Vaccine COVID-19 sắp hết hạn có còn hiệu quả?

Chuyên gia lên tiếng trước nhiều ý kiến cho rằng vaccine COVID-19 sắp hết hạn không còn hiệu quả.

Thông tin trên được GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục y tế dự phòng (Bộ Y tế) chia sẻ ở tọa đàm “Tại sao phải tiêm mũi 3, mũi 4 phòng COVID-19 trong bối cảnh hiện nay?” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 1/7.

Hiện nhiều người dân lo ngại về việc tiêm mũi vaccine bổ sung lần 2 (mũi 3, 4) sẽ có phản ứng phụ mạnh hơn. Về vấn đề này, GS.TS Phan Trọng Lân cho rằng mỗi cơ thể sẽ có phản ứng với vaccine ở mức độ khác nhau.

“Nhiều người cho rằng sau khi tiêm mũi 3, mũi 4 sẽ có phản ứng phụ mạnh hơn, mệt mỏi hơn. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu trên thế giới đối với mũi tiêm 3, 4 vaccine COVID-19 sẽ ở giữa mức phản ứng của mũi 1-2. Ví dụ vaccine Pfizer tiêm mũi 2 sẽ có phản ứng nặng hơn mũi 1, và mũi 3, 4 ít phản ứng hơn mũi 2″, ông Lân cho biết.

vaccine covid 19 sap het han co con hieu qua 065 6520178

Người dân tiêm vaccine COVID-19 tại TP.HCM.

Đại diện Cục Y tế dự phòng cũng cho rằng nhiều người có tâm lý lo lắng hoặc do tác động của cuộc sống, trùng hợp với thời điểm tiêm chủng nên có sự nhầm lẫn mệt mỏi, sức khỏe suy giảm do sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19.

Cũng theo GS.TS Lân, vaccine là thành tựu của y học, trước khi tiêm đã được nghiên cứu thí nghiệm, thậm chí khi đã tiêm vẫn được tiếp tục nghiên cứu dưới sự dám sát từ người dân, các cơ quan y tế.

“Nếu có bất kỳ biến chứng, có ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ ngừng ngay việc tiêm chủng. Đến nay, trên thế giới và WHO vẫn đang duy trì tiêm chủng vaccine COVID-19 vì vậy người dân hoàn toàn có thể yên tâm tiêm chủng”, đại diện Cục Y tế dự phòng nói thêm.

Về thắc mắc vaccine gần hết hạn có còn hiệu quả không, GS.TS Lân cho biết, nghiên cứu của các hãng sản xuất vaccine hạn sử dụng vaccine là 9 tháng và vaccine có hiệu quả tốt nhất là sử dụng trong 9 tháng kể từ ngày sản xuất.

“Điều này không có nghĩa là chúng ta tiêm sớm trước hạn sử dụng 3-4 tháng là tốt. Trong khoảng thời gian 9 tháng này, vaccine có hiệu quả như nhau. Vì vậy trong quá trình phân bổ vaccine chúng ta đã sử dụng hiệu quả các vaccine gần hết hạn sử dụng.

Bên cạnh đó, trong quá trình tiêm chủng, phụ huynh và người dân được kiểm tra hạn sử dụng của vaccine. Việc công khai này đảm bảo người dân được sử dụng vaccine an toàn, hiệu quả”, ông Lân khẳng định.

Theo TS. Socorro Escalante, quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, trong hoàn cảnh COVID-19 diễn ra trên toàn thế giới hiện nay, việc cung cấp vaccine còn nhiều hạn chế.

“Vì vậy chúng ta cần ưu tiên cho đối tượng ưu tiên như những người suy giảm miễn dịch. Chúng ta rất may mắn đã có được vaccine và nó có thể phòng bệnh nặng, giảm áp lực cho ngành y tế”.

Tại tọa đàm PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, theo thống kê mới nhất có đến 45% ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng tại Singapore liên quan đến biến chủng BA.4 và BA.5

Ông Điển thông tin, biến chủng mới BA.4, BA.5 được nghiên cứu có khả năng lây lan nhanh hơn biến chủng cũ của Omicron. Mặc dù chưa có nghiên cứu về việc độc lực có mạnh hơn hay không nhưng chúng ta cần theo dõi.

Hiện tỷ lệ t.rẻ e.m 25-27% dân số, theo thông báo của Cục Y tế dự phòng tỉ lệ trẻ mắc COVID-19 tương đương với người lớn. Có khoảng 25-27% trẻ mắc bệnh, ca bệnh nặng chủ yếu gặp trẻ có bệnh nền, mắc bệnh mãn tính.

“Chúng ta đang ưu diên sử dụng vaccine Pfizer cho trẻ. Đỉnh dịch vào tháng 3, đến nay là tháng 7, như vậy đã đủ thời gian tiêm. Đặc biệt, trong mùa hè chúng ta đi du lịch, giao thương nhiều như vậy nguy cơ t.rẻ e.m mắc bệnh là rất lớn. Chúng ta cần tiêm vaccine để tạo miễn dịch cho gia đình chúng ta, bảo vệ cho cộng đồng”, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương nhấn mạnh.

Sắp tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 t.uổi, cha mẹ cần chuẩn bị gì? Trẻ mắc bệnh nào không được tiêm?

Nếu trẻ có t.iền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; có rối loạn về tri giác, gặp hội chứng tâm lý đám đông, tăng động, giảm chú ý,… cần thận trọng khi tiêm vaccine COVID-19.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn tại hội nghị trực tuyến tập huấn về tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi tuần trước nhấn mạnh, Bộ Y tế xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022.

Tiêm chủng cho t.rẻ e.m từ 5 đến dưới 12 t.uổi để bảo vệ sức khỏe t.rẻ e.m và giúp t.rẻ e.m được đi học, vui chơi, cha mẹ yên tâm làm việc trong điều kiện nước ta mở cửa, phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội“, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.

PGS.TS.Dương Thị Hồng – Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương – khẳng định sau khi vaccine phòng COVID-19 được cung ứng, Việt Nam sẽ triển khai đồng loạt tiêm vaccine phòng COVID-19 cho t.rẻ e.m từ 5 đến dưới 12 t.uổi.

Theo đó có 2 loại vaccine phòng COVID-19 tiêm cho t.rẻ e.m từ 5 đến dưới 12 t.uổi gồm vaccine Pfizervaccine Moderna. Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi vaccine cùng loại, không tiêm trộn với bất kỳ vaccine mRNA nào.

Loạt thông tin cha mẹ cần chuẩn bị trước khi vào điểm tiêm cho con

Trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine COVID-19, theo BS Nguyễn Hữu Châu Đức, bộ môn Nhi – Đại học Y dược Huế, khuyến cáo cha mẹ nên chuẩn bị những câu trả lời để khám tầm soát trước tiêm:

– Trẻ có bị dị ứng không?

– Trẻ đã bị viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim?

– Trẻ bị sốt?

– Trẻ có bị rối loạn đông m.áu?

– Trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng một loại thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch hệ thống?

– Trẻ đã được tiêm vaccine khác?

– Trẻ đã từng ngất xỉu liên quan đến tiêm thuốc?

Cha mẹ, người giám hộ cần cho nhân viên y tế biết chính xác về t.iền sử tiêm chủng, t.iền sử dị ứng của trẻ với các triệu chứng và điều trị cụ thể, tình trạng bệnh lý nền, các loại thuốc điều trị trẻ đang sử dụng. Những điều này rất quan trọng để bác sĩ có thể ra quyết định phù hợp trong việc chống chỉ định, chuyển viện hay cẩn trọng khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ và có kế hoạch theo dõi kỹ sau khi tiêm.

sap tiem vaccine covid 19 cho tre tu 5 duoi 12 tuoi cha me can chuan bi gi tre mac benh nao khong duoc tiem 35e 6391661

Trẻ mắc các loại bệnh nào nên trì hoãn hay không được tiêm vaccine COVID-19?

Trước khi tiêm chủng, trẻ sẽ được khám sàng lọc. TS.BS Lê Kiến Ngãi, Bệnh Viện Nhi Trung ương, cho hay có 3 nhóm đối tượng trẻ cần phải thận trọng và khám sàng lọc, thực hiện tiêm tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên. Đó là nhóm trẻ mắc bệnh mạn tính bẩm sinh; tại thời điểm khám sàng lọc phát hiện trẻ có bất thường về tim, phổi; trẻ có phản ứng phản vệ với bất kỳ dị nguyên nào trước đó.

Các trường hợp cần thận trọng khi tiêm chủng là trẻ có t.iền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; trẻ có rối loạn về tri giác, gặp hội chứng tâm lý đám đông, tăng động, giảm chú ý,…

Nhóm trẻ có t.iền sử phản vệ với vaccine COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vaccine thuộc đối tượng chống chỉ định tiêm.

Vì thế, theo khuyến cáo của TS Ngãi, các cơ sở tiêm chủng phải nghiên cứu kỹ các thành phần của vaccine theo khuyến cáo của nhà sản xuất, để nếu phát hiện trẻ có t.iền sử phản vệ với bất cứ thành phần nào của vaccine như muối, lipid, đường… thì phải xếp vào nhóm chống chỉ định tiêm.

Theo quy định, nhóm trẻ đang mắc bệnh cấp tính, bệnh mạn tính tiển triển hoặc các vấn đề khác, thuộc đối tượng phải trì hoãn tiêm chủng.

Đơn cử là những trẻ có bệnh mạn tính hoặc các bệnh cấp tính tiến triển như đang sốt, đang có tình trạng n.hiễm t.rùng; đang trong đợt điều trị bệnh mạn tính như hóa trị liệu ung thư,… thì cần trì hoãn cho đến khi trẻ kết thúc tình trạng bệnh cấp tính hoặc kết thúc đợt điều trị của bệnh mạn tính, theo vị chuyên gia.

sap tiem vaccine covid 19 cho tre tu 5 duoi 12 tuoi cha me can chuan bi gi tre mac benh nao khong duoc tiem b1b 6391661

Việt Nam sẽ triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi đồng loạt tại 63 tỉnh/thành ngay khi có vaccine về. Ảnh minh hoạ

Với trẻ gặp hội chứng viêm đa cơ quan MIS-C (tình trạng các bộ phận cơ thể khác nhau bị viêm, gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa), bác sĩ khuyến cáo cần trì hoãn tiêm đến khi bệnh nhi hồi phục hoàn toàn bệnh lý này.

“Nếu trẻ có tình trạng viêm đa cơ quan sau COVID-19 thì phải được thăm khám, theo dõi tại cơ sở khám chữa bệnh để chắc chắn không còn biểu hiện lâm sàng; các bộ phận đều hồi phục hoàn toàn mới có thể tiêm vaccine COVID-19” – TS Ngãi nói.

Với trẻ đã mắc COVID-19, sau khi khỏi bệnh sau ít nhất 3 tháng, trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi có thể tiêm vaccine phòng COVID-19, tiêm các liều cơ bản cùng loại vaccine cho trẻ.

Cần chuẩn bị gì cho trẻ trước khi tiêm?

Để giúp trẻ thoải mái hơn trước, trong và sau tiêm chủng, chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên trao đổi với trẻ về tầm quan trọng của tiêm vaccine phòng COVID-19. Cha mẹ cũng nên cho con ăn uống đầy đủ, tránh bị đói, khát trước khi tiêm. Thực hiện quy định 5K tại điểm tiêm để phòng tránh lây nhiễm SARS-CoV-2…

Trẻ cũng không cần trì hoãn lịch tiêm chủng các loại vaccine khác, đồng thời không dừng các thuốc trị bệnh mà trẻ đang uống.

Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của điểm tiêm, cha mẹ cũng nên mang theo sổ tiêm chủng của trẻ.

Theo dõi trẻ sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thế nào?

Sau khi tiêm chủng, cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng nghiêm trọng nếu có… Đồng thời các gia đình cần theo dõi liên tục sức khỏe của trẻ trong vòng 28 ngày sau tiêm, đặc biệt 48 giờ đầu.

– Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm vaccine COVID-19.

– Không nên uống các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng.

– Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

– Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

– Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có: Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

Nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 giờ cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Thấy một trong các dấu hiệu sau tiêm vaccine cần đưa trẻ đi viện

– Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;

– Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc c.hảy m.áu, xuất huyết dưới da;

– Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;

– Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;

– Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đ.ánh trống ngực kéo dài, ngất;

– Đường tiêu hóa có dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;

– Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;

– Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường;

– Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn;

– Sốt cao liên tục trên 38,5 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *