Bệnh viêm tụy rất nguy hiểm, khởi phát nhanh, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường.
Theo các bác sĩ, viêm tụy là một dạng bệnh viêm ở tuyến tụy, có thể được chia thành cấp tính và mãn tính. Bệnh viêm tụy rất nguy hiểm, khởi phát nhanh, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường, vì vậy cần sớm có biện pháp phòng tránh.
Ngoài ra, nếu sau khi uống bia rượu mà có những triệu chứng bất thường dưới đây, thì rất có thể là biểu hiện của bệnh viêm tụy, chúng ta không nên chủ quan.
Nếu sau khi uống bia rượu mà có những triệu chứng bất thường thì rất có thể bệnh viêm tụy đã xuất hiện. (Ảnh minh họa)
1. Buồn nôn và nôn mửa
Uống bia rượu quá nhiều trong thời gian dài không chỉ khiến gan bị tổn thương, mà còn đẩy nhanh nguy cơ bị viêm tụy. Trong quá trình bệnh viêm tụy phát triển, sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường. Ví dụ, nếu sau khi uống bia rượu mà cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, thì đừng nghĩ đơn giản đó là do hệ tiêu hóa bị tổn thương, mà rất có thể vì bệnh viêm tụy.
Khi bị viêm, cơ thể sẽ có phản ứng, đa phần bệnh nhân cảm thấy buồn nôn và nôn mửa. Đôi khi thứ nôn ra có thể là đồ ăn chứa trong dạ dày, hoặc cũng có thể là chất lỏng màu nâu, cần phân biệt với triệu chứng của các bệnh đường tiêu hóa thông thường.
2. Đau bụng
Khi bị viêm tụy vì uống bia rượu quá nhiều, triệu chứng thường thấy là đau bụng. Đa số bệnh nhân viêm tụy thường đau đột ngột ở vùng bụng trên bên phải, đôi khi đau dữ dội toàn bộ vùng bụng, theo thời gian cơn đau ngày càng rõ rệt.
Viêm tụy cũng có thể gây đau lan tỏa ở vùng eo và lưng. Nếu lúc này còn dung nạp thêm thức ăn, thì cơn đau sẽ có xu hướng tồi tệ hơn. Tất nhiên, cũng có người không chỉ bị viêm tụy mà còn bị viêm phúc mạc, từ đó dẫn đến cảm giác khó chịu ở nhiều khu vực trong bụng.
Khi bị viêm tụy vì uống bia rượu quá nhiều, triệu chứng thường thấy là đau bụng. (Ảnh minh họa)
3. Sốt cao
Nếu bị sốt sau khi uống bia rượu, thì cần cảnh giác với bệnh viêm tụy. Thông thường, khi triệu chứng viêm xảy ra, thân nhiệt sẽ trở nên bất thường. Trong giai đoạn bệnh viêm tụy phát triển, có thể đồng thời bị nhiễm khuẩn, gây ra tình trạng sốt kéo dài trong vài ngày.
Một người sức khỏe bình thường có thân nhiệt duy trì ở mức 37 độ C. Do đó, nếu tình trạng sốt cao kéo dài, thì không nên coi đây là vấn đề nhỏ, cần phải tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
4. Đại tiện phân mỡ
Những người bị viêm tụy có thể xuất hiện triệu chứng bất thường khi đi đại tiện. Một số trường hợp bị tiêu chảy sau khi uống bia rượu, tình trạng này có thể là chứng đại tiện phân mỡ (steatorrhea).
Tức là do ảnh hưởng của bệnh, người bị viêm tụy không thể dung nạp thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, vì thế tần suất đi đại tiện tăng lên, phân sẽ có bề mặt bóng loáng, mùi khó chịu và bọt đặc trưng.
Trong khi đó, phân của người khỏe mạnh thường có hình dạng dài, màu vàng nâu, mùi đặc trưng không rõ ràng. Từ dấu hiệu này có thể phán đoán được cơ thể có vấn đề về sức khỏe hay không.
5. Giảm cảm giác thèm ăn
Khi bệnh viêm tụy đe dọa đến sức khỏe, nhiều người sẽ không còn cảm giác thèm ăn. Nếu sau khi uống bia rượu mà ngửi thấy mùi dầu mỡ là buồn nôn, đồng thời mất đi cảm giác thèm ăn, lượng đồ ăn ăn được giảm đi đáng kể thì có thể hệ tiêu hóa đã bị tổn hưởng, ngoài ra cũng không loại trừ khả năng bị bệnh viêm tụy.
Do vậy, nếu thấy xuất hiện triệu chứng này, hãy đi kiểm tra sức khỏe kịp thời, đồng thời tránh xa bia rượu. Ngay kể cả khi các dấu hiệu này không phải là viêm tụy, thì cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh khác cần theo dõi.
Bác sĩ chỉ ra những thời điểm không nên gội đầu
Không nên gội đầu vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy, không gội đầu khi ăn quá no hoặc quá đói, sau khi uống rượu… vì có thể gây chóng mặt, cảm lạnh, ảnh hưởng tiêu hóa.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trưởng Đơn vị Điều trị Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3, cho biết: gội đầu giúp chúng ta giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ và cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý về thời điểm và cả cách gội đầu để không gây ra các vấn đề với sức khoẻ.
Dưới đây là những thời điểm cần chú ý:
Không gội đầu ngay khi thức dậy vào buổi sáng
Thông thường vào buổi sáng cơ thể con người vừa mới ngủ dậy nên việc phục hồi chức năng cũng như lưu thông m.áu còn chậm. Bởi vậy, nếu bạn gội đầu ngay lúc này sẽ kích thích mạch m.áu não và gây khó chịu.
Nếu muốn gội đầu buổi sáng, nên gội sau khi ngủ dậy hơn 30 phút, nên gội nước ấm và cần dành đủ thời gian để sấy giúp tóc khô.
Không gội đầu buổi tối và để tóc ướt khi ngủ
Tóc ướt làm lạnh da đầu gây đau đầu, sổ mũi. Đây cũng là lý do nhiều người khuyên không nên gội đầu vào buổi tối, dễ có tình trạng để tóc ướt đi ngủ, đi làm về khuya gội đầu xong sấy tóc qua loa hoặc lau sơ là đi ngủ liền vì mệt sẽ dễ đau đầu, sổ mũi, cảm lạnh.
Bên cạnh đó, khi ngủ tóc dễ bị rối, tóc rối kết hợp với tóc ướt sẽ gây ra xơ rối gãy rụng tóc nhiều hơn.
Không nên gội đầu vào buổi tối và để tóc còn ướt đi ngủ qua đêm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ngủ với da đầu ướt sẽ dẫn đến các vấn đề khác như nấm tóc, gàu, n.hiễm t.rùng…. Nếu tóc hoặc da đầu của bạn đã nhờn và nhờn thì qua đêm sẽ càng dầu hơn vì da có khả năng tiết dầu tự nhiên vào ban đêm. Điều này có thể làm giảm độ đàn hồi của tóc và gây ra gàu. Tóc ướt gây khó chịu làm khó ngủ. Khi tóc ướt chứa nhiều vi khuẩn, điều này cũng có thể tác động đến sự phát triển của vi khuẩn trong lỗ chân lông.
“Nếu cần phải gội đầu buổi tối hãy gội nước ấm, không gội quá lâu, kết hợp thêm dầu xả để lóc không bị bết, cẩn thận lau khô, sấy khô tóc”, bác sĩ khuyên.
Không gội đầu khi quá đói hoặc quá no
Gội đầu vào 2 thời điểm này rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như đau bao tử, buồn nôn, chóng mặt…
Không gội đầu sau khi uống rượu
Nếu uống rượu, thì lời khuyên cho bạn là không nên gội đầu vì rất có thể gây chóng mặt, cảm giác tối sầm và nôn mửa.
Không gội đầu ngay sau khi tập thể dục
Sau khi tập thể dục, bơi lội và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn nên tránh gội đầu ngay. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi cho ráo mồ hôi và cơ thể trở lại trạng thái bình thường mới được tắm gội.