TP.HCM: Thêm một ca mắc bệnh sốt xuất huyết t.ử v.ong

TP.HCM lại vừa có thêm một ca sốt xuất huyết t.ử v.ong, nâng số ca sốt xuất huyết t.ử v.ong từ đầu năm đến nay lên 11 ca.

tphcm them mot ca mac benh sot xuat huyet tu vong c96 6524442

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thăm một cháu bé mắc sốt xuất huyết nặng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1- Ảnh: THÙY DƯƠNG

Ngày 4-7, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 26 (từ ngày 24-6 đến 30-6), thành phố ghi nhận 2.428 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 158 ca (6,9%) so với trung bình 4 tuần trước.

Số ca bệnh tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú.

Trong tuần ghi nhận một trường hợp t.ử v.ong do sốt xuất huyết. Như vậy số ca t.ử v.ong do bệnh này từ đầu năm đến nay là 11 trường hợp.

Số ca bệnh sốt xuất huyết trong tuần 26 tiếp tục tăng cao ở 15/22 quận huyện, TP Thủ Đức (trừ quận 1, quận 4, quận 5, quận 6, quận 8, quận 12, Phú Nhuận).

Những quận, huyện có số ca bệnh tăng báo động so với trung bình 4 tuần trước là Cần Giờ và Nhà Bè.

Những phường xã có số ca bệnh tăng cao so với trung bình 4 tuần trước là phường Tân Hưng và phường Tân Kiểng (quận 7), phường 6 (quận 11), phường An Phú Đông (quận 12), phường An Lạc và phường Bình Trị Đông B (quận Bình Tân), xã Cần Thạnh (huyện Cần Giờ), xã Phước Hiệp và xã Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi), phường 4 và phường 13 (quận Gò Vấp), xã Nhị Bình và xã Tân Hiệp (huyện Hóc Môn), xã Hiệp Phước, xã Nhơn Đức, xã Phước Kiển, xã Phước Lộc (huyện Nhà Bè); phường 12 (quận Tân Bình), phường Phú Thạnh (quận Tân Phú), phường Bình Thọ (thành phố Thủ Đức).

Tính từ đầu năm đến tuần 26, thành phố ghi nhận 21.750 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 181,5% so với cùng kỳ năm 2021 là 7.726 ca. Trong đó, số ca sốt xuất huyết nặng là 346 ca, tỉ lệ ca nặng trên tổng số ca mắc đến tuần 26 là 1,6% (346/21.750), tăng hơn 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2021 là 0,4% (33/7.726).

Theo HCDC, sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đ.ốt n.gười bệnh nhiễm virus, sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Đến nay, bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Hiện nay TP.HCM đã bước vào mùa mưa, mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết hằng năm do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.

Vì vậy, để hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát dịch, mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, công sở hãy cùng chung tay thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Bộ Y tế cũng đã khuyến cáo chúng ta mỗi tuần nên dành 10 phút để diệt lăng quăng/bọ gậy và thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Một số biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết: dành 10 – 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng, muỗi như: lật úp các xô, lọ, chai cũ không dùng đến; cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cúng ít nhất 1 lần/tuần, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối; đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng, muỗi.

Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng. Sử dụng bình xịt muỗi, nhang muỗi, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay,… và ngủ màn kể cả ban ngày để phòng tránh muỗi đốt.

Trong trường hợp bị sốt hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn điều trị và không tự ý điều trị tại nhà.

Đồng Tháp ghi nhận hơn 3.500 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Đồng Tháp là một trong 8 tỉnh, thành có số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao khu vực phía Nam. Tính từ đầu năm đến ngày 26/6 đã ghi nhận hơn 3.500 trường hợp mắc sốt xuất huyết và đã có 6 trường hợp t.ử v.ong.

Đồng Tháp là 1 trong 3 địa phương có số ca t.ử v.ong cao nhất trong khu vực phía Nam. Tại cuộc họp đ.ánh giá kết quả thực hiện Chiến dịch “Diệt lăng quăng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết” đợt 1 và triển khai Chiến dịch đợt 2 diễn ra ngày 4/7, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, chiến dịch “Diệt lăng quăng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết” đợt 1 đã mang lại hiệu quả tích cực, tất cả các ổ dịch đã được xử lý 100%.

dong thap ghi nhan hon 3500 truong hop mac sot xuat huyet 458 6524423
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại cuộc họp (ảnh Văn Khương).

Ông Đoàn Tấn Bửu yêu cầu các địa phương tiếp tục đồng loạt triển khai Chiến dịch “Diệt lăng quăng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết” đợt 2 với quy mô lớn tại 143 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh từ ngày 5 đến 10/7. Đồng thời, tập trung tuyên truyền cảnh báo dịch đang bùng phát để nâng cao ý thức cảnh giác và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn người dân cách xử lý và đề nghị ký cam kết tự giác thực hiện công tác diệt lăng quăng. Ngoài ra, ngành chức năng cần tăng cường công tác giám sát, phát hiện ca bệnh nhằm phát hiện sớm ổ dịch và phát hiện sớm xã bùng phát dịch để có biện pháp xử lý kịp thời.

“Đồng Tháp triển khai chiến dịch diệt lăng quăng để chúng ta giảm bớt chỉ số lăng quăng muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết ở các hộ gia đình ở cộng đồng, làm đồng loạt, liên tục mới có thể kiểm soát được dịch bệnh”- ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp thông tin thêm.

dong thap ghi nhan hon 3500 truong hop mac sot xuat huyet 821 6524423
Thực hiện Chiến dịch “Diệt lăng quăng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết”.

Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp, số ca mắc ca mắc sốt xuất huyết đều tăng đồng loạt ở tất cả 12/12 huyện, thành phố trên toàn tỉnh, trong đó tăng cao nhất là ở huyện Hồng Ngự và TP. Hồng Ngự. Đến nay, đã có 1.443 ổ dịch được phát hiện và xử lý, đạt 100%. Đối với hai địa phương ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết tăng, ngành chức năng đã triển khai 3 đợt phun hóa chất diện rộng gồm huyện Hồng Ngự và TP. Hồng Ngự.

Dự báo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp, dịch sốt xuất huyết còn tăng khi hiện nay đang vào cao điểm mùa mưa, biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường, mùa mưa đến sớm cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên môi trường thuận lợi cho sốt xuất huyết phát triển mạnh. Vì vậy, cần triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống như diệt lăng quăng, xử lý ổ dịch để kiểm soát dịch sốt xuất huyết trên địa bàn./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *