Cholesterol cao có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác.
Và biết các triệu chứng và yếu tố nguy cơ là rất quan trọng để phòng ngừa.
Tiến sĩ, bác sĩ tim mạch Leslie Cho ở Mỹ cho biết: “Có nhiều cách để kiểm soát lượng cholesterol cao, và tin tuyệt vời là bệnh tim có thể ngăn ngừa được 90%. Ngay cả khi bạn có t.iền sử gia đình bị cholesterol cao, bạn có thể ngăn ngừa bệnh tim”, theo Eat This, Not That!
Dưới đây là các triệu chứng cholesterol cao và các yếu tố nguy cơ cần lưu ý.
1. Chú ý đến chất béo chuyển hóa
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, chất béo chuyển hóa – được tìm thấy trong thực phẩm chiên, đóng gói sẵn và chế biến cực nhanh – làm giảm cholesterol “tốt” (HDL) và tăng cholesterol “xấu” (LDL).
Tiến sĩ Cho cảnh báo: “Chất béo chuyển hóa có tác động rất tiêu cực đến cơ thể. Chúng không chỉ làm xấu lượng cholesterol của bạn mà còn làm tăng các dấu hiệu viêm của bạn”.
2. Bạn đang ngồi bao lâu rồi?
Đừng ngồi quá lâu một chỗ, hay đứng lên và vận động. Ảnh SHUTTERSTOCK
Dành cả ngày để ngồi – ví dụ như một công việc văn phòng hoặc lái xe – có thể ảnh hưởng đến lượng cholesterol của bạn, ngay cả khi bạn tập thể dục thường xuyên.
“Chúng tôi phát hiện ra rằng thời gian đứng thay vì ngồi có liên quan đáng kể đến việc giảm lượng đường trong m.áu và mỡ m.áu. Thay thế thời gian ngồi bằng bước đi cũng có liên quan đến việc giảm đáng kể vòng eo và chỉ số BMI”, tiến sĩ Genevieve Healy, thành viên nghiên cứu cấp cao tại Trường Y tế Công cộng, Đại học Queensland (Úc), cho biết, theo Eat This, Not That!
3. Chỉ số BMI
Nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn trên 30, bạn có thể muốn kiểm tra cholesterol.
Johns Hopkins Medicine cho biết: “Nếu bạn bị béo phì và có lượng cholesterol cao, giảm cân sẽ giúp giảm lượng cholesterol, cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì bao gồm bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch”.
4. Cholesterol có di truyền không?
Tiến sĩ, bác sĩ Kate Kirley cho biết: “Thông thường, một trong những yếu tố lớn nhất quyết định mức cholesterol là gien của bạn”.
“Làm thế nào gien ảnh hưởng đến cholesterol của bạn là khá phức tạp, nhưng có thể nói rằng cholesterol cao có xu hướng di truyền trong các gia đình. Đối với hầu hết mọi người, xét nghiệm di truyền không cần thiết hoặc hữu ích trừ phi họ có mức cholesterol rất cao.
Và bởi vì gien là thứ mà chúng ta không thể thay đổi, đó là lý do tại sao thuốc là một công cụ quan trọng để điều trị cholesterol cao”, bác sĩ Kirley giải thích.
5. Ăn cholesterol không có nghĩa là cholesterol cao
Theo dõi cholesterol. Ảnh SHUTTERSTOCK
Mặc dù trong nhiều thập kỷ chất béo (không nên nhầm lẫn với chất béo chuyển hóa!) được coi là kẻ phản diện dinh dưỡng, nhưng nó không có nhiều khả năng làm tăng cholesterol của bạn hơn bất kỳ chất dinh dưỡng đa lượng nào khác.
Tiến sĩ Kirley cho biết: “Một trong những điều lớn nhất mà chúng tôi thấy là mọi người nghĩ rằng mức cholesterol của họ gắn liền với những gì họ ăn hơn so với thực tế.
Nên nhớ: lượng cholesterol mà bạn ăn, không thực sự ảnh hưởng nhiều đến lượng cholesterol của chính bạn.
Đó là vì cơ thể bạn đang tạo ra cholesterol. Nó làm cho cholesterol không có vấn đề gì. Ngay cả khi bạn ăn không có cholesterol, cơ thể bạn vẫn tạo ra cholesterol.
Những gì bạn ăn là quan trọng, nhưng nó ít ảnh hưởng đến mức cholesterol hơn nhiều người có thể nhận ra”, theo Eat This, Not That!
Người bị tiểu đường nên tránh và nên ăn những loại thịt nào ?
Thịt cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Nhưng với người mắc bệnh tiểu đường, không phải loại thịt nào cũng tốt.
Một số loại thịt họ cần phải hạn chế ăn.
Với người mắc tiểu đường loại 2, họ cần phải tránh chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Những chất béo không có lợi này sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong m.áu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, theo Medical News Today.
Người mắc tiểu đường loại 2 nên ưu tiên ăn các loại thịt nạc, tránh các loại thịt có nhiều mỡ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong các loại thịt thì thịt ít cholesterol nhất chính là thịt nạc. Thịt nạc là lựa chọn tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân vì thịt nạc ít mỡ.
Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn các loại thịt nạc và thịt ít mỡ. Thịt nạc là loại thịt có hàm lượng cholesterol rất thấp, chẳng hạn như ức gà, đùi gà, thăn bò, thăn heo.
Trong khi đó, với thịt ít mỡ, những người mắc tiểu đường loại 2 vẫn có thể ăn nhưng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên. Loại thịt ít mỡ này là thịt bò xay, sườn heo, cốt lết, thịt cừu, bê thui, cánh gà và những bộ phận khác của gà nhưng phải bỏ da, một số nội tạng động vật như gan, tim và cật.
Những loại thịt mà người tiểu đường loại 2 cần tránh là thịt có hàm lượng chất béo và calo cao. Cụ thể, đó là những loại thịt có từ 30 gram chất béo và 350 calo trong 100 gram thịt trở lên. Đây là những loại thịt có nhiều mỡ như ba rọi, thịt xay.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường loại 2 cũng cần tránh các loại thịt chế biến như thịt nguội, thịt xông khối, thịt hộp, xúc xích, thịt gà hay vịt có da, gà rán, thịt chiên.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn lành mạnh có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Người bệnh có thể thay thế một phần thịt trong khẩu phần ăn bằng cá, đặc biệt là các loại cá giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích, cá mòi.
Một số nghiên cứu cho thấy các loại cá giàu axit béo omega-3 có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến nghị mọi người nên ăn cá ít nhất 2 bữa trong tuần.
Ngoài ra, một chế độ ăn nhiều thực vật cũng rất có ích cho người tiểu đường. Các chuyên gia khuyến cáo họ hãy ưu tiên ăn ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu hay sản phẩm làm từ đậu như sữa đậu nành, đậu hủ, theo Medical News Today.