Trẻ sinh non thường gặp nhiều bệnh lý như vàng da, suy hô hấp, n.hiễm t.rùng, bệnh võng mạc do các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện.
Sinh non là tình trạng trẻ chào đời quá sớm, trước 37 tuần của thai kỳ. Chúng có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và phải nằm viện lâu hơn những đ.ứa t.rẻ sinh đủ tháng. Tùy thuộc vào thời điểm trẻ sinh ra, các chuyên gia chia thành nhiều giai đoạn:
– Sinh non muộn: sinh ra từ 34 đến 36 tuần của thai kỳ.
– Sinh non vừa: sinh từ 32 đến 34 tuần của thai kỳ.
– Rất non tháng: Sinh ra khi thai chưa được 32 tuần.
– Cực kỳ non tháng: sinh trước 25 tuần của thai kỳ.
Theo Mayo Clinic, trẻ sinh ra càng sớm càng dễ gặp biến chứng sức khỏe. Nhiều bé phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU).
Bài Viết Liên Quan
- Con trai bị thận yếu sẽ khiến 3 bộ phận trên cơ thể đổ mồ hôi “như mưa”
- Chạy ngoài đường hít phải nhiều khói xe ảnh hưởng sức khỏe thế nào?
- Dinh dưỡng hợp lý là nền tảng của sức khỏe
Trẻ sinh non thường phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt vì cơ thể còn yếu. Ảnh: Healthline.
Em bé sinh non có thể có các triệu chứng rất nhẹ nhưng cũng có thể gặp biến chứng rõ ràng hơn.
Một số dấu hiệu của ở trẻ sinh non bao gồm kích thước nhỏ với đầu lớn không cân xứng, lông mịn bao phủ phần lớn cơ thể. Trẻ sinh non cũng có thân nhiệt thấp do cơ thể thiếu chất béo dự trữ. Sau khi sinh ra, trẻ bị thở khó, suy hô hấp, thiếu phản xạ bú, nuốt.
Những vấn đề sức khỏe ở trẻ sinh non
Dù không phải tất cả trẻ sinh non đều gặp biến chứng, sinh quá sớm có thể gây ra vấn đề sức khỏe ngắn hoặc dài hạn. Một số vấn đề liên quan sinh non có thể kéo dài suốt đời. Các vấn đề khác như khuyết tật trí tuệ hoặc kém phát triển có thể xuất hiện khi con bạn lớn lên và trong thời thơ ấu.
Thiếu m.áu
Tình trạng này xảy ra do em bé không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đến phần còn lại của cơ thể. Thiếu m.áu có thể khiến lượng oxy và glucose (đường) trong m.áu của trẻ thấp, dẫn đến các cơ quan khó hoạt động bình thường.
Trẻ sinh non nằm trong NICU có thể bị thiếu m.áu vì chúng phải xét nghiệm m.áu thường xuyên để kiểm tra sức khỏe. Chúng không thể tạo ra các tế bào m.áu mới đủ nhanh để thay thế những tế bào bị mất trong quá trình xét nghiệm m.áu. Điều này có thể dẫn đến thiếu m.áu.
Suy hô hấp
Một trong những cơ quan chưa trưởng thành nhất của trẻ sinh non là phổi. Nếu sau khi sinh, trẻ có biểu hiện khó thở do phổi còn non nớt, các bé sẽ phải hỗ trợ hô hấp trong vài ngày đầu.
Phổi chưa trưởng thành có nhiều nguy cơ bị các biến chứng như rò rỉ khí (khí phế thũng hoặc tràn khí màng phổi), n.hiễm t.rùng (viêm phổi), hoặc loạn sản phế quản phổi hoặc bệnh phổi mạn tính.
N.hiễm t.rùng
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sinh non, đặc biệt với những em bé còn rất nhỏ, là n.hiễm t.rùng màng bao quanh thai nhi, hoặc viêm màng đệm. N.hiễm t.rùng này có thể truyền sang chính thai nhi.
Ngoài ra, do cơ chế bảo vệ chưa trưởng thành, nhiều trẻ được sinh ra trước khi truyền các globulin miễn dịch của mẹ qua nhau thai, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ, trẻ sinh non có nguy cơ n.hiễm t.rùng cao hơn. Các vấn đề thường gặp bao gồm n.hiễm t.rùng huyết (toàn thân), viêm phổi, viêm màng não…
Trẻ sinh non thường bị suy hô hấp, n.hiễm t.rùng, viêm phổi. Ảnh: Mother&baby.
Vàng da
Chứng bệnh này xảy ra do nhiều lý do làm tăng bilirubin. Bilirubin là chất chống oxy hóa có lợi cho con người, nhưng nếu hàm lượng vượt quá con số nhất định, nó có thể gây hại hệ thần kinh trung ương. Các nguyên nhân bao gồm gan chưa trưởng thành, dung tích hồng cầu ban đầu cao, không tương thích nhóm m.áu giữa mẹ và trẻ sơ sinh…
Xuất huyết não hoặc tổn thương chất trắng (bạch cầu)
Đây là biến chứng đáng sợ nhất ở trẻ sinh non. Xuất huyết não là hiện tượng c.hảy m.áu trong không gian chứa đầy chất lỏng (tâm thất) trong não. Nó thường xảy ra hơn ở những trẻ sinh cực kỳ non tháng (dưới 25 tuần) và có bệnh lý nghiêm trọng.
Viêm ruột nặng (viêm ruột hoại tử)
Đây cũng là biến chứng nghiêm trọng ở trẻ sinh non. Nó là kết quả của việc không có đủ m.áu đến một khu vực khá rộng của ruột do tổn thương ở niêm mạc ruột có thể khá lớn, hoặc thậm chí trở thành lỗ thủng.
Bệnh võng mạc do sinh non (ROP)
Đây là bệnh về mắt xảy ra khi võng mạc của trẻ không phát triển đầy đủ trong những tuần sau khi sinh. Võng mạc là mô thần kinh nằm phía sau của mắt. ROP thường ảnh hưởng cả hai mắt. Hầu hết trẻ sơ sinh bị ROP là nhẹ và không cần điều trị. Nhưng khi bị ROP nặng, trẻ sơ sinh dễ mắc các vấn đề về thị lực hoặc thậm chí mù lòa.
Phụ nữ có t.iền sử sinh non, mang đa thai dễ có nguy cơ chuyển dạ sớm. Ảnh: Todaysparent.
Các yếu tố rủi ro và dấu hiệu chuyển dạ sớm
Thông thường, nguyên nhân cụ thể gây sinh non không rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều yếu tố có thể khiến bà bầu chuyển dạ sớm như có t.iền sử sinh non, sẩy thai hoặc phá thai nhiều lần, đa thai, khoảng cách giữa những lần mang thai dưới 6 tháng. Những người thụ tinh trong ống nghiệm, có vấn đề với tử cung, cổ tử cung hoặc nhau thai cũng dễ bị sinh non.
Lối sống không lành mạnh như hút t.huốc l.á hoặc sử dụng m.a t.úy bất hợp pháp cũng gây sinh non. Mẹ bầu bị thiếu cân hoặc thừa cân trước khi mang thai, bị huyết áp cao, tiểu đường dễ gặp biến chứng này.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), chuyển dạ sớm thường bắt đầu bất ngờ và không rõ nguyên nhân. Nó giống chuyển dạ thường, bao gồm các cơn co thắt sau 10 phút hoặc thường xuyên hơn; thay đổi dịch tiết â.m đ.ạo (dịch hoặc m.áu rỉ ra từ â.m đ.ạo); áp lực vùng chậu; đau lưng nhẹ, âm ỉ; đau quặn bụng có thể kèm theo tiêu chảy.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng trên, hãy gọi cấp cứu hoặc tới bệnh viện ngay lập tức.
Đề phòng giảm thị lực cấp do xuất huyết dịch kính
Xuất huyết dịch kính không hiếm gặp tại phòng khám mắt với tần suất gặp là 7/100.000 dân, thuộc nhóm nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực cấp và bán cấp.
Thực tế là tại các phòng khám những bệnh nhân than phiền về ruồi bay, mưa bồ hóng, nhìn thấy màu hồng rực hay thấy màn đen che phủ trước mắt khá nhiều. Trong đó xuất huyết dịch kính (XHDK) sẽ là một nguyên nhân chủ yếu. Trong khi phương pháp điều trị không có nhiều thì nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh vẫn còn nhiều bí ẩn.
Xuất huyết dịch kính có nguồn gốc từ mạch m.áu nhưng người ta chia ra 3 nhóm nguyên nhân chính: Xuất huyết do mạch m.áu bất thường; xuất huyết do sang chấn trên cơ địa mạch m.áu bình thường; xuất huyết từ tổn thương vùng lân cận.
Bất thường mạch m.áu có thể kể đến là: Quá trình tân mạch hóa sản sinh ra những mạch m.áu yếu kém như trong bệnh võng mạc đái tháo đường, thiếu m.áu võng mạc, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh võng mạc trẻ đẻ non. Thiếu m.áu mạn tính làm tăng yếu tố tăng sinh nội mô mạch m.áu và các yếu tố tăng sinh tân mạch khác, dạng nội mô mới có liên kết lỏng lẻo hay bục vỡ gây xuất huyết. Các yếu tố sinh xơ, dịch kính bệnh lý cũng gây co kéo vào các mạch m.áu vốn đã non yếu, gây XHDK.
Đứt vỡ các mạch m.áu vốn bình thường: Mạch m.áu bị vỡ bởi các co kéo vật lý đủ mạnh để phá vỡ cấu trúc bình thường của nó. Bong dịch kính sau, các co kéo của dịch kính lên thành mạch m.áu, nhất là trên những vùng có gắn kết chặt có thể gây xuất huyết. Ngoài mạch m.áu vỡ thì dịch kính cũng có thể bong theo hoặc không. Xuất huyết dịch kính đi kèm với bong dịch kính sau là t.iền triệu của rách võng mạc (chiếm 50-70% tổng số bong dịch kính sau). Chấn thương đụng dập nhãn cầu cũng là nguyên nhân gây XHDK ở nhóm người trẻ hơn 40 t.uổi. Một vài hội chứng hiếm gặp khác như hội chứng Terson do m.áu ở khoang dưới nhện lan vào khoang dịch kính, hội chứng Valsava do tăng áp lực đột ngột lên thành mạch võng mạc cũng có thể là nguyên nhân của XHDK.
Xuất huyết từ các khoang lân cận dịch kính: bệnh lý của các mô lân cận có thể gây XHDK. M.áu có thể đến từ các vi phình mạch, các khối u, tân mạch của hắc mạc… M.áu phá vỡ màng giới hạn trong và tràn vào khoang dịch kính.
Hình ảnh giải phẫu mắt.
Triệu chứng và biểu hiện
Các triệu chứng của XHDK rất đa dạng nhưng luôn là không đau đớn, thường chỉ ở một bên: cảm giác có vật trôi nổi, giảm thị lực. XHDK khi ở mức độ nhẹ thường được bệnh nhân mô tả như ruồi bay, như mạng nhện, cảm giác như sương mù, như có màng chắn hay nhìn có quầng đỏ… Nặng hơn sẽ là cảm giác mất thị lực trung tâm ngay khi mới ngủ dậy.
Bệnh nhân phải được khám mắt tổng thể: Soi đáy mắt trực tiếp và gián tiếp có ấn đè củng mạc, soi góc t.iền phòng tìm tân mạch, đo nhãn áp và siêu âm B toàn bộ bán phần sau. Đôi khi chính việc soi đáy mắt bên lành lại giúp ta tìm được nguyên nhân như trong bệnh võng mạc đái tháo đường chẳng hạn.
Các biến chứng
Diễn tiến của XHDK: M.áu trong dịch kính được làm sạch với tốc độ khoảng 1% ngày. M.áu ở ngoài khoang dịch kính được tiêu biến nhanh hơn. Ở người trẻ m.áu cũng tan nhanh hơn do cấu trúc dịch kính còn lỏng lẻo, cũng như vậy với mắt đã được cắt dịch kính hay đã ở giai đoạn hình thành cục m.áu. Quá trình tan m.áu còn phụ thuộc vào bệnh đã gây ra nó, trong đó bệnh võng mạc đái tháo thường và thoái hóa hoàng điểm người già (AMD) là khó khăn nhất.
Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm nhiễm sắt nhãn cầu. Sắt từ giáng hóa các sản phẩm của m.áu có thể gây ra một loạt biến chứng như nhiễm độc võng mạc, nhiễm sắt thể thủy tinh và giác mạc. Từ khi có các dược phẩm chứa chất vận chuyển ion sắt, biến chứng này cũng hiếm dần. Bệnh tăng sinh võng mạc – dịch kính sau xuất XHDK là chuyện không hiếm, thường xảy ra sau XHDK khoảng 1 năm.
Glôcôm tế bào ma: Các hồng cầu hình tròn, màu nâu, rắn chắc, chứa đầy sản phẩm giáng hóa hemoglobin có thể di tản ra t.iền phòng, lấp đầy vùng bè, gây glôcôm tế bào ma.
Xuất huyết dịch kính.
Điều trị thế nào?
Phẫu thuật cắt dịch kính nên được tiến hành ngay nếu đi kèm bong võng mạc.
Điều trị ngoại trú nếu không có bong võng mạc. Trước đó phải thăm dò siêu âm nếu không quan sát được võng mạc. Tư thế nằm cao đầu khi ngủ cũng có thể giúp m.áu lắng ở dưới, giúp bác sĩ quan sát được võng mạc phía trên. Vùng võng mạc bị rách hoặc bong sẽ được điều trị bằng lạnh đông, laser hoặc ấn độn. Các bệnh lý là nguyên nhân gây XHDK sẽ được điều trị bằng laser khu trú hoặc toàn bộ, laser Krypton hữu hiệu hơn laser Argon do khả năng xuyên hemoglobin của nó, tiêm các chất chống sinh tân mạch cũng có thể được lựa chọn.
Cắt dịch kính được chỉ định khi m.áu dịch kính không thể tiêu biến tự nhiên, có tân mạch mống mắt hay xuất hiện glôcôm tế bào ma. Thời điểm chỉ định cắt dịch kính phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây XHDK. Tiêm vào khoang dịch kính men hyaluronidase là một hướng điều trị mới.
Bệnh nhân cần được khám lại 2-3 tuần/1 lần để theo dõi diễn tiến của quá trình tiêu m.áu trong dịch kính, nguy cơ tái phát, kết quả điều trị rách và bong võng mạc nếu có. Phẫu thuật cắt dịch kính có thể phải chỉ định tiếp nếu có XHDK tái phát.
Lời khuyên của thầy thuốc
Những người có bệnh tiểu đường, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh bạch cầu, bệnh lý động mạch cảnh, cận thị số cao cần kiểm tra mắt định kỳ, thường xuyên để phát hiện sớm XHDK nếu có. XHDK cũng có thể xảy ra với các trường hợp có t.iền sử chấn thương, t.iền sử phẫu thuật mắt nên phải chú ý. Khi có các dấu hiệu bất thường ở mắt kể trên nên đi khám mắt ngay để được điều trị đề phòng biến chứng.