3 lần hôn mê sau cơn đau đầu dữ dội

Các bác sĩ Bệnh viện SIS Cần Thơ vừa cấp cứu cho nam bệnh nhân 41 t.uổi, hôn mê 3 lần vì xuất huyết não do phình mạch m.áu

Bệnh nhân T.V.H, sinh năm 1981, ngụ An Giang được đưa đến bệnh viện Đa khoa SIS Cần Thơ trong tình trạng đau đầu dữ dội, co giật và hôn mê 3 lần. Anh H. được nhập viện cấp cứu tại bệnh viện địa phương với huyết áp tăng cao 240mmHg, kèm nôn ói, ngất xỉu và tim ngừng đ.ập. Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ nhanh chóng điều trị. 30 phút sau anh H. tỉnh lại.

Trong thời gian điều trị bệnh nhân bị tái phát hai lần hôn mê tương tự. Khi đang dần khỏe lại, huyết áp bệnh nhân H. lại liên tục thay đổi lúc cao lúc thấp, kèm theo triệu chứng co giật, đau nhức đầu không thuyên giảm. Các bác sĩ chụp cắt lớp CT và phát hiện bệnh nhân bị xuất huyết não. Người nhà xin chuyển bệnh nhân tới Bệnh viện SIS Cần Thơ.

3 lan hon me sau con dau dau du doi 0e4 6524999

Bệnh nhân H. được bác sĩ thăm khám sau khi can thiệp mạch thành công.

Các bác sĩ Bệnh viện SIS Cần Thơ đo huyết áp, cho bệnh nhân thở oxy và chụp MRI để xác định nguyên nhân gây đột quỵ và hôn mê. Họ phát hiện bệnh nhân đã bị vỡ túi phình mạch m.áu não vị trí động mạch thông trước rất phức tạp.

TS.BS Trần Chí Cường – Giám đốc bệnh viện SIS Cần Thơ, người trực tiếp thực hiện ca can thiệp cho biết: ” Đây là trường hợp rất hi hữu được cứu sống. Vì bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau đầu đột ngột dữ dội, co giật, hôn mê sau đó lại tỉnh dậy và lặp lại 3 lần như vậy. Khả năng mỗi lần bệnh nhân lên cơn co giật hôn mê là rơi vào tình trạng đợt xuất huyết não từ túi phình vỡ ra.

Thông thường, các trường hợp bệnh nhân xuất huyết do vỡ túi phình nguy cơ t.ử v.ong do vỡ lần đầu là khoảng 30-50% tùy theo lượng m.áu c.hảy, lần 2-3 nguy cơ t.ử v.ong tăng lên 80-90%”.

Phương pháp điều trị phình mạch m.áu não vỡ bao gồm phẫu thuật kẹp túi phình và can thiệp nội mạch DSA đặt coils. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, can thiệp nội mạch DSA thì an toàn hơn và ít xâm lấn. Với can thiệp nội mạch DSA có thể đặt Coils đơn thuần khi túi phình cổ hẹp, khi túi phình cổ rộng đang xuất huyết như bệnh nhân H. kỹ thuật can thiệp vô cùng khó khăn vì phải dùng Stent che cổ túi rồi sau đó mới đặt coil được… Tuy nhiên vấn đề là nguy cơ tắc Stent cấp vì bệnh nhân không thể uống thuốc chống tắc Stent trong lúc này.

Với những khó khăn như thế, các bác sĩ đã dùng kỹ thuật tạo hình cổ túi phình lúc đặt coils bằng Stent lấy huyết khối, khi đặt coils xong cầm m.áu được chúng tôi tiến hành kéo Stent ra và bệnh nhân không cần dùng thuốc chống đông sau đó….

Bác sĩ Cường cho biết, thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ tối đa là 6 giờ. Nếu bệnh nhân đến trễ việc cấp cứu và điều trị sẽ vô cùng khó khăn, thậm chí nhiều trường hợp không thể cứu chữa do trễ giờ vàng. Ba dấu hiệu nhận biết bệnh nhân đột quỵ là mặt méo, yếu liệt tay chân, nói khó.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến xuất huyết não, ngoài dị dạng, dị tật có sẵn trong người thì bệnh nhân có bệnh nền kèm theo như tăng huyết áp đột biến (180-200mmHg), hoặc tăng huyết áp đơn thuần cũng gây xuất huyết não trên bệnh nhân nhiều bệnh nền, lớn t.uổi.

Cảnh báo đột quỵ ngày nắng nóng: Những ai cần chú ý?

Nắng nóng gay gắt là lúc bệnh đột quỵ gia tăng, đặc biệt là những người có t.iền sử bị tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ m.áu cao.

Ông Nguyễn Văn Hưng (68 t.uổi, trú tại Thái Bình) cho biết, gần đây ông hạn chế ra ngoài vào ban ngày vì sợ trời nắng nóng, dễ khiến người có t.uổi như ông bị đột quỵ bất ngờ. Ông bị tăng huyết áp hơn 10 năm nay, vẫn đang dùng thuốc điều trị nên huyết áp ổn định hơn. Dù vậy, ông vẫn thấy lo vì hàng ngày phải đưa đón cháu đi học thêm hè.

Theo TS.BS Trần Chí Cường – Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh TP.HCM, nhiệt độ nóng quá mức hoặc lạnh quá mức đều gia tăng tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ. Theo nghiên cứu thì so với thời tiết lạnh, thời tiết nắng cực đoan có tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ tăng cao hơn.

Khi thời tiết chuyển nóng đột ngột, các bệnh viện ghi nhận gia tăng người đến nhập viện.

canh bao dot quy ngay nang nong nhung ai can chu y 5d7 6503687

Nắng nóng gay gắt là lúc bệnh đột quỵ gia tăng.

TS Cường cho biết, các nghiên cứu chỉ ra nhiệt độ thay đổi đột ngột tăng hoặc giảm 3 độ C thì bệnh nhân đột quỵ sẽ tăng lên.

Nhiệt độ môi trường thay đổi 3 độ C gây ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của tế bào trong cơ thể. Cơ thể càng nóng thì cơ thể thoát nhiều mô hôi, lưu lượng tuần hoàn giảm, m.áu giảm tạm thời, tim đ.ập nhanh, cơ thể tăng trao đổi chất. Nếu bạn không uống đủ nước thì cơ thể cạn kiệt nguồn nước, các bệnh nhân bị choáng, ngất và có thể t.ử v.ong.

Nếu đang trong phòng lạnh đi ra ngoài, môi trường nhiệt độ thay đổi, bạn sẽ mất khoảng thời gian để cơ thể điều chỉnh. Trong phòng điều hoà m.áu ngoại biên đang co lại, khi bạn ra ngoài nóng đột ngột mạch m.áu giãn ra, tăng tuyến mô hôi.

Nếu bạn bị bệnh tăng huyết áp cao, mạch m.áu không co giãn kịp có thể gây đột quỵ. Đặc biệt, khi đi ngoài nóng về nhà mà bạn vào phòng lạnh hoặc tắm ngay dễ nguy cơ bị đột quỵ cao.

Dấu hiệu phổ biến

Với tình hình nhiệt độ ở miền Bắc và miền Trung gia tăng như hiện nay, nhất là nhiệt độ ngoài trời có thể lên cao thì việc phòng chống đột quỵ hết sức quan trọng.

Yếu cơ mặt, yếu cánh tay và nói khó là những triệu chứng hoặc dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh đột quỵ, nhưng chúng không phải là những dấu hiệu duy nhất.

Những dấu hiệu sau đây của đột quỵ có thể xảy ra riêng biệt hoặc kết hợp với nhau: Yếu hoặc tê hoặc mất cảm giác ở mặt, tay hoặc chân một bên hoặc cả hai bên của cơ thể. Nói khó hoặc khó hiểu. Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc té ngã mà không biết lý do. Mất thị lực, đột ngột bị mờ hoặc giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt; nhức đầu, thường là bị bất chợt và dữ dội hoặc thay đổi chu kỳ nhức đầu mà không giải thích được, nuốt khó.

Nếu bạn thấy người bên cạnh mình có dấu hiệu đột quỵ, bạn có thể tự nhận biết bằng cách kiểm tra khuôn mặt người bệnh. Miệng của họ có bị xệ xuống không? Họ có thể nhấc cả hai tay lên không? Họ nói có bị líu lưỡi không?

Phòng tránh thế nào?

BS Cường cho biết khi nhiệt độ nắng nóng, để phòng đột quỵ đặc biệt những người có t.iền sử tăng huyết áp, đã bị tai biến mạch m.áu não, mỡ m.áu cao, bệnh đái tháo đường, bạn cần bảo vệ mình bằng cách tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Ra đường bạn cần che chắn kỹ lưỡng, điều quan trọng là phải uống nước đầy đủ, mỗi ngày từ 1,5 đến 2 lít nước.

Với người phải làm việc ngoài trời nắng, để phòng đột quỵ do mồ hôi thoát ra nhiều bạn cần bổ sung nước đặc biệt uống nước khoáng hoặc chanh muối bù điện giải tốt. Người cao t.uổi có bệnh tim mạch từng đột quỵ thì không nên ra ngoài nắng sau 10h sáng. Bạn không làm việc hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi, đói, khát khi ở ngoài trời nắng.

Bạn cũng cần chú ý kiểm soát stress, ăn uống lành mạnh (tăng cường trái cây rau quả); ngủ đủ giấc; kiểm soát huyết áp và đường huyết; tránh xa rượu bia; t.huốc l.á; khám sức khỏe định kỳ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *