Thêm người t.ử v.ong do sốt xuất huyết, hãy dành 10 phút để bảo vệ gia đình

CDC TP.HCM khuyến cáo một số biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết, trong đó khuyên người dân hãy dành 10 – 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống.

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), số ca mắc sốt xuất huyết ngày càng gia tăng. Riêng từ 24/6 đến 30/6, thành phố ghi nhận 2.428 ca, tăng 158 ca (6,9%) so với trung bình 4 tuần trước. Số ca bệnh tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú. Trong tuần một người c.hết do bệnh này. Như vậy số ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 11.

them nguoi tu vong do sot xuat huyet hay danh 10 phut de bao ve gia dinh 444 6525593

Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại TP.HCM.

TP.HCM đã bước vào mùa mưa, mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết hàng năm. Để hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết, mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, công sở hãy cùng chung tay thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Đến nay sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

CDC TP.HCM khuyến cáo một số biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết:

Dành 10 – 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng, muỗi như lật úp các xô, lọ, chai cũ không dùng đến; cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước ít nhất 1 lần/tuần, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà…Đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước khi không dùng đến, tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng, muỗi.

Sử dụng bình xịt muỗi, nhang muỗi, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay; ngủ màn kể cả ban ngày để phòng tránh muỗi đốt.Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.Trong trường hợp bị sốt hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn điều trị và không tự ý điều trị tại nhà.

Bộ Y tế: COVID-19 nguy cơ bùng phát trở lại khi miễn dịch cộng đồng suy giảm

Khả năng miễn dịch suy giảm trong cộng đồng cùng việc chủ quan lơ là trong tiêm vaccine cũng như phòng chống dịch COVID-19 sẽ dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch trở lại.

Tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 hôm 4/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, hiệu quả bảo vệ của các mũi tiêm cơ bản vaccine phòng COVID-19 giảm dần theo thời gian trong vòng 6 tháng sau khi tiêm. Theo đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và CDC Hoa Kỳ khuyến cáo việc tiêm nhắc lại mũi 3, mũi 4 vaccine COVID-19, để ngăn ngừa và phòng, chống dịch là hết sức quan trọng.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 cho người lớn và trẻ v.ị t.hành n.iên.

bo y te covid 19 nguy co bung phat tro lai khi mien dich cong dong suy giam efd 6525003

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.

“Dịch bệnh vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, khó lường trên thế giới, WHO ghi nhận số ca mắc COVID-19 đã tăng tại nhiều quốc gia kể từ tháng 4/2022 và gia tăng chủ yếu do lây lan của biến chủng phụ của Omicoron BA.4 và BA.5.

Vì vậy, nếu khả năng miễn dịch suy giảm trong cộng đồng cùng với việc chủ quan lơ là trong tiêm vaccine cũng như trong phòng chống dịch COVID-19 thì sẽ có nguy cơ bùng phát dịch trở lại. Hiện đã xuất hiện biến thể BA.5 tại Việt Nam”, bà Liên Hương nói.

Theo thống kê mới nhất đến ngày 4/7, cả nước đã thực hiện tiêm 45.443.004 liều vaccine nhắc lại lần 1 (mũi 3) và 4.635.517 mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4) cho người từ 18 t.uổi trở lên. Với trẻ từ 12-17 t.uổi, đã tiêm 928.354 mũi 3 vaccine COVID-19.

Trước việc biến chủng mới BA.5 đã xâm nhập vào Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương, quyết liệt hơn nữa việc đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 t.uổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho t.rẻ e.m từ 5 đến dưới 12 t.uổi theo mục tiêu bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *