Sau khi uống rượu ngâm rễ cây rừng có độc tố Gelsemine và Koumine, 2 bệnh nhân phải nhập viện, trong đó 1 người t.ử v.ong.
Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia vừa có kết quả xét nghiệm 3 mẫu thực phẩm liên quan đến vụ t.ử v.ong do ngộ độc thực phẩm tại Cao Bằng, gồm 1 mẫu rượu ngâm rễ cây, 1 mẫu rễ cây và 1 mẫu vải thiều.
Trước đó, ngày 30/6, tại xã Dân Chủ, huyện Hòa An, Cao Bằng xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm làm 2 người phải nhập viện, trong đó có 1 trường hợp t.ử v.ong. Nguyên nhân ban đầu nghi do uống rượu ngâm rễ cây và ăn vải thiều.
Sau khi uống rượu ngâm rễ cây rừng có độc tố Gelsemine và Koumine, 2 bệnh nhân đã phải nhập viện, trong đó có 1 người t.ử v.ong. (Ảnh minh họa)
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Cao Bằng đã điều tra, xử lý vụ ngộ độc theo quy định và lấy mẫu thực phẩm gửi Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia để kiểm nghiệm.
Theo kết quả kiểm nghiệm, phát hiện Gelsemine và Koumine trong mẫu rượu ngâm rễ cây và mẫu rễ cây. Đây là độc chất thường có trong cây lá ngón; còn mẫu vải thiều không có độc chất này.
Như vậy, tác nhân gây ra vụ ngộ độc thực phẩm trên là do độc tố tự nhiên và nguyên nhân do uống rượu ngâm rễ cây rừng có độc tố Gelsemine và Koumine.
Từ vụ ngộ độc thực phẩm trên, các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần chú ý không nên uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra.
Trước đó, tháng 5/2022, tại Nghệ An cũng xảy ra một vụ ngộ độc do uống rượu ngâm từ rễ cây. Nghe theo lời mách của một “bà dân tộc”, ông T.V.Đ (60 t.uổi, Nghệ An) lên rừng đào rễ cây về ngâm rượu uống để chữa bệnh xương khớp.
Sau 10 ngày sử dụng sản phẩm rượu ngâm, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, huyết áp tăng cao. Người bệnh được gia đình đưa đến bệnh viện địa phương cấp cứu nhưng tình trạng càng tăng nặng, xuất hiện cơn co quắp chân tay khoảng 30 phút nên đã được chuyển đến Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai).
Cũng bị ngộ độc do uống rượu ngâm rễ cây rừng phải điều trị tại Trung tâm Chống độc là ông L.B.T (50 t.uổi, ở Nghệ An). Bệnh nhân có t.iền sử uống rượu thường xuyên, khoảng 500ml/ngày. Làm nghề đi biển và trước khi vào viện 5 ngày, ông T. cũng uống rượu ngâm rễ cây rừng theo lời mách của một “bà dân tộc” để chữa bệnh xương khớp, khoảng 150ml/ngày.
Sau 3 ngày uống rượu này, người đàn ông này xuất hiện chóng mặt, đau bụng thượng vị, buồn nôn nhưng vẫn đi biển. Trên tàu, bệnh nhân xuất hiện đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn nhiều nên được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai.
Đau đầu vì say rượu bia, tuyệt đối không được làm điều này
Sau khi uống rượu bia quá chén, bạn thường bị chóng mặt, khát nước, đau đầu dữ dội, bạn tuyệt đối không được làm điều này.
Nguyên nhân đau đầu khi say rượu là do ethanol trong rượu khiến cơ thể tăng thải nước tiểu, đi tiểu nhiều hơn, cơ thể bị mất nước, acetaldehyde tăng cao, huyết áp giảm do các mạch m.áu cung cấp cho não được mở rộng hơn.
Vì thế, người uống rượu thường thấy khát nước, có thể kèm theo tình trạng chóng mặt, choáng, đau đầu.
Đau đầu là tình trạng phổ biến khi say rượu, bia.
Hiện tượng này thường rất khó chịu. Nhiều người còn bị “say nguội” vào sáng hôm sau, ảnh hưởng đến công việc, nên thường dùng thuốc giảm đau để khống chế.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, tuyệt đối không nên sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol (acetaminophen) trong trường hợp này vì tăng gấp đôi tác hại lên gan.
Gan là bộ máy lọc chất độc khỏi cơ thể. Khi uống rượu, enzym trong tế bào gan sẽ chuyển hóa cồn, biến đổi cồn qua một chuỗi phản ứng hóa học để cuối cùng cho ra CO2 và nước.
Tuy nhiên, khả năng chuyển hóa của gan chỉ có hạn, nếu cơ thể uống quá mức, gan phải làm việc quá nhiều dẫn đến viêm gan, xơ gan.
Trong khi đó, thành phần thuốc giảm đau paracetamol có nguy cơ gây hoại tử gan cấp hoặc mạn tính nếu lạm dụng. Đối với người hay uống rượu, bia, paracetamol ở liều thông thường cũng có thể gây hại cho gan.
Do vậy, tuyệt đối không dùng paracetamol để giảm đau đầu sau khi uống rượu bia.
Một số cách dễ dàng và thông dụng hơn như: uống nhiều nước, uống nước chanh để bổ sung vitamin C và chất điện giải, hạn chế tác động của chất cồn lên các dây thần kinh; ăn cháo loãng hoặc súp nóng giúp cơ thể hồi phục nhanh.
Nếu tình trạng nhức đầu, mệt mỏi do uống rượu bia gây khó chịu quá mức, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.