Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu vừa phẫu thuật, can thiệp động mạch vành thành công, cứu sống nam bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim tối cấp, nguy cơ t.ử v.ong rất cao.
Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu ngày 29.6 cho biết các bác sĩ của bệnh viện vừa kịp thời can thiệp động mạch vành thành công, cứu sống bệnh nhân bệnh bị nhồi m.áu cơ tim tối cấp, nguy cơ t.ử v.ong rất cao.
Bệnh nhân T.V.L đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh TRẦN THANH PHONG
Trước đó, khoảng 8 giờ ngày 25.6, bệnh nhân T.V.L (46 t.uổi, ngụ P.1, TP.Sóc Trăng, Sóc Trăng) nhập viện trong trạng đau nặng ngực trái dữ dội, ngất xỉu.
Người nhà cho biết ông L. không có t.iền sử bệnh nền nhưng có thói quen hút thuốc lá 10 năm nay, mỗi ngày hút 2 gói (40 điếu). Sáng 25.6, trong lúc đi thăm đồng, ông L. đột nhiên bị mệt, đau thắt ngực trái dữ dội. Cơn đau xuất hiện theo tần suất tăng dần khiến ông ngất xỉu tại chỗ. Ngay lập tức, người nhà đưa ông đến bệnh viện cấp cứu.
Bác sĩ tiến hành thủ thuật, can thiệp động mạch vành cứu sống bệnh nhân. Ảnh TRẦN THANH PHONG
Qua thăm khám, bác sĩ xác định bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim tối cấp. Đ.ánh giá bệnh có thể diễn biến xấu nhanh, các bác sĩ lập tức khởi động quy trình phản ứng nhanh khẩn cấp, tranh thủ thời gian vàng để cứu sống người bệnh và phục hồi cơ tim đang hoại tử từng phút.
Các bác sĩ tiến hành chụp và can thiệp động mạch vành cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật diễn ra trong 30 phút, hệ mạch vành trở lại bình thường. Sau đó, bác sĩ chụp buồng thất đ.ánh giá chức năng co bóp của tim, ghi nhận giảm động toàn bộ thành trước và vùng mỏm tim. Đây là một trường hợp bệnh lý hiếm gặp, xuất hiện sau khi bệnh nhân gắng sức hoặc stress…
Hiện tại, tình trạng bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không đau ngực, không khó thở, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.
Bác sĩ Trần Quỳnh An, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, cho biết đây là trường hợp hiếm gặp ở người bệnh trẻ t.uổi, có yếu tố bị nhồi m.áu cơ tim cấp rất điển hình. Nếu không được chẩn đoán bằng cách chụp và can thiệp sớm thì có nguy cơ dễ bỏ sót những tổn thương động mạch vành thực thể, dẫn đến tình trạng những biến chứng như: suy tim, loạn nhịp tim, phù phổi cấp, choáng tụt huyết áp gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Bác sĩ Trần Quỳnh An khuyến cáo nhồi m.áu cơ tim là tình trạng thiếu m.áu cục bộ cơ tim cấp tính gây những cơn đau thắt ngực và sau đó là hoại tử cơ tim dẫn đến suy tim hoặc đột tử. Đây là căn bệnh có diễn tiến rất nhanh và bất ngờ, không chỉ đối với người lớn t.uổi có bệnh nền mà người trẻ cũng có thể bị nhồi m.áu cơ tim cấp, nguyên nhân xuất phát từ việc hút thuốc, stress, áp lực, căng thẳng, lao động nặng nhọc…
Vì vậy, người dân cần thường xuyên kiểm tra khám sức khỏe định kỳ để tầm soát phát hiện sớm và điều trị kịp thời những bệnh lý về tim mạch và những bệnh lý khác, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Bác sĩ: Đây là những dấu hiệu bạn bị loét dạ dày
Đau và tái phát, loét dạ dày không chỉ gây rối loạn tiêu hóa mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Nhưng trái với quan niệm dân gian, vết loét không phải do quá căng thẳng gây ra và một ly sữa không phải là cách tốt nhất để điều trị chúng.
Trong nhiều trường hợp, vết loét có thể được giải quyết bằng cách bỏ một số thói quen hoặc dùng thuốc.
Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy bạn bị loét dạ dày và những gì bạn có thể làm, theo các bác sĩ, theo Eat This, Not That!
1. Dấu hiệu bạn bị loét dạ dày
Cần cẩn trọng với những nguyên nhân gây loét dạ dày. Ảnh SHUTTERSTOCK
Andrew Boxer, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tại Trung tâm Y tế Thành phố Jersey ở New Jersey (Mỹ), cho biết: “Các triệu chứng của loét dạ dày thường tương tự như đau bụng thông thường”.
Nhưng thông thường, các triệu chứng của vết loét sẽ không biến mất. Các triệu chứng có thể rất khác nhau.
Bác sĩ Boxer cho biết: “Một số bệnh nhân hoàn toàn không có triệu chứng, trong khi một số bệnh nhân trải qua cơn đau tồi tệ nhất trong đời”.
“Một số bệnh nhân có thể thấy m.áu trong phân hoặc thậm chí nôn ra m.áu. Trong một số trường hợp hiếm hoi, vết loét có thể gây tắc nghẽn và bệnh nhân sẽ bị buồn nôn và nôn mửa. Bởi vì vết loét có thể dẫn đến c.hảy m.áu, một số bệnh nhân có thể có biểu hiện thiếu m.áu hoặc thiếu hemoglobin khi xét nghiệm máu”, bác sĩ Boxer cho biết thêm.
Bác sĩ Alex Spinoso, thuộc Genesis Lifestyle Medicine ở Las Vegas, Nevada (Mỹ), cho biết triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng trên.
“Đôi khi cảm giác khó chịu khu trú ở góc phần tư phía trên bên phải hoặc bên trái của vùng hạ vị, những vùng ngay dưới ngực ở hai bên sườn nơi vẫn còn xương sườn.”
Thông thường, cơn đau liên quan đến loét dạ dày xảy ra từ 2 đến 5 giờ sau bữa ăn, khi dạ dày tiết ra axit và hầu như không có gì, và vào ban đêm khi tiết axit bình thường tăng lên, bác sĩ Spinoso nói.
Nếu không điều trị, cơn đau do loét có thể kéo dài vài tuần, sau đó là khoảng thời gian không có triệu chứng trong vài tuần hoặc vài tháng, theo Eat This, Not That!
2. Nguyên nhân gây loét dạ dày?
Nguyên nhân phổ biến nhất của loét dạ dày là do hút thuốc, sử dụng NSAID (thuốc chống viêm không steroid) như ibuprofen và sự hiện diện của vi khuẩn dạ dày có tên là helicobacter pylori. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bác sĩ Boxer cho biết: “Cho đến nay, nguyên nhân phổ biến nhất của loét dạ dày là do hút thuốc, sử dụng NSAID (thuốc chống viêm không steroid) như ibuprofen và sự hiện diện của vi khuẩn dạ dày có tên là helicobacter pylori”.
“Trong một số trường hợp hiếm hoi, chúng cũng có thể do ung thư”, bác sĩ Boxer nói.
3. Điều trị như thế nào?
Bác sĩ Boxer cho biết: “Các vết loét thường được điều trị bằng cách loại bỏ nguyên nhân – ví dụ: bỏ t.huốc l.á hoặc không sử dụng các loại thuốc có thể gây ra vết loét nữa”.
“Các vết loét cũng có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc ức chế bơm proton, chẳng hạn như omeprazole và pantoprazole… Mặc dù rất hiếm, nhưng đôi khi cần phải phẫu thuật để giải quyết các vết loét”, bác sĩ Boxer nói thêm.
4. Khi nào nên gặp bác sĩ?
Nếu bạn đang bị đau dạ dày tái phát hoặc các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của loét dạ dày, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về t.iền sử bệnh và việc sử dụng thuốc của bạn. Bạn có thể được khuyên làm các xét nghiệm chẩn đoán, chẳng hạn như một trong các xét nghiệm (m.áu, hơi thở hoặc phân) để tìm vi khuẩn H. pylori, nội soi hoặc chụp X-quang, theo Eat This, Not That!