Trẻ mắc Tay chân miệng đã tăng gấp 2, 3 lần

Hiện nay số ca bệnh Tay chân miệng (TCM) tăng gấp 2, gấp 3 lần so với một tháng trước và cùng kỳ năm trước. Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM đang chuẩn bị nhân lực, nguồn lực tăng khả năng thu dung, điều trị tại bệnh viện và hỗ trợ các bệnh viện tuyến địa phương.

Tăng gấp 2, 3 lần so với cùng kỳ

Tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố đang điều trị cho một trẻ mắc TCM độ 4 với những biến chứng nghiêm trọng. Bệnh nhi khoảng 7 tháng t.uổi ngụ tại Cai Lậy ( T.iền Giang).

Trước đó bé được cha mẹ phát hiện có biểu hiện mệt, sốt nên được đưa đến bệnh viện tỉnh T.iền Giang, được điều trị 4 ngày tuy nhiên tình trạng không đỡ. Bé sốt cao hơn, ói, bụng chướng, có giật mình nên được chuyển viện. Ngày 10/4, bệnh nhi được chuyển từ bệnh viện tỉnh T.iền Giang đến Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố.

tre mac tay chan mieng da tang gap 2 3 lan 50b 5739696

Trẻ mắc TCM đang được theo dõi tại Khoa Nhiễm, BV Nhi đồng Thành Phố. Ảnh: H.T

Tại đây, các bác sĩ ghi nhận bệnh nhi đã có tình trạng yếu hai chi. Các bác sĩ khám, hội chẩn, phát hiện bé mắc TCM trong tình trạng bệnh đã có những biến chứng nặng về thần kinh, hô hấp. Trước đó, ngoài các biểu hiện sốt, mệt, bé chỉ nổi một nốt phát ban duy nhất ở lòng bàn chân, ở tuyến địa phương tình trạng TCM không được phát hiện. Ngay lập tức bệnh nhi được chuyển đến Khoa Hồi sức Tích cực, được sử dụng các thuốc đặc trị, phải thở máy, vận mạch, lọc m.áu để điều trị các biến chứng sốc, suy tuần hoàn.

Sau 9 ngày được điều trị ở Khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhi được chuyển vào khoa Nhiễm, tiếp tục được theo dõi các biến chứng của TCM: yếu chi, liệt chi, viêm màng não. Ngoài ca bệnh trên, tại Khioa Nhiễm đang điều trị cho 34 trường hợp trẻ bị TCM, trong đó 29 ca độ 2a, 3 ca độ 2b nhóm 1. Nhiều trường hợp chuyển độ rất nhanh nên những ca bệnh đang được theo dõi tích cực.

BS.CK2 Nguyễn Trần Nam – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết: Trong vòng 1 tháng nay số ca bệnh TCM tăng lên rất nhanh. Hiện tại số bệnh nhân đến khám và nhập viện vì TCM tăng hơn gấp 2 lần, thậm chí gấp 3 lần so với 1 tháng trước và so với các dịch bệnh khác. So sánh với số liệu bệnh TCM cùng thời điểm này cách đây khoảng 2 năm trước thì số ca bệnh cũng có xu hướng tăng lên.

tre mac tay chan mieng da tang gap 2 3 lan fb8 5739696

Số ca bệnh TCM nhập viện đã tăng 2, 3 lần so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Ảnh: H.T

Điều đáng lo ngại là số ca bệnh có biến chứng cần phải can thiệp tích cực nhiều hơn, trung bình mỗi tuần có 3-5 trường hợp phải điều trị tích cực. So với trước đây, dù lượng bệnh đông nhưng đa phần là không có biến chứng, chỉ cần theo dõi. Về số t.uổi, đa phần những trẻ dưới 3 t.uổi, tuy nhiên những trẻ lớn trên 5 t.uổi hoặc trẻ nhỏ dưới 1 t.uổi cũng được ghi nhận nhập viện và có biến chứng nặng, đáng lo ngại.

Số lượng bệnh nhân đến từ TP.HCM và các tỉnh tương đương nhau. Chủ yếu là các ca bệnh tại huyện Bình Chánh, Quận Tân Phú, Quận 6, Quận 11… và các tỉnh lân cận như: Long An, T.iền Giang, Bến Tre.

Chuẩn bị cho trường hợp số ca bệnh tăng cao

BS.CK2 Nguyễn Trần Nam cho hay, với tình hình số ca bệnh TCM tăng cao và có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, song song với các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19, tại bệnh viện đã và đang chuẩn bị các phương án cho trường hợp số ca bệnh TCM tăng cao.

Cụ thể, Bệnh viện đang chuẩn bị sẵn sàng các vấn đề nhân lực, nguồn lực để thực hiện công tác sàng lọc phân luồng, đáp ứng được nhu cầu điều trị. Về phân luồng bệnh, bệnh viện đang thực hiện giải pháp sàng lọc lại ngay từ khu phòng khám để đ.ánh giá tất cả những trẻ có nguy cơ TCM phải nhập viện.

tre mac tay chan mieng da tang gap 2 3 lan 169 5739696

Phụ huynh nhận biết các dấu hiệu chuyển độ TCM ở trẻ và báo cho bác sĩ điều trị. Ảnh: H.T

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế tất cả những trường hợp TCM độ 2a là những trường hợp có biểu hiện nghi ngờ có biến chứng cần phải nhập viện theo dõi và điều trị, tuy nhiên nếu nhập viện với số lượng đông sẽ gây ra tình trạng quá tải như những mùa TCM trước đây. Do đó khi khám bệnh các bác sĩ phải phân luồng rõ hơn. Những trẻ được chẩn đoán mắc TCM ở phòng khám được dặn dò theo dõi sát các dấu hiện biến chứng và cần phải nhập viện ngay.

Những trường hợp trẻ nhập viện cũng được phân loại những trẻ có nguy cơ chuyển độ và không có nguy cơ. Những trẻ có nguy cơ được theo dõi chặt chẽ hơn, khi có bất cứ biểu hiện biến chứng sẽ đưa vào điều trị tích cực càng sớm càng tốt, giảm nguy cơ biến chứng cũng như giảm thời gian điều trị nằm viện. Trường hợp không có nguy cơ cũng được dặn dò kỹ lưỡng về chăm sóc, theo dõi tình trạng của trẻ.

“Bên cạnh đó chúng tôi cũng hỗ trợ các bệnh viện tuyến quận, huyện, các bệnh viện tuyến tỉnh trong vấn đề thu dung và điều trị TCM. Chúng tôi đang chuẩn bị tập huấn cho các bệnh viện đó, hỗ trợ về chuyên môn khi họ có yêu cầu để họ tiếp tục thu dung và điều trị TCM không có những biến chứng. Trường hợp có biến chứng chúng tôi sẽ hỗ trợ về mặt chuyên môn càng sớm càng tốt. Nếu được, có thể hỗ trợ điều trị tại chỗ hoặc chuyển về bệnh viện để điều trị tích cực hơn.

tre mac tay chan mieng da tang gap 2 3 lan ce7 5739696

Trẻ mắc TCM được phân luồng trước khi nhập viện điều trị. Ảnh: H.T

Hiện nay với công nghệ 4.0 giúp bác sĩ đã có thể hội chẩn trực tuyến qua online, đưa ra phương pháp cứu sống kịp thời những ca bệnh khó. Những trường hợp bệnh viện tuyến dưới cần hội chẩn gấp, chúng tôi đã và đang hỗ trợ tích cực hơn so với việc chỉ dựa vào điện thoại hoặc giấy tờ. TCM là bệnh có biến chứng nhanh, khi được hội chẩn tích cực sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị tại các bệnh viện”- BS.CK2 Nguyễn Trần Nam nhấn mạnh.

BS.CK2 Nguyễn Trần Nam cũng khuyến cáo thêm: Theo chu kỳ 4-5 năm sẽ có đợt TCM bùng phát nhiều hơn do liên quan đến vấn đề miễn dịch cộng đồng. Đa phần xảy ra ở lứa t.uổi 1-3 t.uổi.

Theo dự đoán của các nhà dịch tễ, năm nay (2021) là năm tiến gần đến một chu kỳ bệnh TCM bùng phát nhiều hơn. Bên cạnh đó, các yếu tố thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm cũng có sự thay đổi vì vậy số lượng bệnh TCM xuất hiện nhiều.

Ngoài việc các cơ sở y tế sẵn sàng các biện pháp phân luồng, thu dung điều trị thì cần đến sự chủ động phòng ngừa từ cộng đồng. Theo đó, phụ huynh nên giữ gìn vệ sinh tốt cho con em. Nhận biết sớm các dấu hiệu để đưa trẻ đi khám, được bác sĩ hướng dẫn kỹ lưỡng. Trong gia đình có nhiều trẻ nên cách ly trẻ mắc bệnh để không lây lan cho trẻ lành. Không cho trẻ đến trường khi chưa điều trị khỏi bệnh. Trong quá trình điều trị cho trẻ, phụ huynh cũng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho bản thân.

Bệnh tay chân miệng có khả năng tái phát không?

Có nhiều bậc cha mẹ chủ quan khi cho rằng trẻ đã từng bị bệnh tay chân miệng sẽ không mắc lại lần 2, tuy nhiên trên thực tế căn bệnh này hoàn toàn có thể quay trở lại trên cơ thể trẻ nhiều lần và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Giải thích về vấn đề bệnh tay chân miệng có thể khiến cho trẻ mắc lại nhiều lần. Theo BS CKII Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP HCM cho biết; Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virút đường ruột gây ra. Và điều quan trọng cho đến hiện tại vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa bệnh tay chân miệng, vì thế khả năng tạo kháng thể chống lại siêu vi gây bệnh tay chân miệng là rất thấp.

Bên cạnh đó, siêu vi đường ruột là một loại siêu vi có rất là nhiều chủng, nhiều họ và có thể lây lan cho nhau. Chính vì thế, những trẻ đã từng bị mắc tay chân miệng thì vẫn có thể mắc lại căn bệnh này nhưng của những chủng khác. “Trong tất cả các chủng gây bệnh tay chân miệng cho người gồm có các chủng là: chủng A, chủng B, chủng C và trong các chủng đó thì nhóm Enterovirus 71 thuộc chủng A là có thể gây biến chứng”. BS Tiến cho biết thêm.

Bệnh dễ lây và nguy hiểm thế nào?

Các chuyên gia cho rằng, không phải ai nhiễm bệnh tay chân miệng đều có biểu hiện của bệnh. Thông thường biểu hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 – 38,5 độ C), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày.

Sau đó sẽ xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2 – 3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ.

Các mụn nước trong miệng dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết loét, đau rát. Mụn nước, bọng nước sẽ tiếp tục xuất hiện ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông.

Tuy nhiên, có một số trường hợp không điển hình và triệu chứng trên không rõ ràng, chỉ có loét miệng, hoặc không rõ dạng bóng nước, chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban. Điều này khiến người thân nhầm lẫn với các bệnh khác và thường chỉ phát hiện khi bệnh đã biến chứng quá nặng.

– Đặc điểm tiếp theo khiến bệnh dễ gặp nguy hiểm ở trẻ là bệnh thường tấn công ở trẻ có sức đề kháng yếu. và thường gặp ở trẻ dưới 5 t.uổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 t.uổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn.

T.rẻ e.m có nguy cơ lây nhiễm vi rút và mắc bệnh cao hơn vì hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn.

Ngoài ra, trẻ cũng là đối tượng hay đưa tay, đồ chơi vào miệng – khiến vi rút dễ xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết. Bệnh phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

Virút gây bệnh tay chân miệng có thể lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ bọng nước hoặc phân của người bệnh. Do đó, bệnh rất khó phòng ngừa nhất là khi trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo.

Nguy cơ “trẻ lây cho trẻ” mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi một trẻ nhiễm bệnh nhưng giai đoạn lây nhiễm có thể kéo dài vài tuần do virút còn trong phân.

Thực tế, dù trẻ bị nhiễm bệnh và cách ly ở nhà 1-2 tuần cho tới khi hết bệnh thì khi đi học, trẻ vẫn có thể lây bệnh cho các bạn khác.

– Bệnh tay chân miệng hiện chưa có thuốc phòng chống vi rút hoặc các loại vắc xin đặc hiệu để phòng ngừa các loại vi rút enterovirus không gây bại liệt.

Các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc bệnh nhân. Cho bệnh nhân dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Bệnh nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn…

benh tay chan mieng co kha nang tai phat khong 61f 5690111

Chủ động phòng bệnh
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 17.451 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó, có 4 ca t.ử v.ong tại Kiên Giang, An Giang và Long An.
Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Việt Nam, so với cùng kỳ năm 2020, số mắc tay chân miệng tăng 4 lần và gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang.
Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận số mắc gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 4 – 5 và tháng 9 – 10 hàng năm. Trẻ dễ bị nhiễm bệnh do liên quan đến thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.
Để tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, nhằm giảm đến mức thấp nhất số trường hợp mắc, t.ử v.ong, không để dịch bệnh lan rộng và kéo dài, Bộ Y tế vừa có Công văn số gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chỉ đạo triển khai một số nội dung về tăng cường phòng chống dịch tay chân miệng, cụ thể:

Tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp tới người dân về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, triển khai tích cực các hoạt động vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; thực hiện tốt vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi cho trẻ sạch; đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh; chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình, các báo địa phương ưu tiên phát sóng và đưa các thông điệp, khuyến cáo về phòng chống bệnh tay chân miệng….

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *