Bộ Y tế khẩn trương, quyết liệt hơn nữa việc đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh trở lại.
Đẩy mạnh tiêm vắc xin mũi 4 để chủ động ứng phó với diễn biến dịch bệnh – Ảnh: N.TRẦN
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 4114 ngày 2-7 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Trước diễn biến khó lường của dịch COVID-19, nhất là việc xuất hiện biến chủng mới BA.5 của virus SARS-CoV-2 và đã xâm nhập vào Việt Nam làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh trở lại. Để tăng cường kiểm soát dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế và các cơ quan, địa phương thực hiện nghiêm các chỉ đạo trước đó của Chính phủ, Thủ tướng về công tác phòng, chống dịch và tiêm vắc xin…
Thủ tướng giao Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp tục chỉ đạo Bộ Y tế, các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng, hoàn thành theo mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ.
Trong đó, Bộ Y tế khẩn trương, quyết liệt hơn nữa việc đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 t.uổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho t.rẻ e.m từ 5 t.uổi đến dưới 12 t.uổi theo mục tiêu đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.
Bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc chữa bệnh, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh và cho công tác phòng, chống dịch trên cả nước. Bảo đảm đầy đủ, kịp thời thuốc chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tiêm vắc xin, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Sử dụng kịp thời, hiệu quả số vắc xin phòng COVID-19 do Bộ Y tế phân bổ, tránh lãng phí.
Bảo đảm đầy đủ, kịp thời thuốc chữa bệnh, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị cho công tác phòng, chống dịch và khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.
Bộ Thông tin và truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan truyền thông làm tốt công tác truyền thông để nhân dân hiểu về diễn biến phức tạp khó lường của dịch bệnh, về biến chủng mới BA.5 của virus SARS-CoV-2 có thể làm dịch bùng phát trở lại để ủng hộ, tích cực tham gia tiêm vắc xin phòng chống dịch COVID-19 và tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Biến chủng BA.5 của Omicron xâm nhập Việt Nam: Mức độ nguy hiểm ra sao?
Các biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron đang gây ra mối đe dọa bởi nó được cho là có khả năng lây lan mạnh hơn BA.2 và có thể sẽ sớm thống trị nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã có sự xâm nhập của biến chủng BA.5.
CNN đưa tin, dữ liệu mới từ Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, Đại học Y Harvard (Mỹ) cho thấy các biến thể phụ Omicron BA.4 và BA.5 dường như thoát khỏi phản ứng kháng thể ở cả những người từng mắc COVID-19 và người đã tiêm mũi vaccine tăng cường.
Theo các chuyên gia, đặc điểm này của các dòng phụ có thể khiến biến thể này trở thành biến thể thống trị và dẫn đến một làn sóng COVID-19 mới trong những ngày sắp tới.
Tuy nhiên, vaccine COVID-19 vẫn được kỳ vọng sẽ cung cấp khả năng bảo vệ đáng kể chống lại bệnh nặng. Hơn nữa, các nhà sản xuất vaccine đang nghiên cứu mũi tiêm cập nhật có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn chống lại các biến thể.
BA.4 và BA.5 có các đặc điểm riêng biệt
Tháng trước, các nhà khoa học tại Trung tâm Đổi mới và Ứng phó Dịch tễ (CERI) ở Nam Phi đã phát hiện ra hai biến thể phụ mới của biến thể Omicron rất dễ lây lan. Đó là BA.4 và BA.5 và được ước tính lần lượt xuất hiện vào giữa tháng 12/2021 và đầu tháng 1/2022.
Theo nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Y học New England, mức độ kháng thể trung hòa được tạo ra nhờ tiêm chủng hoặc do từng nhiễm COVID-19 đối với các biến thể phụ BA.4 và BA.5 thấp hơn vài lần so với chủng SARS-CoV-2 ban đầu.
Tiến sĩ S. Dan Barouch, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu virus và vaccine tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess ở Boston, cho biết: “Chúng tôi đã quan sát thấy hiệu giá kháng thể trung hòa giảm 3 lần đối với BA.4 và BA.5 so với BA.1 và BA.2, vốn đã thấp hơn đáng kể so với các biến thể COVID-19 ban đầu. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy những biến thể phụ mới này có thể sẽ dẫn đến gia tăng số ca bệnh ở những quần thể có mức độ miễn dịch nhờ vaccine cao, cũng như khả năng miễn dịch BA.1 và BA.2 tự nhiên. Tuy nhiên, vaccine COVID-19 vẫn có khả năng cung cấp sự bảo vệ đáng kể chống lại bệnh nặng khi nhiễm BA.4 và BA.5”.
Các phát hiện trên cũng tương tự nghiên cứu riêng biệt của các nhà khoa học tại Đại học Columbia. Theo kết quả nghiên cứu, BA.4 và BA.5 có nhiều khả năng thoát khỏi các kháng thể trong m.áu của những người trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ và tăng cường so với biến thể phụ khác của Omicron, làm tăng nguy cơ n.hiễm t.rùng đột phá. Ngoài ra, nguy cơ tái nhiễm cũng cao hơn, ngay cả ở những người đã có một số miễn dịch trước đó với virus.
Ước tính, BA.4 và BA.5 đã gây ra khoảng 35% ca nhiễm COVID-19 mới ở Mỹ vào tuần 3 tháng 6, so với 29% của tuần trước đó, theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Theo CDC châu Âu, BA.4 và BA.5 là những biến thể lây lan nhanh nhất được báo cáo cho đến nay, dự kiến sẽ thống trị ở Mỹ, Vương quốc Anh và phần còn lại của Châu Âu trong vài tuần tới.
Omicron cho đến nay là phiên bản đột biến nhất của virus SARS-CoV-2. Nó có hơn 42 đột biến đáng lo ngại trong protein gai, khiến nó có khả năng trốn tránh khả năng miễn dịch nhờ vaccine.
Các triệu chứng của Omicron BA.4 và BA.5
Dưới đây là một số triệu chứng liên quan đến biến thể Omicron BA.4 và BA.5 độc lực cao mà bạn không nên bỏ qua:
– Đau nhức đầu liên tục
– Sốt và ớn lạnh
– Cảm giác khó chịu
– Mệt mỏi hoặc cực kỳ mệt mỏi
– Kiệt sức
– Nghẹt mũi hoặc sổ mũi./.