Các bác sĩ nhận định, phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết có thể bị thai lưu, trẻ sinh non, nhẹ cân và có nguy cơ cao băng huyết sau sinh.
Vừa qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM ghi nhận 3 ca t.ử v.ong vì sốt xuất huyết và 7 ca quá nặng được gia đình xin về, trong đó có 2 thai phụ.
Hai thai phụ này tự mua thuốc uống khi có triệu chứng sốt, bệnh nặng hơn mới nhập viện điều trị. Khi đó tình trạng đã muộn, bệnh nhân bị sốc, được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới – tuyến cuối về điều trị sốt xuất huyết tại TP.HCM.
Bệnh nhân sốt xuất huyết nặng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. (Ảnh: Hải Yến)
Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, 2 bệnh nhân này đều sống tại TP.HCM, khi nhập viện đã trễ nên rơi vào tình trạng sốc, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết nặng.
Sau đó, các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã hội chẩn với Bệnh viện Từ Dũ để tính toán phương án điều trị bảo vệ cả mẹ và con. Dù được đặt nội khí quản, thở máy, lọc m.áu, chống sốc, truyền thuốc vận mạch nhưng 2 bệnh nhân này vẫn không đáp ứng điều trị.
May mắn hơn 2 người này, chị N.T.L.L. (32 t.uổi) mang thai 25 tuần đã thoát được cửa tử sau 12 ngày điều trị tích cực. Theo chị L., chị có triệu chứng rồi đến khám và nhập viện điều trị tại một bệnh viện ở TP Thủ Đức (TP.HCM) với chẩn đoán ban đầu là sốt xuất huyết Dengue ngày 2.
2 ngày sau đó, chị L. sốt cao kèm triệu chứng đau tức ngực, khó thở, thở nhanh, suy hô hấp lâm sàng. Kết quả chụp phim X-quang ghi nhận chị L. tổn thương lan tỏa 2 phổi.
Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp có tình trạng lâm sàng diễn tiến nặng, dẫn đến các biến chứng khác nặng hơn, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. Hội chẩn nội viện, bệnh nhân được chẩn đoán bị suy hô hấp cấp, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng, nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, sốt xuất huyết Dengue ngày 4 trên yếu tố nguy cơ đang mang thai.
Bệnh nhân được lên phác đồ điều trị bằng cách dùng kháng sinh phổ rộng, cân bằng nước điện giải, oxy liệu pháp, cũng như theo dõi sát diễn tiến lâm sàng để kịp thời điều chỉnh lượng thuốc phù hợp. Rất may mắn, chị L. đáp ứng tốt với phác đồ điều trị và được xuất viện sau 12 ngày.
Các bác sĩ nhận định, phụ nữ mang thai mắc sốt xuất huyết có thể bị thai lưu, trẻ sinh non, nhẹ cân và có nguy cơ cao băng huyết trong khi sinh.
Theo bác sĩ Lê Võ Minh Hương, Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), sốt xuất huyết trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nặng cho mẹ và thai nhi. Ở phụ nữ mang thai, virus có khả năng gây bệnh nặng hơn do sự suy giảm hệ miễn dịch trong thai kỳ. Người bệnh sốt xuất huyết có thể t.ử v.ong do thoát huyết tương hoặc xuất huyết nặng g.ây s.ốc giảm thể tích.
” Phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết có thể gây nên các tác động xấu cho thai như trẻ sinh nhẹ cân, sinh non hoặc thậm chí là t.ử v.ong cho thai nhi. Nếu mẹ bầu bị sốt xuất huyết trong khi sinh, khả năng băng huyết sau sinh là rất cao”, bác sĩ Hương nói.
Bác sĩ Hương cho hay, biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai tương tự như các bệnh nhân khác. Triệu chứng khá giống với cảm cúm, biểu hiện thường là sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, khó hạ sốt, kéo dài từ 2-7 ngày, kèm theo đau đầu, sau đó nổi ban và có dấu hiệu chấm xuất huyết ngoài da.
Khi sốt xuất huyết diễn tiến nặng sẽ có triệu chứng c.hảy m.áu chân răng hoặc c.hảy m.áu cam, nôn ra m.áu, đi ngoài phân đen, cơ thể mất nước, khát nước, tiểu ít, đau bụng, nôn ói nhiều, tay chân lạnh, vật vã. Nặng hơn sẽ có biểu hiện choáng, mạch nhanh, huyết áp tụt. Các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết nặng thường bắt đầu xuất hiện từ 3 đến 7 ngày sau khi khởi phát bệnh.
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị sốt xuất huyết, mẹ bầu cần thực hiện ngay các biện pháp nhằm giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng. Đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán xác định bệnh và có phương án điều trị phù hợp. Hạ sốt bằng paracetamol 10-15mg/kg cân nặng nếu sốt trên 38 độ C. Uống thật nhiều nước và các loại nước trái cây giàu vitamin C. Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng.
Người đàn ông nguy kịch vì cùng mắc COVID-19 và sốt xuất huyết
Dương tính với SARS-CoV-2 kèm mắc sốt xuất huyết, người bệnh trong trạng thái phức tạp, nặng nề và cần điều trị kéo dài.
Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2, Nguyễn Thu Hường, Trưởng đơn nguyên chống dịch, Trưởng khoa Bệnh Nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), cho biết cơ sở y tế này vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam (35 t.uổi, trú tại Hà Nội) trong tình trạng nguy kịch.
Qua tìm hiểu từ gia đình, bệnh nhân đã sốt ngày thứ 2 ở thời điểm nhập viện. Nhiệt độ cơ thể cao nhất có lúc lên tới 40 độ C. Ông được đưa tới khoa Cấp cứu – Nội – Nhi trong tình trạng đau đầu, sốt cao và co giật.
Tại đây, bệnh nhân được test nhanh COVID-19 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 và chuyển tiếp sang phòng khám sàng lọc của bệnh viện.
“Chúng tôi tiếp tục tầm soát cúm A, cúm B và sốt xuất huyết cho trường hợp này và xác định ông có thêm nền bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến trong khoảng 1-5 ngày”, bác sĩ Hường cho hay.
Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2, Nguyễn Thu Hường, Trưởng đơn nguyên chống dịch, Trưởng khoa Bệnh Nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn. (Ảnh: Zing)
May mắn, bệnh nhân được cấp cứu kịp thời nên sau khi điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, sức khỏe của người đàn ông đã ổn định và có thể ra viện.
Bác sĩ Hường nhận định: “Nếu bệnh nhân chỉ mắc sốt xuất huyết đơn thuần, triệu chứng là rất mệt mỏi, sốt cao. Tuy nhiên, kèm theo mắc COVID-19, triệu chứng sẽ nặng nề hơn, vẫn sốt cao, mệt mỏi và phải điều trị kéo dài hơn”.
Vị chuyên gia cho biết sốt xuất huyết và COVID-19 đều là bệnh gây ra do virus. Do đó, 2 bệnh lý này có thể gây ra những triệu chứng chồng lấp, gây khó khăn cho việc điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Thông thường, diễn biến của sốt xuất huyết thường xảy ra trong vòng 10 ngày đầu. Từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 3, tình trạng ít nghiêm trọng hơn. Lúc này, nếu bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán sốt xuất huyết, bác sĩ sẽ hướng dẫn theo dõi tại nhà bằng việc đo nhiệt độ, bù nước điện giải và chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân, hẹn tái khám.
Trường hợp bệnh nhân sốt li bì, đau đầu, nôn, không ăn uống được, ý thức giảm,… là các dấu hiệu tiên lượng nặng. Dù chỉ đang ở ngày thứ 2, bệnh nhân cũng cần đến cơ sở y tế để thăm khám, từ đó có sự can thiệp kịp thời của nhân viên y tế.
Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 thường là thời gian bệnh diễn biến nặng, tiểu cầu giảm, mất nước, sốc,… Những ngày này, bác sĩ sẽ theo dõi sát bệnh nhân. Nếu tình trạng bệnh nhân ổn định có thể được cho ra viện.
Theo báo cáo từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua, thành phố ghi nhận 52 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 24 quận, huyện. So với tuần trước, số lượng này tăng 2,3 lần. Trong năm 2022, tổng số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội là 175 trường hợp. Thành phố hiện chưa ghi nhận bệnh nhân t.ử v.ong do sốt xuất huyết.