnh tay chân miệng, mỗi người cần phải bảo đảm giữ khoảng cách, giữ thói quen vệ sinh tay, đồ chơi của trẻ phải giữ sạch để tránh tình trạng lây chéo.

Theo đó, tại mỗi gia đình, cha mẹ cần cho trẻ ăn chín, uống sôi, sử dụng thực phẩm dễ tiêu, bảo đảm dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Với những trẻ mắc bệnh theo dõi tại nhà, hằng ngày cha mẹ cần vệ sinh thân thể cho trẻ, khi tắm tránh gió lùa. Với những nốt trong họng phải cho trẻ súc miệng và bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ cũng cần cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều, cách sáu giờ mới dùng thuốc lại một lần để tránh gây ngộ độc cho trẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *