Virus HPV lây truyền qua đường t.ình d.ục, virus này có thể gây ra ung thư cổ tử cung, u nhú đường s.inh d.ục… và được phòng tránh như phòng các bệnh đường t.ình d.ục.
Bài Viết Liên Quan
- 5 loại rau củ kẻ thù của người béo, gây tăng cân hơn cả thịt cá, nên tránh xa
- Muốn yêu thương bản thân, chị em công sở nên bắt đầu từ điều nhỏ nhất: Ngủ cho đủ giấc!
- Thường xuyên nhậu vì công việc, chàng trai 28 t.uổi mất vì ung thư dạ dày
Phụ nữ nên đi khám thường xuyên để tầm soát ung thư cổ tử cung. Ảnh: BV
TS.BS Hàn Thị Thanh Bình, Phó Trưởng khoa Nội vú – Phụ khoa Bệnh viện K cho biết: Virus HPV có thể gây ra các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư â.m đ.ạo, â.m h.ộ, các bệnh u nhú khác ở đường s.inh d.ục…
Virus HPV lây qua đường t.ình d.ục khi quan hệ trực tiếp, lây qua các đường â.m đ.ạo, trực tràng, đường miệng… Việc sử dụng đồ dùng chung với người nhiễm HPV cũng có thể làm lây lan virus HPV.
HPV cũng có thể lây lan ngay cả khi người bệnh không có dấu hiệu hay triệu chứng gì; đặc biệt virus này không lây qua đường m.áu.
Không ai biết được virus HPV có thể gây bệnh lúc nào vì khi nhiễm HPV nhiều người không có triệu chứng. Riêng bệnh ung thư cổ tử cung thường gặp ở độ t.uổi từ 30 – 60 t.uổi, hay gặp nhất là độ t.uổi từ 50 – 55 t.uổi.
Theo BS. Hàn Thị Thanh Bình, việc tầm soát ung thư cổ tử cung hiện nay có thể thực hiện được tất cả các tuyến bệnh viện. Người bệnh có thể được thăm khám cổ tử cung bằng mắt thường, bằng các test kiểm tra, kiểm soát tế bào cổ tử cung, test virus HPV. Trong trường hợp có tổn thương nghi ngờ sẽ tiến hành sinh thiết cổ tử cung để kiểm tra xem người đó có bị ung thư cổ tử cung hay không.
Theo đó, để phòng lây nhiễm virus HPV và bệnh ung thư cổ tử cung do HPV gây ra, người dân có thể thực hiện một số các biện pháp sau:
– Tiêm vắc xin: Vắc xin HPV rất an toàn, có hiệu quả phòng bệnh. Vắc xin HPV được khuyến cáo cho các đối tượng nữ từ 11 – 12 t.uổi đến 21. Việc tiêm vắc xin giúp tạo đề kháng với các bệnh gây ra bởi virus HPV. Vắc xin này gồm 3 mũi tiêm trong thời gian 6 tháng, tiêm đủ liệu trình giúp đạt được hiệu quả phòng bệnh.
– Để phòng lây nhiễm HPV trong quan hệ t.ình d.ục, người dân nên sử dụng b.ao c.ao s.u đúng cách; không quan hệ t.ình d.ục bừa bãi bởi rất dễ làm lây lan virus HPV.
– Đặc biệt, phụ nữ nên định kỳ sàng lọc phát hiện ung thư cổ tử cung, những người trong độ t.uổi từ 21 đến 65 có thể làm sàng lọc giúp phát hiện và sớm có biện pháp phòng chống ung thư cổ tử cung.
WHO triển khai chiến lược loại bỏ ung thư cổ tử cung
Chiến lược trên kêu gọi các nước đến năm 2030 đảm bảo ít nhất 90% các b.é g.ái được tiêm đầy đủ vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung trước 15 t.uổi.
Đến năm 2030 đảm bảo ít nhất 90% các b.é g.ái được tiêm đầy đủ vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung trước 15 t.uổi.(Nguồn: women.texaschildrens.org)
Ngày 17/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã triển khai chiến lược loại bỏ ung thư cổ tử cung, đồng thời nhấn mạnh việc tiêm phòng vắcxin rộng rãi, xét nghiệm và điều trị có thể cứu sống 5 triệu người vào năm 2050.
Chiến lược trên kêu gọi các nước đến năm 2030 đảm bảo ít nhất 90% các b.é g.ái được tiêm đầy đủ vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung trước 15 t.uổi.
Bên cạnh đó, chiến lược cũng đề ra mục tiêu ít nhất 70% phụ nữ được xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung vào 2 thời điểm lần lượt trước 35 t.uổi và 45 t.uổi, và ít nhất 90% số phụ nữ mắc bệnh được điều trị.
Trong một tuyên bố, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh: “Việc xóa sổ bệnh ung thư từng được cho là một giấc mơ, nhưng chúng ta hiện có những công cụ ít tốn kém mà vẫn hiệu quả và dựa trên bằng chứng để biến giấc mơ đó thành hiện thực.”
Hơn 500.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung được chẩn đoán mỗi năm trên thế giới, hàng trăm nghìn phụ nữ t.ử v.ong do căn bệnh quái ác này.
WHO cảnh báo nếu các nước không khẩn trương hành động, số ca mắc bệnh này trên toàn cầu sẽ tăng từ 570.000 ca năm 2018 lên 700.000 ca vào năm 2030, trong khi số ca t.ử v.ong tăng từ 311.000 ca lên 400.000 ca cũng trong khoảng thời gian trên.
Tuy nhiên, giới chức WHO thừa nhận chiến lược trên được triển khai vào thời điểm khó khăn khi thế giới đang dồn lực chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tại cuộc họp thường niên của WHO tuần trước, tất cả 194 nước thành viên đã nhất trí kết hoạch tiến tới loại bỏ ung thư cổ tử cung. Trợ lý Tổng giám đốc phụ trách sức khỏe gia đình, phụ nữ và t.rẻ e.m của WHO Princess Nothemba Simelela đ.ánh giá đây là một bước ngoặt quan trọng khi lần đầu tiên thế giới nhất trí loại bỏ căn bệnh ung thư duy nhất có thể phòng ngừa được bằng vắcxin và cũng là bệnh ung thư duy nhất có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm.
Ung thư cổ tử cung do papillomavirus (HPV) gây ra và thường lây lan qua đường t.ình d.ục. Đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ trên thế giới.
Phụ nữ có thể ngăn ngừa bệnh bằng cách tiêm vắcxin an toàn và đáng tin cậy. Bệnh nhân có thể được chữa khỏi nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị phù hợp./.