Bộ Y tế: COVID-19 nguy cơ bùng phát trở lại khi miễn dịch cộng đồng suy giảm

Khả năng miễn dịch suy giảm trong cộng đồng cùng việc chủ quan lơ là trong tiêm vaccine cũng như phòng chống dịch COVID-19 sẽ dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch trở lại.

Tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 hôm 4/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, hiệu quả bảo vệ của các mũi tiêm cơ bản vaccine phòng COVID-19 giảm dần theo thời gian trong vòng 6 tháng sau khi tiêm. Theo đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và CDC Hoa Kỳ khuyến cáo việc tiêm nhắc lại mũi 3, mũi 4 vaccine COVID-19, để ngăn ngừa và phòng, chống dịch là hết sức quan trọng.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 cho người lớn và trẻ v.ị t.hành n.iên.

bo y te covid 19 nguy co bung phat tro lai khi mien dich cong dong suy giam efd 6525003

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.

“Dịch bệnh vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, khó lường trên thế giới, WHO ghi nhận số ca mắc COVID-19 đã tăng tại nhiều quốc gia kể từ tháng 4/2022 và gia tăng chủ yếu do lây lan của biến chủng phụ của Omicoron BA.4 và BA.5.

Vì vậy, nếu khả năng miễn dịch suy giảm trong cộng đồng cùng với việc chủ quan lơ là trong tiêm vaccine cũng như trong phòng chống dịch COVID-19 thì sẽ có nguy cơ bùng phát dịch trở lại. Hiện đã xuất hiện biến thể BA.5 tại Việt Nam”, bà Liên Hương nói.

Theo thống kê mới nhất đến ngày 4/7, cả nước đã thực hiện tiêm 45.443.004 liều vaccine nhắc lại lần 1 (mũi 3) và 4.635.517 mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho người từ 18 t.uổi trở lên. Với trẻ từ 12-17 t.uổi, đã tiêm 928.354 mũi 3 vaccine COVID-19.

Trước việc biến chủng mới BA.5 đã xâm nhập vào Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương, quyết liệt hơn nữa việc đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 t.uổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho t.rẻ e.m từ 5 đến dưới 12 t.uổi theo mục tiêu bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Bộ Y tế cảnh báo khẩn nguy cơ dịch tay chân miệng gia tăng

Bộ Y tế dự báo dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng trong thời gian tới, vì vậy, các địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác phòng, chống dịch.

Trong văn bản khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố mới đây, Bộ Y tế dự báo dịch bệnh tay chân miệng sẽ có xu hướng gia tăng trong thời gian tới do tính chất lây truyền, kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên, việc giao lưu đi lại, thể thao, du lịch…Hiện bệnh chưa có vaccine phòng ngừa.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2022 đến nay, trên hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, cả nước ghi nhận 5.545 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 1 trường hợp t.ử v.ong tại Bình Thuận.

So với cùng kỳ năm 2021, số mắc giảm 83,3%, t.ử v.ong giảm 9 trường hợp. Tuy nhiên, số mắc có xu hướng gia tăng chủ yếu khu vực miền Nam và cục bộ tại một số tỉnh, thành phố như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Sóc Trăng.

bo y te canh bao khan nguy co dich tay chan mieng gia tang b1e 6457314

(Ảnh minh họa)

Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm lây truyền qua đường tiêu hóa và gặp ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố, thường ghi nhận số mắc gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 9-11 hàng năm.

Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và t.ử v.ong, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài, Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành chỉ đạo chính quyền các cấp, các ngành phối hợp với ngành y tế triển khai các giải pháp phòng chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh trên địa bàn, tập trung vào các vùng có số mắc cao, có nguy cơ bùng phát dịch…

Sở Y tế các địa phương giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; Tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, bố trí khu điều trị riêng cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm.

Ngoài ra, cần phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *