Bệnh cúm A tăng bất thường, chuyên gia khuyên cách phòng ngừa

Thời tiết thay đổi liên tục, một số bệnh viện ghi nhận tình trạng bệnh nhân cúm A tăng. Theo các chuyên gia đây là điều bất thường, bởi loại cúm này thường xuất hiện rầm rộ vào mùa đông xuân.

Vào Bệnh viện Thanh Nhàn ngày 3/7, bệnh nhân P.V.M (23 t.uổi, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ, anh xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu và sốt cao từ ngày 2/7.

Ngày đầu tiên, anh ở nhà và được người thân chăm sóc nhưng sang ngày thứ 2, tình trạng ngày càng nặng, anh sốt đến 40 độ và phải vào bệnh viện thăm khám.

Nam bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán mắc cúm A và phải nhập viện với các chỉ định truyền nước, truyền kháng sinh. Hiện tại sức khỏe bệnh nhân đã ổn định dần. Bệnh nhân hết sốt, khoảng 1, 2 ngày nữa bác sĩ kiểm tra chỉ số, nếu ổn định có thể ra viện.

“Tôi mắc cúm A do lây từ người bạn mình sau 1 lần uống chung cốc cà phê ở tiệm. Vì vậy tôi cũng lưu ý để giữ cho các thành viên trong gia đình bằng cách không ăn chung, dùng chung đồ…”.

benh cum a tang bat thuong chuyen gia khuyen cach phong ngua 754 6527419
Bác sĩ thăm khám cho một bệnh nhân tại Bệnh viện Thanh Nhàn

ThS.BS Nguyễn Thu Hường – Trưởng Khoa Bệnh nghề nghiệp (Bệnh viện Thanh Nhàn) cho biết, thời điểm hiện tại, có những ngày bệnh viện tiếp nhận hơn 10 bệnh nhân cúm A vào viện. “Các năm trước, dịch sốt xuất huyết sẽ xuất hiện trước sau đó mới đến cúm A, nhưng năm nay chúng tôi ghi nhận sự đảo ngược. Sốt xuất huyết chỉ ghi nhận lác đác vài ca nhưng bệnh nhân cúm A lại tăng”, Ths.BS Hường thông tin.

Cũng theo Ths.BS Hường, các bệnh nhân cúm A vào viện trong tình trạng sốt cao, mệt mỏi, cá biệt có trường hợp viêm phổi, suy hô hấp.

Tương tự, TS. BS Đặng Thị Thúy – Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương) cho biết, trong vài tuần trở lại đây, khoa Nhi bệnh viện tiếp nhận số lượng bệnh nhân cúm A tăng bất thường so với cùng thời điểm ở các năm trước.

Theo TS.BS Thúy, mùa hè không phải là thời điểm dịch cúm mùa bùng phát. Tuy nhiên trong quá trình thăm khám thấy bệnh nhân có những biểu hiện điển hình của bệnh cúm, các bác sĩ đã tiến hành thêm xét nghiệm khẳng định và đã phát hiện nhiều trẻ mắc cúm A.

Cụ thể trong hàng trăm trường hợp đến thăm khám mỗi ngày tại đây, có đến 1/4 – 1/5 số bệnh nhân bị cúm A. Lý giải tại sao bệnh cúm A xuất hiện đột biến thời gian gần đây, BS Thúy cho biết: “Hiện nay thời tiết biến đổi bất thường có những nguyên nhân chưa lý giải hết được, chúng tôi ghi nhận số ca bệnh cúm tăng lên bất thường so với cùng thời điểm hàng năm nhưng về tổng quan chưa đủ bằng chứng để đưa ra kết luận”.

ThS.BS Nguyễn Thu Hường cũng bày tỏ sự lo ngại trước dịch chồng dịch do cùng thời điểm có dịch sốt xuất huyết, Covid-19 và cúm A. Theo Ths.BS Hường, thời điểm này năm ngoái, bệnh viện ghi nhận có bệnh nhân mắc cả cúm A và Covid-19. “Năm nay, chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp nào mắc cả cúm A lẫn Covid-19. Tuy nhiên cũng như Covid-19, cúm A là bênh lây nhiễm qua hô hấp, bên cạnh đó các ca mắc 2 bệnh này đang có xu hướng tăng vì vậy chúng ta cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và hạn chế tiếp xúc đông người như phòng họp, xe buýt…”.

Theo TS.BS Đặng Thị Thúy, cúm A là một bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp cấp tính thường xảy ra vào mùa đông – xuân, khi chuyển giao giữa hai mùa (cúm do mùa). Bệnh Cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H5N1, H7N9… lây lan qua đường hô hấp thông qua các hạt bụi nước, giọt b.ắn li ti dính virus được thải ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc với các đồ vật, bề mặt nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng…

Triệu chứng ban đầu của nhiễm cúm A hay bệnh cúm mùa nói chung và nhiễm các virus gây viêm đường hô hấp khác là tương tự nhau, trẻ đều có thể có sốt, viêm long đường hô hấp (như ho, hắt hơi, sổ mũi), đau họng… Ngoài các triệu chứng ban đầu như trên, trẻ nhiễm cúm A thường sốt cao 39-40 độ, da mắt xung huyết, họng đỏ xung huyết toàn bộ. Trẻ mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc, nhiều trường hợp nặng có cảm giác khó thở, viêm phổi, viêm tiểu phế quản…

Cúm mùa thường tiến triển lành tính, nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nặng và nguy hiểm thường gặp ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp.

Hiện nay, đã có phác đồ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh cúm mùa của Bộ Y tế, bệnh đã có thuốc điều trị đặc hiệu và được chỉ định dùng cho những trường hợp cụ thể, phác đồ cũng hướng dẫn các biện pháp điều trị triệu chứng và các trường hợp cúm mùa có biến chứng.

Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, cho con uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng và dễ hấp thu, uống thuốc hạ sốt, thuốc điều trị triệu chứng (thuốc ho, thuốc cảm chống ngạt mũi), vitamin (đặc biệt là vitamin C) hỗ trợ tăng sức đề kháng… Lưu ý, các thuốc được sử dụng phải do bác sĩ chỉ định, cha mẹ không được tự ý sử dụng.

TS.BS Đặng Thị Thúy khuyến cáo, cúm A là bệnh rất dễ lây lan, mọi người đều có thể mắc đặc biệt là trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai.

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng cúm chủ động. Ngoài ra cần chú ý nâng cao thể trạng cho trẻ: cho trẻ ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin khoáng chất, vitamin tổng hợp…

Giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh. Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng. Gia đình cần thường xuyên vệ sinh không gian sống và vui chơi của trẻ. Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do vậy tránh đưa trẻ tập trung nơi đông người, đặc biệt là tiếp xúc với những người bị cúm. Chúng ta cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để để hạn chế lây nhiễm.

Cảnh báo số trẻ mắc tay chân miệng tại Hà Nội tăng gấp 4 lần

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã có 721 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2021, hầu hết là bệnh nhân nhẹ, chưa ghi nhận trường hợp t.ử v.ong.

Ghi nhận tại khoa Cấp cứu Nội – Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn cho thấy, số trẻ bị sốt, nôn, nhiễm khuẩn tiêu hoá, tay chân miệng… nhập viện viện gia tăng thời gian qua. Trung bình một ngày, khoa tiếp nhận 20 – 25 bệnh nhi, với số lượng trẻ cần nhập viện để điều trị chiếm khoảng 60%.

Theo bác sĩ Nguyễn Hương Giang, khoa Cấp cứu Nội – Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, số trẻ vào viện vì sốt, nhiễm khuẩn tiêu hóa, tay chân miệng gia tăng là điều tất yếu khi trẻ quay lại trường học. Bởi, bệnh tay chân miệng là bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa, qua tiếp xúc, giọt b.ắn nên nếu trong lớp có một trẻ mắc bệnh sẽ rất dễ lây truyền cho các bé khác.

canh bao so tre mac tay chan mieng tai ha noi tang gap 4 lan 8c3 6511510
Số trẻ vào viện vì sốt, nhiễm khuẩn tiêu hóa, tay chân miệng gia tăng.

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận hơn 700 trường hợp mắc tay chân miệng. Riêng tuần từ 13-19/6, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội (CDC), trên địa bàn thành phố có 135 ca mắc ở khắp các quận, huyện như Sóc Sơn, Mê Linh, Chương Mỹ, Đống Đa, Thanh Trì, Đông Anh, Ba Vì…

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, đa phần trẻ mắc bệnh có diễn biến nhẹ, tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến t.ử v.ong.

Do đó, khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, để được tư vấn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng, không nên tìm hiểu thông tin trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh nặng thêm.

Trẻ mắc tay chân miệng thường có các biểu hiện như: Sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Có một số trẻ chỉ có biểu hiện loét miệng hoặc nổi nốt nhỏ ở mông hay bẹn, nếu gia đình không chú ý thì rất khó phát hiện.

Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng, do vậy, để phòng bệnh hiệu quả, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh thực hiện và hướng dẫn trẻ khi đi học về cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy.

Đối với người lớn, chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; dùng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Các gia đình khi có con mắc tay chân miệng cần báo ngay cho trường học để có phương án vệ sinh các bề mặt, dụng cụ mà trẻ đã từng tiếp xúc, đồng thời theo dõi sức khoẻ của các bé đã tiếp xúc với trẻ mắc bệnh./

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *