Ngày 4-7, ông Nay Phi La, giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, cho biết đã lập hội đồng chuyên môn đ.ánh giá quy trình khám, chữa bệnh của Bệnh viện Đại học Buôn Ma Thuột đối với trường hợp bệnh nhi Tô Ngọc H. (4 tháng t.uổi).
Thông cáo báo chí ban đầu, Bệnh viện Đại học Buôn Ma Thuột nói cháu bé điều trị ở bệnh viện khác, trở nặng mới đến điều trị tại đây – Ảnh: TR.TÂN
Theo đó, tiến sĩ – bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Hùng, phó giám đốc Sở Y tế, làm chủ tịch hội đồng.
Hội đồng có trách nhiệm xem xét, đ.ánh giá quy trình khám, chữa bệnh đối với trường hợp bệnh nhi Tô Ngọc H. (sinh ngày 9-2-2022, ở xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk). Bệnh nhi đã khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Buôn Ma Thuột từ ngày 24 đến ngày 27-6 và t.ử v.ong tại viện.
Như T.uổi Trẻ Online đã phản ánh, theo chị Nguyễn Thị Thu Hà (mẹ cháu H.), ngày 24-6, gia đình đưa cháu vào Bệnh viện Đại học Buôn Ma Thuột điều trị do bị viêm phổi nhẹ. Sau 2 ngày điều trị, đến chiều 26-6, sức khỏe của con chị đã bình thường, chơi ngoan và ăn ngủ đúng giờ.
Đến khoảng 13h40 cùng ngày, trong lúc cháu H. đang ngủ thì điều dưỡng vào cho thở khí dung. Lúc này, H. khóc ré lên, mặt tím tái nên gia đình gỡ bộ thở ra khỏi miệng cháu.
Thấy nhân viên y tế đang đứng đó, chị Hà đã bế con bỏ chạy ra ngoài thì bị nhân viên kéo lại, tiếp tục bắt thở khí dung mặc cho gia đình van xin.
Đến khoảng 14h30, cháu H. yếu dần, người tím tái hơn rồi mất lúc 9h27 ngày 27-6.
Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột – Ảnh: TR.TÂN
Liên quan vụ việc, một lãnh đạo Công an thành phố Buôn Ma Thuột cho biết đơn vị cùng Viện KSND cùng cấp thụ lý tin báo để điều tra. Công an thành phố Buôn Ma Thuột đã đến bệnh viện thu thập hồ sơ bệnh án để xác minh, sau đó liên lạc gia đình nạn nhân đề nghị khám nghiệm t.ử t.hi cháu bé nhưng gia đình không chấp nhận.
Cũng theo vị này, Công an thành phố đã phân công lãnh đạo phụ trách điều tra vụ việc. Hiện đơn vị phối hợp với ngành chức năng điều tra.
Liệt mặt vì bấm huyệt ở chỗ gội đầu: Cảnh báo nguy cơ khôn lường khi bấm huyệt sai cách
Nhiều người có thói quen gội đầu ở tiệm để được xoa bóp, bấm huyệt cho thư giãn, nhưng có không ít trường hợp đã gặp phải các tổn thương đáng tiếc.
Liệt mặt vì bấm huyệt lúc gội đầu
Thói quen xoa bóp, bấm huyệt, nắn bẻ khớp là thói quen nhiều người yêu thích vì các tác động này giúp họ cảm thấy khoan khoái, dễ chịu hơn. Hầu hết ở các các hiệu cắt tóc, gội đầu đều có dịch vụ day bấm một số nơi ở vùng đầu và mặt hoặc tiến hành một số động tác như xoay cổ, kéo tóc,… Nhiều người cho biết, mỗi lần đi gội đầu, họ thích cảm giác dễ chịu khi được nhân viên g.iật t.óc vì thấy bớt căng thẳng hơn sau một ngày làm việc.
Trường hợp của chị Kiều Minh L. – Gò Vấp, TP.HCM đến điều trị phục hồi chức năng liệt cơ mặt do xoa bóp bấm không đúng huyệt. Chị Lanh cho biết chị có thói quen đi gội đầu và thích được nhân viên gội đầu xoa bóp bấm huyệt rất dễ chịu.
Một lần, nhân viên gội đầu vừa bấm huyệt xong, chị thấy một bên mặt của mình tê cứng và sau đó chị bị liệt cơ mặt, tay chân co dính khó cử động. Chị L. phải đi điều trị phục hồi chức năng ròng rã 6 tháng mới khỏi.
Nguy cơ từ xoa bóp, bấm huyệt sai
Theo TS.BS. Phạm Việt Hoàng – nguyên Phó Giám đốc BV Tuệ Tĩnh, Hà Nội, việc day bấm các huyệt vị châm cứu hay tiến hành các động tác xoa bóp ở vùng đầu cổ là rất có ích, nhất là khi cơ thể đang ở tình trạng mệt mỏi sau một ngày làm việc căng thẳng hoặc khi có những bức xúc quá mức về tinh thần.
Xoa bóp vùng đầu là rất tốt nếu thực hiện đúng kỹ thuật. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, day ấn và xoa bóp ở vị trí nào trên cơ thể và kỹ thuật tiến hành ra sao để đạt được hiệu quả cao nhất và dự phòng hữu hiệu những tai biến và phản ứng phụ không đáng có thì là cả một vấn đề không đơn giản, đòi hỏi người làm phải có kinh nghiệm và được đào tạo về xoa bóp bấm huyệt. BS Hoàng cho biết, ở các quán cắt tóc gội đầu, đa số các nhân viên tự bảo nhau kỹ thuật day ấn, bấm huyệt và không được đào tạo bài bản.
Nếu làm không đúng, bạn có thể bị lâm vào trạng thái “say kim” biểu hiện bằng các triệu chứng như toàn thân toát lạnh, vã mồ hôi, đầu choáng, mắt hoa, tay chân run rẩy, thậm chí có thể ngừng tim, co giật và sùi bọt mép… rất nguy hiểm. BS Hoàng cho rằng, nếu bạn cần xoa bóp, bấm huyệt, bạn nên chọn cơ sở được cấp phép của cơ quan quản lý, kỹ thuật viên phải được đào tạo, có chứng chỉ hành nghề để giảm rủi ro đáng tiếc.
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ – Giảng viên khoa Y học cổ truyền , trường Đại học Y Dược TP.HCM cũng cho biết, y học cổ truyền có hai biện pháp điều trị như dùng thuốc và không dùng thuốc. Xoa bóp bấm huyệt nằm trong gói không dùng thuốc. Xoa bóp là dùng bàn tay, bấm huyệt dùng ngón tay.
Mục tiêu của các việc làm này là để điều trị các chứng rối loạn chức năng như mệt mỏi, mất ngủ, khó thở, điều trị các bệnh cơ xương khớp.
BS Vũ cho biết, bản thân ông gặp không ít trường hợp đi bấm huyệt khi chỉ đau tay, nhưng sau khi về nhà thì tay trở nên bị liệt. Người bệnh bị tổn thương cơ, siêu âm bị tụ dịch dưới cơ nên không cử động được tay. Hay có người là công nhân đi làm về đau mỏi cổ nên nhờ bạn xoa bóp, bẻ khớp vùng cổ và sau đó dẫn tới t.ử v.ong. Có trường hợp xoa bóp ở lưng, trong quá trình xoa bóp bấm mạnh gây đứt tuỷ, từ đó dẫn tới liệt, không đi lại được.
Theo BS Vũ, với các kỹ thuật viên không được đào tạo bài bản, việc thao tác sai sẽ dẫn tới các tai nạn nghiêm trọng cho khách hàng.
BS Vũ khuyến cáo mọi người không nên đến các cơ sở không đảm bảo để nhờ xoa bóp, bấm huyệt. Bởi vì, có những huyệt không thể bấm vào hoặc không được bấm mạnh. Ví dụ bấm huyệt hợp cốc mạnh quá có thể gây sảy thai ở người có thai. Các huyệt không được bấm là những huyệt tại mắt, tai, mũi.
Nếu bạn muốn xoa bóp, bấm huyệt cần được khám, tư vấn thật kỹ. Người bị u, nổi hạch, người bị tổn thương về m.áu, người bị lao tiến triển, suy kiệt không nên bấm huyệt.
Nếu bấm huyệt về thấy người đau nhức ê ẩm hoặc các triệu chứng bất thường khác, có thể là kỹ thuật viên đã thực hiện sai thao tác. Bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế tin cậy để kiểm tra.