Các bác sĩ tại Đại học Y khoa Maryland (Mỹ) nêu lý do t.ử v.ong của người ghép tim lợn đầu tiên trên thế giới
Sau khi được ghép tim lợn 2 tháng, ông David Bennett qua đời vào tháng 3. Ban đầu, các chuyên gia cho rằng, bệnh nhân 57 t.uổi có thể nhiễm virus từ trái tim lợn biến đổi gene.
Tuy nhiên, mới đây, các bác sĩ đã đưa ra nhận định, ông Bennett c.hết vì suy tim chứ không phải do đào thải nội tạng.
Ông Bennett đã được ghép trái tim biến đổi gene vào ngày 7/1 sau khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép khẩn cấp vào đêm giao thừa.
Trước đó, nam bệnh nhân đã phải nằm viện 6 tuần do chứng rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng. Ông bị suy tim giai đoạn cuối và không đủ điều kiện để cấy ghép tim truyền thống.
Ông David Bennett (trái) sau ca phẫu thuật ghép tim.
Tiến sĩ Bartley Griffith, Giáo sư cấy ghép tại Đại học Y khoa Maryland, cho hay, ê-kíp cảm thấy được khích lệ trước sự tiến triển của bệnh nhân sau khi ghép tim.
“Trái tim của ông ấy mạnh mẽ, dường như quá mạnh so với cơ thể yếu ớt, ông ấy có một ý chí sống”, Griffith kể.
“Kết quả khám nghiệm t.ử t.hi không cho thấy bằng chứng về sự đào thải. Thay vào đó, chúng tôi thấy cơ tim dày lên và sau đó cứng lại dẫn đến suy tim tâm trương, có nghĩa là cơ tim không thể nạp đầy m.áu cho tim như bình thường”.
Theo NBC, tình trạng này có khả năng do tác động của một loại thuốc được dùng để ngăn chặn sự đào thải và n.hiễm t.rùng.
Trong quả tim ghép cũng có DNA của một loại virus tên là porcine cytomegalovirus. Các chuyên gia đang tìm hiểu liệu virus có làm tổn thương tim hay không.
Trước khi cấy ghép, nhóm phẫu thuật đã tiến hành các biện pháp kiểm soát n.hiễm t.rùng và kiểm tra trái tim.
“Chúng tôi coi đây là một kinh nghiệm quan trọng. Với những gì đã biết, chúng tôi sẽ thay đổi một số phương pháp và kỹ thuật trong tương lai”, đồng trưởng nhóm nghiên cứu”, tiến sĩ Muhammad M. Mohiuddin chia sẻ.
Cấy ghép dị chủng từ một loài không phải người sang người đã được nghiên cứu khi nhu cầu thay thế nội tạng tăng lên. Theo FDA, mỗi ngày có 10 bệnh nhân ở Mỹ c.hết trong khi chờ nội tạng được hiến tặng.
Theo Trường Y Đại học Harvard, các mô của lợn và bò đã được sử dụng thành công để thay thế van. Các van thường tồn tại khoảng 15 năm và không cần sử dụng thuốc chống đông m.áu.
Tiến sĩ Bert W. O’Malley, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Trung tâm Y tế Đại học Maryland, cho biết: “Chúng ta đã bước vào một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng”.
“Chúng ta vẫn còn một con đường trước mặt trước khi việc cấy ghép dị chủng trở thành chuyện hằng ngày. Nhưng cuộc phẫu thuật lịch sử này mang lại một tương lai mà nhiều người chưa bao giờ nghĩ có thể xảy ra”.
Bệnh nhân ghép tim lợn kiên quyết làm 2 việc sau khi hồi phục
Hồi phục dần sau ca ghép tim, ông David Bennett ngồi xem trận đấu bóng bầu dục tranh Super Bowl và hát theo bài “America the Beautiful” (Nước Mỹ tươi đẹp).
Vào Chủ nhật (ngày 13/2), ông Bennett ngồi dậy trên giường và hát nhỏ theo bài “America the Beautiful” khi nữ ca sĩ Jhené Aiko thể hiện màn trình diễn trong trận bóng bầu dục Super Bowl.
Ông Bennett được cấy ghép một trái tim từ lợn biến đổi gen vào ngày 7/1. Hiện ông vẫn đang được theo dõi và có những bước hồi phục từ từ tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ).
“Trái tim đang hoạt động rất tốt. Một số bác sĩ của chúng tôi đang cố gắng tìm xem có trục trặc gì không nhưng họ không thể làm được điều đó”, bác sĩ phẫu thuật chính, Tiến sĩ Muhammad M. Mohiuddin, Trường Y Đại học Maryland cho biết.
“Trái tim đang co bóp mạnh mẽ như bình thường, không hề có dấu hiệu bị đào thải”.
Ông David Bennett ngồi dậy để xem đấu bóng bầu dục
Bennett, 57 t.uổi, là cổ động viên trung thành của đội bóng bầu dục Pittsburgh Steelers. Trong thời gian hồi phục, ông mới hay tin ngôi sao của đội, Ben Roethlisberger, đã giải nghệ sau 18 mùa giải gắn bó.
Ông kiên quyết phải xem Los Angeles Rams chơi Cincinnati Bengals trong trận tranh Super Bowl. Ông ngồi dậy, cố gắng hết sức để lấy giọng hát theo bài ca ái quốc “America the Beautiful”. Bác sĩ vật lý trị liệu Christine Wells ở ngay bên cạnh để hỗ trợ.
Việc thứ hai ông Bennett muốn làm là gặp chú chó cưng của mình.
Tiến sĩ Bartley P. Griffith, Giám đốc Chương trình Cấy ghép Tim tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland, chia sẻ: “Bệnh nhân đang có tiến bộ, có thể tự đứng dậy, ngẩng đầu. Ông ấy có một trí nhớ tuyệt vời về mọi chuyện ở nhà. Chúng tôi nói về chú chó cưng của ông ấy, Lucky (May mắn). May mắn đang chờ đợi ông”.
Các bác sĩ hy vọng họ có thể đưa chú chó May mắn vào thăm chủ.
Một nhóm chuyên gia y tế đang theo dõi tình trạng của ông Bennett với niềm tin trường hợp này sẽ đem lại hướng đi chi tiết cho những người ghép tim trong tương lai.
Ông Bennett mắc bệnh tim giai đoạn cuối, một số trung tâm y tế nhận định, bệnh nhân không đủ điều kiện để cấy ghép tim người.
Các bác sĩ cho biết, ca cấy ghép mới này là một bước đột phá. Chú lợn hiến tim đã trải qua quá trình chỉnh sửa gen để loại bỏ một loại đường khỏi các tế bào – được cho là nguyên nhân dẫn đến việc đào thải nội tạng ở bệnh nhân.
Nội tạng lợn được đ.ánh giá phù hợp để cấy ghép cho người vì có kích thước và hình dạng tương tự.
Giờ đây, Trung tâm Y tế Đại học Maryland và Tiến sĩ Mohiuddin đã sẵn sàng chia sẻ nghiên cứu với các chuyên gia khác.
“Chúng tôi xuất bản công trình của mình để chia sẻ với cộng đồng và các đồng nghiệp trong lĩnh vực cấy ghép. Chúng tôi tin rằng lĩnh vực này sẽ không thể phát triển nếu chỉ có một trung tâm thực hiện trên cá nhân riêng lẻ”, Tiến sĩ Mohiuddin nói.
“Thông tin cần được chia sẻ, các trung tâm khác cần làm những điều chúng tôi đã làm. Nếu thành công được lặp lại, lĩnh vực này sẽ được thúc đẩy với tốc độ nhanh chóng”.