Thứ trưởng Bộ Y tế: Ca mắc và t.ử v.ong tăng trong 4 tuần qua nhưng người dân rất chủ quan

‘Khi có biến chủng mới trên thế giới và tại Việt Nam, các ca mắc và t.ử v.ong tăng cao trong 4 tuần qua, nhưng thái độ lơ là chủ quan, mất cảnh giác của người dân ngược lại rất cao’, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cảnh báo.

thu truong bo y te ca mac va tu vong tang trong 4 tuan qua nhung nguoi dan rat chu quan fc3 6525512

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mũi 4 – Ảnh: DƯƠNG LIỄU

Sáng 5-7, tại Hà Nội diễn ra lễ phát động chiến dịch tiêm vắc xin phòng chống COVID-19 mũi 3 và mũi 4 cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết sau 2 năm cả nước chung tay vượt qua đại dịch, các chiến sĩ tuyến đầu đã được nhân dân và quốc tế ghi nhận, đ.ánh giá cao. “Chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của vắc xin trong việc khống chế thành công đại dịch ở Việt Nam.

Hiện trên thế giới, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia. Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận các biến chủng mới và nguy cơ bùng phát dịch trở lại là hiện hữu.

Khi có biến chủng mới trên thế giới và tại Việt Nam, các ca mắc và t.ử v.ong tăng cao trong 4 tuần qua, nhưng thái độ lơ là chủ quan, mất cảnh giác của người dân ngược lại rất cao. Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất, có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh. Vắc xin tốt nhất là vắc xin được nhắc lại, bổ sung kịp thời nhất”, bà Hương nhấn mạnh.

thu truong bo y te ca mac va tu vong tang trong 4 tuan qua nhung nguoi dan rat chu quan 92b 6525512

Cán bộ, công nhân viên chức tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19 sáng 5-7 – Ảnh: DƯƠNG LIỄU

Ngay sau buổi lễ phát động, bà Hương cùng các cán bộ, công nhân viên chức Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Y tế tiêm vắc xin phòng, chống COVID-19 ngay tại trụ sở Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

Trao đổi với T.uổi Trẻ Online, bà Hương chia sẻ: “Mũi tiêm nhắc lại để duy trì miễn dịch nhằm tự bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, cộng đồng, góp phần phòng chống dịch nhằm phục hồi kinh tế – xã hội.

Hiện nay việc tiêm phòng vắc xin COVID-19 vẫn dựa trên tinh thần tự nguyện tham gia của người dân. Các tỉnh, thành phố cần tuyên truyền, vận động người dân tiêm mũi bổ sung để đảm bảo sức khỏe, tránh nguy cơ chuyển nặng, nhập viện và t.ử v.ong”.

Anh Nguyễn Ngọc Thắng (31 t.uổi, Hà Nội) đến điểm tiêm từ sớm. “Tôi đã tiêm mũi 3 từ tháng 1-2022. Hôm nay, cơ quan phát động tiêm chủng nên tôi đến tiêm. Theo tôi, việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 hay bất kỳ vắc xin phòng bệnh nào cũng đều để phòng, chống bệnh. Tôi đã tiêm 3 mũi và không có vấn đề gì, không có lý do gì tôi không tiêm mũi 4 để tiếp tục bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình”, anh Thắng nói.

thu truong bo y te ca mac va tu vong tang trong 4 tuan qua nhung nguoi dan rat chu quan 3e4 6525512

Các lực lượng tham gia hưởng ứng tiêm vắc xin COVID-19 – Ảnh: DƯƠNG LIỄU

thu truong bo y te ca mac va tu vong tang trong 4 tuan qua nhung nguoi dan rat chu quan 230 6525512

Người tham gia tiêm chủng kiểm tra hạn sử dụng, loại vắc xin được tiêm – Ảnh: DƯƠNG LIỄU

V2K là bao nhiêu V?

Về thông điệp V2K mà Bộ Y tế đang dự thảo xin ý kiến các bộ, ban ngành, Chính phủ, nhiều người dân thắc mắc khuyến cáo V (vắc xin) ở đây là bao nhiêu liều vắc xin?

Trao đổi với T.uổi Trẻ Online, bà Hương cho biết: “V2K (vắc xin, khẩu trang, khử khuẩn) là các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 dự kiến trong thời gian tới. Khuyến cáo vắc xin ở đây theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế sau khi tiêm liều cơ bản chúng ta sẽ tiêm liều nhắc lại gồm mũi 3, 4 theo khoảng thời gian Bộ Y tế hướng dẫn cho từng đối tượng”.

‘Cái c.hết đen’ đã thực sự biến mất chưa?

‘Cái c.hết đen’ từng là nỗi kinh hoàng khi khiến gần 50 triệu người dân châu Âu t.ử v.ong. Virus gây bệnh này chưa bao giờ biến mất.

Chúng vẫn tồn tại trong cơ thể các loài gặm nhấm và có thể gây đại dịch mới bất cứ lúc nào.

cai chet den da thuc su bien mat chua b42 6513635

Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch dưới kính hiển vi – Ảnh: NIAID/CDC/SCIENCE PHOTO LIBRARY

“Cái c.hết đen” là tên gọi của đại dịch hạch xảy ra ở châu Á và châu Âu, do loại vi khuẩn Yersinia pestis gây ra, được coi là một trong những đại dịch c.hết chóc nhất trong lịch sử nhân loại khi khiến khoảng 75 – 200 triệu người trên toàn thế giới phải c.hết. Đại dịch trở nên nghiêm trọng trong giai đoạn 1346-1351, g.iết c.hết gần 50 triệu người dân châu Âu.

Căn bệnh không cách nào chữa khỏi dứt điểm, tuy được khống chế sự lây lan trên diện rộng nhưng vẫn tiếp tục bùng phát thành các đợt nhỏ trong suốt 300 năm sau đó tại Anh và một số quốc gia châu Âu khác.

Cho đến tận năm 2007, Tổ chức Y tế thế giới vẫn coi dịch hạch là một trong ba bệnh dịch đặc biệt của nhân loại.

Gần đây, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng nó có thể bùng phát trở lại ở dạng đột biến mới mà thuốc kháng sinh không thể điều trị và gây ra một đại dịch khác. Lý do bởi mặc dù dịch hạch trong tiềm thức chúng ta là “đại dịch cổ xưa” nhưng vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể các loài gặm nhấm và bọ chét trên khắp thế giới.

Trên thực tế, bệnh dịch hạch vẫn xuất hiện ở một số khu vực trên thế giới. Theo chuyên gia y tế Kelly Charniga, thuộc khoa dịch tễ học bệnh truyền nhiễm của Imperial (Anh), đợt bùng phát dịch hạch lớn cuối cùng xảy ra ở Madagascar vào năm 2017, ảnh hưởng đến khoảng 2.400 người.

Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 6-10 ca mắc, phổ biến nhất ở một số vùng của Tây Nam Hoa Kỳ, đặc biệt là New Mexico, Arizona và Colorado. Thời gian có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh dịch hạch ở những khu vực đó là từ tháng 3 đến tháng 10 hằng năm.

Năm 2020, Trung Quốc cũng ghi nhận ca t.ử v.ong do dịch hạch, buộc chính quyền phải phong tỏa một địa phương tại Nội Mông.

Tại thời điểm hiện nay, dịch hạch không phải là điều đáng lo ngại, COVID-19 vẫn là vấn đề sức khỏe được quan tâm hàng đầu khi đang làm gián đoạn các hoạt động phòng ngừa và dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn cầu.

Tất cả các dạng bệnh dịch hạch cũng đều có thể dễ dàng điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Nhưng nguồn lây không chỉ là chuột mà còn qua bọ chét nên có thể lây nhiễm cho vật nuôi trong nhà, rồi lây bệnh cho người.

Điều này có nghĩa là khả năng lây nhiễm của dịch hạch vẫn rất cao, và khó có thể nói trước được việc vi khuẩn Yersinia pestis có đột biến và xuất hiện tình trạng kháng thuốc hay không.

Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo những người nuôi và chăm sóc thú cưng nên thường xuyên chăm sóc y tế cho vật nuôi, tìm cách loại bỏ các loại bọ chét, bọ ve khỏi cơ thể chúng. Giữ môi trường sống sạch sẽ và tránh xa các loài gặm nhấm, cụ thể là chuột.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *