Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bỏ ăn sáng?

Từ lâu, bữa sáng được coi là bữa ăn lành mạnh và thậm chí còn quan trọng hơn các bữa ăn khác.

Bỏ ăn sáng có rất nhiều lý do. Tuy nhiên hầu như xuất phát từ thời gian công việc gia đình quá gấp gáp khiến nhiều người không muốn dùng bữa sáng. Thông thường, người đi làm và học sinh cần ăn sáng trước 6h30 mỗi ngày để đảm bảo 7h có mặt bắt đầu công việc hay đi học.

Thời gian này cơ thể vẫn chưa có cảm giác đói đồng thời khá khó để ăn sáng vào thời điểm này với phần lớn chúng ta. Bên cạnh những vấn đề về thời điểm thì thời gian cũng là nhược điểm. Công việc bận rộn hay thời gian gấp gáp khiến nhiều người không kịp chuẩn bị và ăn sáng. Lâu dần họ hình thành thói quen bỏ luôn bữa sáng. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bỏ ăn sáng?

dieu gi se xay ra neu ban bo an sang b79 6520185

Bữa sáng được cho là quan trọng hơn các bữa ăn khác. (Ảnh minh họa)

Bệnh tim mạch

Các nghiên cứu về nguy cơ xơ vữa động mạch cho kết quả tới 67% nguy cơ trên những người không ăn sáng trong khi người ăn sáng chỉ chiếm 21%. Ảnh hưởng này được lý giải dựa trên sự thay đổi chỉ số đường huyết. Nếu đường huyết không ổn định có thể dẫn đến tắc nghẽn động mạch. Nguy cơ xuất hiện bệnh tim mạch cấp và mãn tính đặc biệt là đột quỵ cũng được ghi nhận.

Tiểu đường tuýp 2

Khi không ăn sáng cơ thể sẽ xảy ra tình trạng rối loạn chuyển hóa và tăng khả năng mắc chứng đái tháo đường. Trong đó phụ nữ được cho là đối tượng nguy cơ mắc cao hơn vì họ thường bỏ ăn sáng.

Thiếu năng lượng và tỉnh táo

T.rẻ e.m và trẻ ở lứa t.uổi vị thành niên khi không ăn sáng sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển thể chất. Ở giai đoạn này cơ thể có nhu cầu dinh dưỡng khá lớn, nếu không kịp thời bổ sung sẽ gây ra suy nhược, suy dinh dưỡng. Mọi vấn đề dinh dưỡng ở trẻ đều gây suy giảm trí nhớ và giảm nhận thức ngắn hạn hoặc dài hạn. Lâu dài, người bỏ ăn sáng sẽ bị thiếu m.áu não gây mất tập trung và thiếu tỉnh táo.

Mất cân bằng dưỡng chất

Bữa sáng có vai trò cung cấp năng lượng dài cho nửa ngày hoạt động nếu không cung cấp sẽ làm cơ thể kiệt sức. Lâu dài sẽ suy yếu hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch được coi là lá chắn giúp cơ thể chống lại mọi tác hại của môi trường. Vì thế người không ăn sáng dễ mắc bệnh và suy nhược cơ thể.

Mắc bệnh tiêu hóa

Nhịn đói hoạt động công việc học tập sẽ khiến cảm giác cồn cào ruột xảy ra. Khi không có thức ăn để tiêu hóa dạ dày vẫn làm việc theo đúng chu kỳ thường ngày. Lượng axit tiết ra để tiêu hóa thức ăn lúc này sẽ phản ứng lên thành dạ dày và ruột. Vì thế nên người bỏ ăn sáng có nguy cơ viêm loét dạ dày cao hơn. Ngoài ra khi không ăn sáng có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn, tiêu chảy bất thường.

Ngoài ra, nhịn ăn sáng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trao đổi chất của cơ thể. Cơ thể khó khăn trao đổi chất chính là nguyên nhân dẫn đến béo phì thừa năng lượng.

TP.HCM: 4 bước xử trí khi phát hiện ca nghi đậu mùa khỉ

Người có dấu hiệu nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ liên hệ trạm y tế để được hướng dẫn cách ly tại nhà, khi có dấu hiệu nặng có thể tự đi xe cá nhân đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM hoặc gọi xe cấp cứu qua tổng đài 115.

Nhằm chủ động giám sát các trường hợp đậu mùa khỉ và kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch, hạn chế tối đa số ca mắc và t.ử v.ong, Sở Y tế TP.HCM ban hành hướng dẫn tạm thời giám sát phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn thành phố.

Đây là lần thứ hai ngành y tế thành phố chuẩn bị phương án ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ. So với hướng dẫn trước, lần này Sở Y tế hướng dẫn chi tiết hơn về cách thức tự cách ly theo dõi và di chuyển đến bệnh viện để tránh lây nhiễm cộng đồng, định nghĩa ca bệnh có thể… Theo đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM được chỉ định là bệnh viện sẽ tiếp nhận các ca đậu mùa khỉ.

Định nghĩa ca bệnh nghi ngờ, các bệnh có thể

Trường hợp nghi ngờ, khi một người đang sinh sống tại quốc gia không lưu hành bệnh đậu mùa khỉ, bị phát ban có bóng nước cấp tính không rõ nguyên nhân và có một hoặc nhiều dấu hiệu, triệu chứng sau: sốt (> 38C), nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược.

Trường hợp có thể: là trường hợp nghi ngờ và có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ như trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh có thể, thông qua tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ t.ình d.ục), hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ cùng cá nhân của người bệnh.

Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có t.iền sử đi du lịch đến các quốc gia có lưu hành bệnh đậu mùa khỉ. Có các triệu chứng bệnh nêu trên đến mức phải nhập viện.

Dưới đây là 4 bước xử trí khi phát hiện ca nghi nhiễm đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Sở Y tế TP.HCM

Bước 1. Tầm soát, ghi nhận người có dấu hiệu của trường hợp nghi ngờ

Tại cửa khẩu, bộ phận kiểm dịch y tế thực hiện giám sát người nhập cảnh qua đường hàng không, hàng hải để phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ bằng cách giám sát thân nhiệt người nhập cảnh qua máy đo thân nhiệt; giám sát các triệu chứng nghi ngờ của người nhập cảnh qua thông báo của tiếp viên hàng không, người nhập cảnh tự khai báo…

Người dân khi có các triệu chứng “phát ban có bóng nước cấp tính không rõ nguyên nhân và có một hoặc nhiều dấu hiệu, triệu chứng như sốt (> 38C), nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược” báo ngay cho trạm y tế nơi lưu trú.

tphcm 4 buoc xu tri khi phat hien ca nghi dau mua khi 68a 6489515

Nốt phát ban trên người mắc đậu mùa khỉ. Ảnh REUTERS

Bước 2. Khai thác thông tin về yếu tố dịch tễ

Khi tiếp nhận trường hợp nghi ngờ, bộ phận kiểm dịch y tế, nhân viên tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc trạm y tế (gọi chung là nhân viên y tế) thăm khám, khai thác thông tin hành chính, lập phiếu điều tra dịch tễ (những nơi đã đi qua; tiếp xúc động vật hoang dã, kể cả thịt, m.áu và các bộ phận của chúng; tiếp xúc gần với người nghi ngờ hoặc xác định bệnh…) trong vòng 21 ngày. Nhân viên y tế báo cáo nhanh cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố.

Bước 3. Hướng dẫn “trường hợp nghi ngờ, trường hợp có thể” tuân thủ các quy định phòng, chống dịch

Đối với trường hợp không đủ yếu tố xác định là “trường hợp có thể” (chỉ là “trường hợp nghi ngờ”), bộ phận kiểm dịch y tế hoặc trạm y tế hướng dẫn đối tượng tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà. Trong thời gian theo dõi sức khỏe tại nhà, nếu có dấu hiệu năng cần đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để được khám bệnh và theo dõi kịp thời. Hướng dẫn người bệnh mang khẩu trang y tế, di chuyển bằng xe cá nhân hoặc gọi tổng đài 115 để được hỗ trợ (hạn chế di chuyển bằng phương tiện công cộng).

Đối với trường hợp đủ yếu tố xác định là “trường hợp có thể”: bộ phận Kiểm dịch y tế hoặc trạm y tế hướng dẫn đối tượng tuân thủ đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc, tư vấn người bệnh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để được khám bệnh và theo dõi.

Người bệnh đồng ý nhập viện, khuyến khích di chuyển bằng xe cá nhân đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, hạn chế di chuyển bằng phương tiện công cộng. Nếu người bệnh không đồng ý, hướng dẫn di chuyển về nơi lưu trú bằng xe cá nhân (hạn chế di chuyển bằng phương tiện công cộng) để tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà.

Nếu “trường hợp nghi ngờ, trường hợp có thể” có các dấu hiệu năng cần nhập viện, Trung tâm Cấp cứu 115 sẽ chịu trách nhiệm chuyển người bệnh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để được chăm sóc và điều trị.

Bước 4. Lấy mẫu xét nghiệm “trường hợp có thể”, báo cáo kết quả

Nếu là trường hợp có thể, nhân viên y tế của trạm y tế, trung tâm y tế lấy mẫu bệnh phẩm theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, gửi về Khoa xét nghiệm thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố để điều phối mẫu đến Viện Pasteur TP.HCM hoặc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố theo dõi kết quả xét nghiệm, phản hồi kết quả cho đơn vị gửi mẫu và báo cáo về Sở Y tế theo quy định.

Với trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh đậu mùa khỉ, người bệnh sẽ được cách ly y tế, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố điều tra các trường hợp có tiếp xúc gần với “trường hợp xác định” để lập danh sách, theo dõi giám sát theo quy định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *