Sầu riêng được mệnh danh là ‘vua của các loại trái cây’. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng loại quả ngon này cũng thật ‘khó tính’, vì vậy phải biết cách ăn mới không gây hại cho sức khỏe.
Và sau đây là những lưu ý quan trọng khi ăn sầu riêng:
Đã ăn sầu riêng không nên uống bia rượu!
Có nhiều lý do cho điều này:
1. Một hợp chất trong sầu riêng có thể làm trầm trọng thêm cảm giác say
Sự thật là nếu bạn uống rượu sau khi ăn sầu riêng, hãy chuẩn bị tinh thần vì điều này có thể khiến bạn bị say cắm đầu.
Đã ăn sầu riêng không nên uống bia rượu!. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trở lại năm 2009, các nhà nghiên cứu từ Đại học Tsukuba, Nhật Bản đã phát hiện ra rằng nhiều người mặt đỏ bừng, tim đ.ập nhanh, buồn nôn và nôn nghiêm trọng do uống rượu sau khi đã ăn sầu riêng, theo chuyên trang World Of Buzz.
Một nghiên cứu sau đó cũng đã phát hiện ra rằng sầu riêng chứa hợp chất lưu huỳnh Diethyl Disulfide – có thể cản trở quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể. Từ đó khiến cho acetaldehyde độc hại đi vào m.áu. Đây là thứ khiến cơn say của bạn tồi tệ hơn.
2. Ảnh hưởng khả năng thải độc
Khi uống rượu, etanol từ rượu sẽ biến thành chất độc trong gan bởi một “enzym xấu” có tên là Alcohol Dehydrogenase. Tuy nhiên, một “enzyme tốt” được gọi là Aldehyde Dehydrogenase sau đó sẽ biến những chất độc đó thành các dạng vô hại. Điều nguy hiểm là khi ăn sầu riêng, hợp chất lưu huỳnh từ sầu riêng sẽ ngăn chặn khả năng biến chất độc thành các dạng vô hại của “enzyme tốt” này, The Star đã đưa tin. Vì vậy, không nên uống rượu nếu đã ăn sầu riêng.
Sầu riêng chứa hợp chất lưu huỳnh Diethyl Disulfide – có thể cản trở quá trình chuyển hóa rượu trong cơ thể. Từ đó khiến cho acetaldehyde độc hại đi vào m.áu. Ảnh SHUTTERSTOCK
3. Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh ăn sầu riêng rồi uống bia rượu sẽ gây c.hết người
Bạn hãy yên tâm: Nghiên cứu do Đại học Tsukuba thực hiện trên 200 con chuột không có con chuột nào c.hết, theo World Of Buzz. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nên kết hợp 2 thứ cùng nhau! Hãy điều độ và cố gắng không kết hợp sầu riêng với rượu, theo chuyên trang sức khỏe Health Line.
Làm sao để giảm ngáy khi ngủ?
Ngáy khi ngủ là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là ở nam giới và trong độ t.uổi trung niên. Tình trạng này thường khiến người ngủ cạnh khó chịu.
Khi chúng ta chìm vào giấc ngủ, các cơ trong miệng, lưỡi và cổ họng sẽ giãn ra. Tình trạng giãn cơ này có thể chặn một phần khí quản, khiến khí quản run lên khi thở và tạo ra âm thanh ngáy, chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).
Người ngủ ngáy cần tránh nằm ngửa khi ngủ, thay vào đó hãy nằm nghiêng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu của Đại học Utah (Mỹ) cho thấy khoảng 40% nam giới trưởng thành ngủ ngáy. Tỷ lệ này ở phụ nữ là 24%.
Trong một số trường hợp, ngáy ngủ có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như chứng ngưng thở khi ngủ. Để giảm ngáy ngủ, mọi người có thể áp dụng nhưng cách sau:
Đổi tư thế ngủ
Nếu bạn thường xuyên ngáy thì nên tránh nằm ngửa khi ngủ. Đó là do trọng lực sẽ khiến cơ lưỡi, cổ họng bị kéo xuống và chèn ép khí quản, dẫn đến ngáy. Thay vào đó, hãy ngủ ở tư thế nằm nghiêng. Một cách khác là kê cao gối khi ngủ.
Không uống rượu bia gần giờ đi ngủ
Rượu bia sẽ khiến các cơ trong miệng, lưỡi, cổ họng giãn ra và gây chèn ép một phần khí quản, dẫn đến ngủ ngáy. Uống càng nhiều thì tình trạng ngáy càng dễ xuất hiện và tiếng ngáy cũng lớn hơn.
Uống rượu bia có hại cho giấc ngủ. Dù lúc đầu hôm, rượu bia giúp chúng ta dễ chìm vào giấc ngủ hơn nhưng khi đến khuya, chúng ta phải thức dậy nhiều hơn để đi tiểu, từ đó làm gián đoạn giấc ngủ. Nếu thức dậy quá nhiều có thể gây thiếu ngủ và khiến cơ thể mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Bỏ t.huốc l.á
Dù bạn hút t.huốc l.á, xì gà hay hút bằng tẩu đều làm tăng nguy cơ bị viêm đường hô hấp, làm thu hẹp khí quản và góp phần gây ngáy khi ngủ.
Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy người hút t.huốc l.á có nguy cơ ngáy khi ngủ cao hơn gấp 2 đến 3 lần người không hút thuốc. Ngoài ra, bạn hút thuốc càng nhiều thì nguy cơ ngáy khi ngủ càng tăng. Thậm chí, hút chỉ vài điếu thì nguy cơ ngủ ngáy cũng cao hơn người không hút.
Cai t.huốc l.á không chỉ giảm tình trạng ngủ ngáy mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác như giảm nhịp tim, huyết áp, cải thiện nồng độ ô xy trong m.áu, cải thiện khứu giác và vị giác, theo Medical News Today.