Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh: 50% không được chẩn đoán

Giữa tháng 6 vừa qua, khắp nơi xôn xao khi một người mẹ đã thả con (2 tháng t.uổi) từ tầng 5 xuống đất. Lý do sau đó được đưa ra là người mẹ bị trầm cảm sau sinh.

phu nu bi tram cam sau sinh 50 khong duoc chan doan 438 6530705

Phụ nữ đối mặt với nguy cơ trầm cảm sau sinh cao hơn trong đại dịch COVID-19 – Ảnh: CHANNEL NEWS ASIA

Tại Việt Nam, các nghiên cứu ở một số bệnh viện phụ sản cho thấy tỉ lệ trầm cảm sau sinh 11,6 – 33%, ước tính có gần 50% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh không được chẩn đoán bởi chuyên gia y tế.

Tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh. TS Vũ Thy Cầm – trưởng phòng tâm lý lâm sàng, Viện Sức khỏe tâm thần ( Bệnh viện Bạch Mai) – chia sẻ như vậy tại hội thảo chuyên đề “Sức khỏe tâm thần: Trầm cảm sau sinh” vừa được bệnh viện tổ chức.

Trầm cảm sau sinh và các hệ lụy khôn lường

Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đưa nhiều thông tin về các vụ mẹ g.iết c.on rồi t.ự t.ử, mẹ t.ự t.ử… có liên quan đến tình trạng trầm cảm sau sinh.

Tháng 2-2022 tại Hà Tĩnh, chị Lê Thị H. (39 t.uổi) nghi c.hém c.hết con trai 2 tháng t.uổi và toan t.ự t.ử nhưng không thành. Theo kết quả điều tra ban đầu, chị H. bị trầm cảm sau sinh.

Cũng vào tháng 2-2022, tại TP.HCM, chị C. (34 t.uổi, quê tỉnh Sóc Trăng) và con gái 7 tháng t.uổi t.ử v.ong tại nhà trọ. Theo thông tin ban đầu, trước khi xảy ra vụ việc, chị C. có dấu hiệu bị trầm cảm. Đây chỉ là những trường hợp được biết đến khi đã xảy ra hậu quả nặng nề, không thể cứu vãn.

Còn chị T. (21 t.uổi, ở Bố Trạch, Quảng Bình), điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), may mắn khi được gia đình phát hiện kịp thời. Người mẹ trẻ 21 t.uổi t.ự t.ử không thành khi vừa sinh con được 2 tuần.

Theo lời kể của gia đình, chị T. là người vui vẻ, hòa đồng, chị mang thai khi đang học năm thứ 3 tại một trường đại học nên phải tạm nghỉ để sinh con. Do có thai trong quá trình đang học và chưa cưới nên tâm lý khá căng thẳng. Chồng chị T. là người ít thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với vợ.

Sau khi sinh con được 13 ngày, chị T. có biểu hiện khó ngủ, chỉ ngủ 3-4h mỗi đêm. Chị luôn có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, ít nói chuyện với mọi người hơn trước và thường hay ngồi một mình, hay khóc lóc và có cảm giác khó chịu khi nghe tiếng con khóc.

Một ngày, gia đình phát hiện chị dùng dao rạch bụng để t.ự s.át. Người nhà đưa chị vào Bệnh viện Việt Nam Cuba (Quảng Bình) cấp cứu, may mắn giữ được tính mạng nhưng chị T. vẫn phải theo dõi sức khỏe tâm thần.

Gia đình đưa chị đến thăm khám và điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần và được chẩn đoán bị rối loạn hành vi và tâm thần nặng, trong đó yếu tố trầm cảm sau sinh chiếm ưu thế.

Dấu hiệu nào nhận biết sớm trầm cảm sau sinh?

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn, viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, trong năm 2021 viện này tiếp nhận 27 sản phụ có biểu hiện bị rối loạn tâm thần sau sinh, trong đó có nhiều ca có ý tưởng t.ự s.át.

“Đây là những trường hợp nặng nề được gia đình đưa tới viện. Tuy nhiên, còn rất nhiều trường hợp sản phụ có biểu hiện nhẹ hoặc không chia sẻ, cố tình giấu bệnh dẫn tới tình trạng nặng nề hơn.

Hoặc có trường hợp biểu hiện bằng triệu chứng khác như mệt mỏi, mất ngủ, tức ngực, không đến viện mà đi khám chuyên khoa về thần kinh, tim mạch nên không tìm ra được căn nguyên để điều trị”, ông Tuấn cho hay.

Theo các bác sĩ, nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới trầm cảm sau sinh như mang thai trong độ t.uổi dưới 18, người mẹ trải qua những sự kiện gây căng thẳng trong t.iền sử như bệnh tật, hiếm muộn, thất nghiệp…

Ngoài ra, những yếu tố nguy cơ như sản phụ thiếu sự giúp đỡ, đồng cảm, chia sẻ của người thân, đặc biệt là người chồng, hay những mâu thuẫn trong gia đình cũng gây trầm cảm sau sinh.

Theo TS Cầm, trong thời kỳ sinh đẻ, người phụ nữ có nhiều thay đổi về giải phẫu, sinh lý, tâm lý, xã hội. Trầm cảm sau sinh khởi phát trong vòng 4 tuần đầu sau sinh.

Biểu hiện trầm cảm sau sinh ở nhiều mức độ khác nhau và thường có các triệu chứng như bồn chồn, lo lắng, mất ngủ, lo âu, nghĩ bản thân và đ.ứa b.é là gánh nặng, có ý định t.ự s.át một mình hoặc s.át h.ại con…

Mẹ trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến con

Cũng theo TS Cầm, các nghiên cứu cho thấy trầm cảm sau sinh không chỉ khiến người mẹ gặp khó khăn mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cũng như mối quan hệ của họ với các thành viên trong gia đình.

“Mẹ bị trầm cảm có khả năng cho bé ngừng bú sớm, do đó trẻ dễ bị mắc các bệnh về tiêu hóa, truyền nhiễm.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh có mẹ trầm cảm có tính khí thất thường và ít tập trung chú ý, có thể gặp các bệnh mãn tính ở t.uổi trưởng thành. Trẻ sơ sinh có mẹ trầm cảm có sự gia tăng hormone (cortisol), có biểu hiện rối loạn giấc ngủ, hay khóc hơn và ít được chăm sóc hơn trẻ có mẹ không bị trầm cảm.

Một nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sơ sinh có mẹ bị trầm cảm tăng trưởng kém hơn trẻ sơ sinh có mẹ không bị trầm cảm. Trọng lượng t.rẻ e.m sinh ra có mẹ bị trầm cảm có nguy cơ bị nhẹ cân, chậm phát triển chiều cao gấp 3 lần đến 4 lần (trong tháng thứ 6 đầu đời) so với nhóm trẻ có mẹ không bị trầm cảm”, bà Cầm thông tin.

Cần làm gì để tránh trầm cảm sau sinh?

Theo các bác sĩ tâm lý, bản thân người phụ nữ sau sinh cần học cách thư giãn, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi, không nên áp đặt bản thân làm những việc quá sức, không nên quá kỳ vọng để trở thành người mẹ hoàn hảo.

Ngủ đủ giấc, tranh thủ nghỉ ngơi khi con đang ngủ và dành thời gian chăm sóc bản thân, gặp gỡ bạn bè và người thân.

Về phía gia đình, nên dành thời gian quan tâm chăm sóc người phụ nữ sau sinh, đặc biệt là người chồng cần luôn lắng nghe, cảm thông và tạo điều kiện cho người vợ có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Khi có dấu hiệu trầm cảm, cần được khám sớm tại chuyên khoa sức khỏe tâm thần.

Đàn ông cũng bị ‘lây’ trầm cảm sau sinh

Trước nay chúng ta thường nghĩ đối tượng bị ‘trầm cảm sau sinh’ chỉ ở các bà mẹ, nhưng nghiên cứu mới của Anh đã chỉ ra rằng ngay cả các ông bố cũng dễ rơi vào trạng thái trầm cảm cùng lúc với vợ mình.

dan ong cung bi lay tram cam sau sinh f19 6515768

Có hàng triệu cặp vợ chồng trên khắp thế giới đang bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng như buồn dai dẳng và tâm trạng đi xuống sau khi em bé chào đời – Ảnh: RAISINGCHILDREN.

Trầm cảm sau sinh là tình trạng phổ biến thường xảy ra trong vòng một năm đầu sau khi em bé ra đời, được cho là do sự thay đổi nội tiết tố, sự mệt mỏi tinh thần và thể chất khi chăm con, cùng nhiều yếu tố khách quan khác trong quá trình điều chỉnh để làm cha mẹ.

Các chuyên gia y tế ước tính có tới 20% các bà mẹ mới sinh bị trầm cảm sau khi sinh, nhưng ảnh hưởng tâm lý đối với nam giới lại ít được biết đến.

Nghiên cứu của Đại học College London (Anh) công bố trên tạp chí JAMA Network Open ngày 24-6 dựa trên quan sát cuộc sống của 30.000 cặp cha mẹ mới ở 15 quốc gia từ năm 1990 đến năm 2021, bao gồm cả ở Anh và Mỹ. Họ bất ngờ khi phát hiện có ít nhất 3,2% ông bố mắc chứng trầm cảm sau sinh cùng thời gian với vợ mình.

Các triệu chứng của trầm cảm sau khi sinh của các ông bố cũng tương tự như các bà mẹ, bao gồm: mất hứng thú với em bé, cảm thấy tuyệt vọng, mệt mỏi, buồn bã, luôn muốn khóc và không thể nào suy nghĩ vui vẻ hoặc tận hưởng bất cứ điều gì cùng em bé mới sinh.

Một số trường hợp thậm chí còn bị hoảng loạn, lo lắng, chán ăn, ý muốn t.ự s.át hoặc gây tổn hại đến em bé.

dan ong cung bi lay tram cam sau sinh 1dd 6515768

Nguy cơ cả cha và mẹ bị trầm cảm đồng thời tăng lên sau khi đ.ứa t.rẻ được sinh ra. Các ông bố dễ bị trầm cảm nếu thấy vợ mình đang bị trầm cảm sau sinh – Ảnh: REDNOTE

Khoảng 1,72% các cặp vợ chồng bị trầm cảm ngay khi mang thai. Trong 12 tuần sau khi một đ.ứa t.rẻ được sinh ra, con số này tăng lên 2,37%. Và 3,18% các bậc cha mẹ bị ảnh hưởng đồng thời trong khoảng 3 – 12 tháng sau đó.

Sau khi đứa con của họ được sinh ra, nguy cơ người bố rơi vào trầm cảm cao hơn gấp ba lần nếu người mẹ bị trầm cảm.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng các bà mẹ có nhiều nguy cơ sức khỏe tâm thần trở nên xấu đi trong hoặc sau khi mang thai nếu họ có một t.uổi thơ không vui vẻ, các mối quan hệ xã hội bị thu hẹp hoặc bị bạo lực tinh thần và thể chất. Trong khi đó, các ông bố dễ bị trầm cảm sau sinh nếu họ có trình độ học vấn thấp, thất nghiệp, gặp trục trặc trong hôn nhân hoặc từng gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần trước đó.

Khi cả hai đều bị trầm cảm sau sinh, họ rơi vào lo lắng cùng nhau và khó gắn kết với đứa con mới chào đời. Tình trạng khó chia sẻ với nhau càng khiến trầm cảm trở nên nặng hơn.

Một yếu tố khác được các nhà nghiên cứu phát hiện ra là rất ít phụ nữ được kiểm tra sức khỏe sau sinh, và đàn ông thì lại càng không ai thực hiện các cuộc kiểm tra khi trở thành bố.

Các nhà nghiên cứu hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ khiến các chuyên gia sức khỏe và người thân trong gia đình lưu tâm đến sức khỏe tâm thần của cả các ông bố chứ không chỉ riêng các bà mẹ.

Trầm cảm sau sinh cũng nghiêm trọng như những dạng rối loạn sức khỏe tâm thần khác. Ngoài các loại thuốc chống trầm cảm kê đơn, người thân nên tìm cách để các ông bố bà mẹ nhận ra rằng họ không có lỗi gì trong việc gặp tình trạng trầm cảm sau sinh và ngay cả khi bị tình trạng đó thì cũng không khiến họ trở thành một bậc cha mẹ tồi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *