Ngáy khi ngủ là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là ở nam giới và trong độ t.uổi trung niên. Tình trạng này thường khiến người ngủ cạnh khó chịu.
Khi chúng ta chìm vào giấc ngủ, các cơ trong miệng, lưỡi và cổ họng sẽ giãn ra. Tình trạng giãn cơ này có thể chặn một phần khí quản, khiến khí quản run lên khi thở và tạo ra âm thanh ngáy, chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).
Người ngủ ngáy cần tránh nằm ngửa khi ngủ, thay vào đó hãy nằm nghiêng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu của Đại học Utah (Mỹ) cho thấy khoảng 40% nam giới trưởng thành ngủ ngáy. Tỷ lệ này ở phụ nữ là 24%.
Trong một số trường hợp, ngáy ngủ có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ. Để giảm ngáy ngủ, mọi người có thể áp dụng nhưng cách sau:
Đổi tư thế ngủ
Nếu bạn thường xuyên ngáy thì nên tránh nằm ngửa khi ngủ. Đó là do trọng lực sẽ khiến cơ lưỡi, cổ họng bị kéo xuống và chèn ép khí quản, dẫn đến ngáy. Thay vào đó, hãy ngủ ở tư thế nằm nghiêng. Một cách khác là kê cao gối khi ngủ.
Không uống rượu bia gần giờ đi ngủ
Rượu bia sẽ khiến các cơ trong miệng, lưỡi, cổ họng giãn ra và gây chèn ép một phần khí quản, dẫn đến ngủ ngáy. Uống càng nhiều thì tình trạng ngáy càng dễ xuất hiện và tiếng ngáy cũng lớn hơn.
Uống rượu bia có hại cho giấc ngủ. Dù lúc đầu hôm, rượu bia giúp chúng ta dễ chìm vào giấc ngủ hơn nhưng khi đến khuya, chúng ta phải thức dậy nhiều hơn để đi tiểu, từ đó làm gián đoạn giấc ngủ. Nếu thức dậy quá nhiều có thể gây thiếu ngủ và khiến cơ thể mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Bỏ t.huốc l.á
Dù bạn hút t.huốc l.á, xì gà hay hút bằng tẩu đều làm tăng nguy cơ bị viêm đường hô hấp, làm thu hẹp khí quản và góp phần gây ngáy khi ngủ.
Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy người hút t.huốc l.á có nguy cơ ngáy khi ngủ cao hơn gấp 2 đến 3 lần người không hút thuốc. Ngoài ra, bạn hút thuốc càng nhiều thì nguy cơ ngáy khi ngủ càng tăng. Thậm chí, hút chỉ vài điếu thì nguy cơ ngủ ngáy cũng cao hơn người không hút.
Cai t.huốc l.á không chỉ giảm tình trạng ngủ ngáy mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác như giảm nhịp tim, huyết áp, cải thiện nồng độ ô xy trong m.áu, cải thiện khứu giác và vị giác, theo Medical News Today.
Khám phá tư thế ngủ tốt nhất giảm nguy cơ tăng huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch
Tư thế tối ưu giúp giảm căng thẳng, ngăn ngừa tăng huyết áp và các tình trạng sức khỏe như ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, đau cổ và lưng…
Nhiều người trong chúng ta đang sống chung với bệnh cao huyết áp – tình trạng áp lực m.áu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm m.áu tăng quá cao – có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nếu không được điều trị.
Cao huyết áp còn được gọi là tăng huyết áp, là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Do đó, điều cần thiết là chúng ta nên làm những cách có thể cải thiện tình trạng này, và trong đó, tư thế ngủ có thể đóng một vai trò quan trọng góp phần làm giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Các chuyên gia cho biết tư thế ngủ của chúng ta rất quan trọng.
Tư thế ngủ không đúng làm tồi tệ hơn chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là hội chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, nhịp thở bị gián đoạn, ngừng trong khoảng thời gian trên 10 giây, lặp đi lặp lại, dẫn đến việc cơ thể thiếu oxy.
Điều này kích hoạt não để m.áu được bơm nhiều hơn đến các khu vực quan trọng như não và tim, từ đó gây thêm áp lực lên thành động mạch và khiến huyết áp tăng cao hơn so với khi thở bình thường.
Nồng độ oxy trong m.áu giảm đột ngột do ngưng thở khi ngủ khiến huyết áp tăng cao và làm căng phồng hệ thống tim mạch. Ngoài ra, chứng ngưng thở khi ngủ còn có thể làm tăng nguy cơ biến chứng của tăng huyết áp ở một số người.
Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh tim mạch.
Có 2 loại ngưng thở khi ngủ đó là: Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) và ngưng thở khi ngủ trung ương (CSA).
Tổ chức giấc ngủ Sleep Foundation (Vương Quốc Anh) cho biết: “OSA được đ.ánh dấu bằng các đợt xẹp đường thở, chặn luồng không khí vào phổi và thường gây ra tiếng ngáy và thở hổn hển khi ngủ. Trong CSA, ngưng thở xảy ra do thiếu sự liên lạc giữa não và các cơ liên quan đến hô hấp”.
Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc Bệnh viện Medicover (Ấn Độ) cho biết: “Hầu hết, chúng ta nằm ngủ mà không hề suy nghĩ về cách ngủ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Đó là một thói quen hàng ngày mà nhiều người không xem xét những ảnh hưởng của tư thế ngủ đến sức khỏe theo cách này hay cách khác.
Các nhà nghiên cứu về giấc ngủ và chuyên gia nói rằng tư thế ngủ rất quan trọng. Nằm sấp, ngửa hoặc nằm nghiêng có thể tạo ra sự khác biệt đối với chứng ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, đau cổ và lưng và các tình trạng y tế khác”.
Tư thế ngủ tốt nhất để chống tăng huyết áp
Ngủ nghiêng về bên trái được cho là tư thế ngủ tốt có thể giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Đảm bảo rằng bạn đang ngủ ở tư thế tối ưu giúp giảm áp lực lên các mạch m.áu dẫn m.áu đến não và tim vì tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh tim mạch.
Ngủ nghiêng về bên trái được cho là tư thế ngủ tốt nhất đối với bệnh tăng huyết áp vì nó làm giảm áp lực lên các mạch m.áu đưa m.áu về tim.
Đau lưng cũng có thể gây ra rối loạn giấc ngủ, vì vậy cần tránh bất kỳ tư thế ngủ nào gây căng thẳng cho bộ phận này.
Bệnh viện Medicover cho biết thêm: “Nằm nghiêng với tư thế thẳng lưng có thể giúp giảm chứng ngưng thở khi ngủ. Cùng với đó, chế độ ăn uống cũng là điều cần thiết để tránh các biến chứng về sức khỏe tim mạch”.
Một số thực phẩm nên tránh trước khi ngủ và hạn chế tiêu thụ hằng ngày bao gồm: Thức ăn mặn, thức ăn nhiều đường, thịt đỏ, rượu, chất béo bão hòa, thực phẩm chế biến sẵn…