Mỗi ngày TP.HCM có trên 400 ca sốt xuất huyết nhập viện

Ngày 9.7, Sở Y tế TP.HCM cho biết trong ngày 7.7, TP có 453 ca mắc sốt xuất huyết (SXH) nhập viện và ngày 8.7 có 438 ca.Tính đến hết ngày 8.7, TP đang điều trị cho 1.568 ca SXH, trong đó 1.127 ca đang cư trú tại TP; 144 ca nặng; 15 ca đang thở máy xâm lấn, 6 ca đang lọc m.áu.

moi ngay tphcm co tren 400 ca sot xuat huyet nhap vien 21e 6533065

TP.HCM đang điều trị nhiều ca sốt xuất huyết nặng. Ảnh NHẬT THỊNH

Tính từ đầu năm đến ngày 8.7, TP.HCM có 24.655 ca mắc SXH, trong đó đã có 12 ca t.ử v.ong, tăng 9 ca so với trung bình giai đoạn 2016 – 2020. Trong khi đó, 6 tháng đầu năm 2022, 20 tỉnh thành phía nam cũng đã có 65.533 ca SXH, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Số ca t.ử v.ong do SXH cũng đã tăng lên 48 ca.

Nhận định về diễn biến dịch SXH năm nay, Sở Y tế cho rằng số ca mắc tăng sớm và tăng nhanh ngay từ giữa tháng 4.2022, đến cuối tháng 6.2022 số ca bệnh đã cao hơn số ca trong tuần đỉnh dịch các năm 2018, 2019. Dự báo trong những tháng còn lại của năm 2022, những tháng cao điểm của mùa mưa, số ca mắc SXH của TP sẽ tiếp tục gia tăng, theo đó là số ca bệnh nặng và t.ử v.ong cũng sẽ tăng, nếu không quyết liệt thực hiện những biện pháp phòng chống dịch SXH ngay từ bây giờ.

Sở Y tế khuyến cáo, SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chính vẫn là cắt đứt đường lây truyền bệnh thông qua việc diệt muỗi, diệt lăng quăng. Một số ít quốc gia trên thế giới có sử dụng vắc xin phòng bệnh SXH nhưng hiệu quả phòng bệnh chưa cao. Biện pháp phòng chống SXH duy nhất áp dụng tại VN vẫn là “diệt lăng quăng, diệt muỗi”, trong đó diệt lăng quăng được xem là biện pháp đơn giản, hiệu quả và căn cơ. Sở Y tế đã cập nhật và bổ sung ứng dụng “Y tế trực tuyến” để người dân có thể dễ dàng phản ánh đến Thanh tra Sở Y tế và các phòng chức năng những địa chỉ trong cộng đồng có nguy cơ gây dịch bệnh SXH (chụp ảnh, quay video clip, nhắn tin có địa chỉ cụ thể những nơi có nhiều muỗi, nhiều ổ lăng quăng). Khi nhận được những phản ánh này, Sở Y tế sẽ xác nhận và chuyển ngay thông tin phản ánh của người dân đến chính quyền địa phương để xử lý, ngay cả xử phạt hành chính theo quy định.

Liên quan đến tình hình Covid-19 tại TP.HCM, ngày 8.7 TP có 45 ca mắc Covid-19, trong đó có 2 ca nhập viện. Hiện TP đang điều trị cho 25 ca (trong đó có 4 ca cần hỗ trợ hô hấp, 3 ca thở máy xâm lấn) và 307 ca cách ly tập trung. Cũng đã có 3 t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi mắc Covid-19 nhập viện. Tính đến hết ngày 8.7, TP.HCM có 611.463 ca mắc Covid-19, trong đó có 20.488 ca t.ử v.ong.

Về tiêm vắc xin Covid-19, nhiều người dân TP.HCM đã đến các điểm tiêm để tiêm mũi nhắc lại (mũi 3, 4). Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người mới bắt đầu tiêm mũi 1, 2. Hiện mỗi ngày trung bình TP tiêm 40.000 – 50.000 mũi, có ngày lên đến 76.500 mũi (ngày 6.7), tăng gần 10 lần so với trước khi phát động chiến dịch tiêm mũi nhắc.

TP.HCM: Thêm 174 ổ dịch sốt xuất huyết, đã có 10 ca t.ử v.ong

Trong tuần 25 toàn thành phố ghi nhận 174 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 89 phường, xã thuộc 18 quận huyện, thành phố Thủ Đức; tăng 38 ổ dịch mới so với tuần 24.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 25 thành phố ghi nhận 2.548 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 611 ca (31,6%) so với trung bình 4 tuần trước.

Số ca s ốt xuất huyết Dengue tăng mạnh, thêm 1 ca t.ử v.ong

Theo HCDC, tính đến tuần 25, thành phố ghi nhận 18.976 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 151,6% với cùng kỳ năm 2021. Trong đó số ca sốt xuất huyết nặng là 311 ca.

Trong tuần 25 (từ ngày 17.6 đến 23.6.2022), thành phố ghi nhận 2.548 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 611 ca (31,6%) so với trung bình 4 tuần trước. Trong tuần ghi nhận 1 trường hợp t.ử v.ong do sốt xuất huyết nâng tổng số ca t.ử v.ong từ đầu năm đến nay là 10 ca.

Trong tuần 25 toàn thành phố ghi nhận 174 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 89 phường, xã thuộc 18 quận huyện, thành phố Thủ Đức; tăng 38 ổ dịch mới so với tuần 24.

Dịch tay chân miệng có xu hướng giảm

Tính đến tuần 25, thành phố ghi nhận 7.634 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Trong tuần 25 thành phố ghi nhận thêm 825 ca bệnh tay chân miệng, giảm 217 ca (20,8%) so với trung bình 4 tuần trước đó. Trong đó, số ca bệnh giảm ở cả các trường hợp khám ngoại trú và các trường hợp nhập viện điều trị nội trú.

Toàn thành phố ghi nhận 1 ổ dịch tay chân miệng mới phát sinh tại quận 3, giảm so với tuần 24.

tphcm them 174 o dich sot xuat huyet da co 10 ca tu vong 6dd 6513896

Xô đọng nước mưa ngoài trời là nơi phát sinh lăng quăng, sinh muỗi. Ảnh HCDC

Khuyến cáo phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Hiện TP.HCM đã bước vào mùa mưa, mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết hằng năm do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. HCDC khuyến cáo để hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết, mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, công sở hãy cùng chung tay thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Bộ Y tế khuyến cáo người dân mỗi tuần nên dành 10 phút để diệt lăng quăng, bọ gậy và thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Một số biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

– Dành 10 – 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng, muỗi như: lật úp các xô, lọ, chai cũ không dùng đến; cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cúng ít nhất 1 lần/tuần, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối,…

– Đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng, muỗi.

– Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng.

– Sử dụng bình xịt muỗi, nhang muỗi, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay,… và ngủ màn kể cả ban ngày để phòng tránh muỗi đốt.

– Tích cực phối hợp ngành y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

– Trong trường hợp bị sốt hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn điều trị và không tự ý điều trị tại nhà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *