Nhiều người nghĩ rằng không nên tắm gội khi bị sốt xuất huyết, nhất là với trẻ sức đề kháng yếu, điều này có đúng?
BS.CKI. Lê Thị Thúy Hằng – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Cơ sở 3, người mắc số xuất huyết vẫn nên tắm rửa bình thường. Tuy nhiên, thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, dù sốt có thể giảm nhưng xuất hiện tình trạng xuất huyết ở các mức độ khác nhau do hạ tiểu cầu nhiều. Bạn nên tránh kỳ cọ mạnh dễ gây c.hảy m.áu dưới da hoặc trong cơ.
Người bệnh nên tắm bằng nước ấm. Dùng nước lạnh để tắm gội sẽ làm mạch ngoài da co lại, mạch nội tạng giãn ra, dẫn đến nguy cơ t.ử v.ong.
Với trẻ nhỏ, BS Nguyễn Trần Nam – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM khuyên cha mẹ vẫn nên tắm cho bé bằng nước ấm hàng ngày để tránh sốt cao, bài tiết mồ hôi nhiều gây viêm da dễ bội nhiễm hơn.
Tuy nhiên, chuyên gia này đưa ra một số lưu ý phải nhớ. Cụ thể, không ngâm người trong nước hoặc tắm quá lâu. Nhiệt độ nước tắm ấm vừa phải, không tắm với nước lạnh. Nếu gội đầu, đặc biệt là phụ nữ tóc dày, nên sấy khô, tránh để tóc ướt lâu. Bạn không đi ngủ khi tóc còn ẩm vì dễ làm cơ thể nhiễm lạnh.
TP.HCM tập trung dọn vệ sinh môi trường để phòng sốt xuất huyết.
Các chuyên gia cho biết, sốt xuất huyết khá phổ biến ở các quốc gia nhiệt đới, là bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn (Aedes aegypti) mang virus Dengue gây ra. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như sốt cao, xuất huyết, thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông m.áu, suy tạng nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Sốt xuất huyết thường diễn tiến theo từng giai đoạn và triệu chứng cụ thể.
Giai đoạn ủ bệnh: Thời kỳ này kéo dài 3 – 7 ngày. Virus Dengue tùy theo cơ địa và khả năng miễn dịch của từng người mà nhân lên dần dần, đến khi đủ số lượng sẽ gây ra nhiều triệu chứng cụ thể.
Giai đoạn sốt Dengue: Giai đoạn này khoảng 2 – 7 ngày và bắt đầu triệu chứng sốt kèm nhức đầu, đau họng, buồn nôn, người mệt mỏi và đặc điểm của sốt xuất huyết là sốt cao (từ 39 đến 40 độ C).
Giai đoạn nguy hiểm: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất nhưng người bệnh thường chủ quan do tình trạng sốt đã giảm đáng kể. Ở thời kỳ này, virus Dengue làm hệ miễn dịch suy yếu đi rất nhiều, vì thế mà bạch cầu, tiểu cầu giảm đáng kể, ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của người bệnh.
Lúc này, các triệu chứng xuất huyết bắt đầu xuất hiện rõ rệt như xuất huyết dưới da, c.hảy m.áu cam… Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến c.hảy m.áu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa rất nguy hiểm.
Giai đoạn phục hồi: Giai đoạn mà cơ thể của người bệnh dần hồi phục. Lúc này tiểu cầu tăng dần, nhịp tim và huyết động ổn định, đi tiểu nhiều, cảm giác thèm ăn và khát nước.
Trẻ bị sốt xuất huyết, cha mẹ tuyệt đối không được làm điều này
Chuyên gia nêu những sai lầm trong chăm sóc và điều trẻ bị sốt xuất huyết mà cha mẹ nên tránh.
Với tình hình bệnh sốt xuất huyết hiện nay cha mẹ không nên chủ quan, thấy trẻ sốt thì nên đưa con đi khám bác sĩ.
Chỉ dùng 1 loại thuốc
Bác sĩ Nguyễn Trần Nam – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết, nếu trẻ được ngoại trú ở nhà thì cha mẹ tự theo dõi.
Sốt ngày thứ 3 – giai đoạn nguy hiểm – trẻ có thể gặp các biến chứng của sốt xuất huyết như cô đặc m.áu, giảm tiểu cầu, xuất huyết ở các bộ phận như c.hảy m.áu chân răng, xuất huyết tiêu hoá, nôn ra m.áu, đi tiểu ra m.áu… Chậm trễ can thiệp y tế trẻ sẽ gặp nguy hiểm.
Khi sốt, trẻ chỉ cần sử dụng một loại thuốc duy nhất là thuốc hạ sốt thành phần paracetamol. Các bậc phụ huynh chú ý sử dụng đúng liều từ 10 -15 mg/kg cân nặng, mỗi liều cách nhau từ 4 đến 6 tiếng. Các loại thuốc bào chế khác nhau đều có tác dụng hạ sốt, mỗi lần chỉ sử dụng một loại, phòng ngộ độc thuốc.
Việc cho trẻ ăn uống rất quan trọng, bởi khi sốt xuất huyết trẻ rất lười ăn, khó ăn. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ ăn đồ mềm, lỏng, dễ tiêu.
Trẻ sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM.
Bác sĩ Nam cảnh báo không ăn đồ ăn màu đỏ, màu đen vì nếu bé nôn ói sẽ khó theo dõi là do thức ăn hay c.hảy m.áu.
Các phụ huynh lo trẻ sốt xuất huyết không ăn được gì nên cố gắng ép ăn. Điều này làm trẻ sợ, dễ nôn ói. Trường hợp này, bạn cần chia bữa ăn nhiều lần trong ngày. Cha mẹ có thể tắm rửa, vẫn bật quạt, máy lạnh để trẻ dễ chịu hơn.
Những sai lầm điều trị sốt xuất huyết
Thứ nhất, không ít phụ huynh đưa con đi cắt lể để lấy bớt m.áu độc mà không biết rằng điều này rất nguy hiểm, bời khi đó trẻ dễ xuất huyết khó cầm m.áu. Nhiều trẻ vào viện không cầm được m.áu do cha mẹ đưa đi cắt lể với mong muốn hết bệnh.
Sai lầm thứ hai, khi bị sốt xuất huyết không cạo gió. Cạo gió gây tình trạng xuất huyết dưới da, nhiều trẻ tím bầm vì xuất huyết nhưng cha mẹ lại nghĩ đó là trúng gió, cạo được gió độc.
Sai lầm thứ ba, thấy con sốt lại không nghĩ là con bị sốt xuất huyết, cha mẹ liền tự mua thuốc, tự điều trị, từ kháng sinh tới các thuốc khác dẫn đến biến chứng nhiều hơn, trẻ không được chẩn đoán sốt xuất huyết.
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, bác sĩ Nam khuyên phụ huynh nên theo dõi con thường xuyên hơn. Các gia đình cần chuẩn bị thuốc hạ sốt paracetamol, bù nước cho trẻ, mua thêm nhiệt kế. Đặc biệt, cần bù nước cho trẻ thật nhiều để tránh nguy cơ cô đặc m.áu, giảm nguy cơ nhập viện. Trẻ có thể uống nước orezol, nước lọc, nước hoa quả, nước canh…
Cha mẹ nên theo dõi màu nước tiểu của trẻ. Nếu nước tiểu trong, vàng nhạt là trẻ được bù nước đầy đủ, còn trường hợp nước tiểu sậm màu là dấu hiệu trẻ đang bị cô đặc m.áu.
Với trẻ được bác sĩ yêu cầu quay lại tái khám, bác sĩ Nam khuyến cáo cha mẹ nên cho trẻ tái khám đúng hẹn, không nên ngại nhà xa hay bận việc gì đó bỏ lỡ việc tái khám cho trẻ.