Nếu hai nơi này trên cơ thể xuất hiện hiện tượng ngứa thì chúng ta nên cảnh giác, rất có thể là bệnh tiểu đường đang đến gần.
Bệnh tiểu đường gây ra bởi sự gia tăng lượng đường trong m.áu trong cơ thể đến một mức độ nhất định. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng và không còn là bệnh “độc quyền” của người cao t.uổi. Ngày càng có nhiều người trẻ t.uổi cũng bị bệnh tiểu đường, chủ yếu do ảnh hưởng của chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Trong số này, bệnh tiểu đường loại 2 là phổ biến nhất.
Vì vậy, chúng ta phải chú ý đến việc điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt để ổn định đường huyết, phòng bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, cần chú ý đến một số dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường đang “tìm đến” bạn để xử trí kịp thời. Nếu hai nơi này trên cơ thể xuất hiện một số hiện tượng ngứa, chúng ta nên nâng cao cảnh giác, rất có thể là bệnh tiểu đường đang đến gần lắm rồi.
Ngứa tai
Ngứa tai dường như là một biểu hiện tương đối bình thường nhưng nếu thường xuyên xuất hiện thì bạn cũng nên cảnh giác với bệnh tiểu đường. Nguyên nhân chính là tai trong một số bụi bẩn, khi lượng đường trong m.áu trong cơ thể tăng lên chắc chắn sẽ dẫn đến tuyến bã nhờn sản xuất bụi bẩn, từ đó làm cho triệu chứng ngứa tai thêm trầm trọng.
Nhiều bệnh nhân tiểu đường chủ quan, bỏ qua dấu hiệu này nên đã không kịp thời điều trị bệnh ở giai đoạn sớm. Do vậy, nếu tình trạng ngứa tai thường xuyên xảy ra, ngày càng nặng nề thì bạn nên kiểm tra lượng đường huyết của mình.
Ngứa da
Đối với bệnh nhân tiểu đường, ngoài tình trạng ngứa tai cũng sẽ xuất hiện ngứa da, đó là bởi vì bệnh nhân tiểu đường thường xuyên đi tiểu, dẫn đến cơ thể thiếu độ ẩm và da cũng sẽ xuất hiện hiện tượng ngứa khô.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường do có lượng đường trong m.áu cao nên tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, trong khi đó da không được cung cấp dinh dưỡng từ m.áu nên dễ bị tổn thương. Vì những nguyên nhân trên nên bệnh nhân thường bị những bệnh n.hiễm t.rùng da, viêm chân tóc, viêm chân lông… gây ngứa da nghiêm trọng.
Ba thực phẩm là “insulin tự nhiên”
Thói quen ăn uống xấu có thể làm trầm trọng thêm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, vì vậy chúng ta phải cẩn thận hơn trong chế độ ăn uống. Trong cuộc sống, hãy thêm một số thực phẩm được coi là “insulin tự nhiên” vào bữa ăn để giúp ổn định đường huyết của bạn.
3 thực phẩm dưới đây chính là những thứ bạn cần, chúng không chỉ có tác dụng làm giảm lượng đường trong m.áu mà còn có thể ngăn ngừa ung thư và chống ung thư.
Rong biển
Rong biển rất giàu polysaccharides, carotene, protein cùng một loạt các vitamin, trong đó polysaccharides có thể làm giảm lượng đường trong m.áu rất tốt. Bạn có thể ăn súp rong biển khi bụng đói và chờ khoảng 15 phút rồi mới ăn sáng hoặc ăn trưa.
Ngoài ra, rong biển là một loại thực phẩm chống ung thư, đặc biệt có tác dụng rõ ràng trong việc ức chế ung thư tuyến giáp.
Rau diếp
Rau diếp rất giàu giá trị dinh dưỡng, chứa protein, đường, carotene, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C và canxi phốt pho, sắt… Hơn nữa, rau diếp cũng có hàm lượng carbohydrate thấp và đặc biệt là chứa nhiều niacin. Niacin là chất kích hoạt insulin. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường ăn rau diếp với số lượng vừa phải có thể cải thiện sự trao đổi chất của đường.
Rau diếp cũng có thể kích thích nhu động dạ dày và ruột, nhờ đó hỗ trợ điều trị táo bón do bệnh tiểu đường gây ra.
Mướp đắng
Mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết nhờ chứa protein tương tự như insulin. Insulin được biết là có tác dụng chuyển đổi glucose trong m.áu thành nhiệt. Điều này có thể điều chỉnh lượng đường trong m.áu của cơ thể và giữ nó ở trạng thái bình thường.
Tương tự như vậy, chiết xuất trái cây hoặc hạt giống của mướp đắng cũng có thể thúc đẩy sự p.hân h.ủy đường, có tác dụng chuyển đổi đường dư thừa thành nhiệt và cải thiện sự cân bằng chất béo trong cơ thể.
Tóm lại, bệnh nhân tiểu đường trong chế độ ăn uống bình thường để kiểm soát lượng đường, ngăn ngừa tăng lượng đường trong m.áu trong cơ thể và làm trầm trọng thêm bệnh.
Chuyên gia dinh dưỡng: Chuối ngọt như vậy, người tiểu đường có nên ăn?
Người bệnh tiểu đường có nên ăn chuối hay không luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Một số nghiên cứu cho rằng người bệnh tiểu đường không nên ăn chuối vì nó chứa nhiều đường, trong khi nhiều nghiên cứu khác cho rằng chuối an toàn cho người bệnh tiểu đường.
Tác động của chuối đối với lượng đường trong m.áu tùy thuộc vào độ chín. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cuốn sách nổi tiếng “Siêu thực phẩm Ấn Độ” của Rujuta Diwekar – một trong những chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Ấn Độ, tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất, nêu rõ:
Chuối an toàn để tiêu thụ ngay cả đối với bệnh nhân tiểu đường
Do chỉ số đường huyết của chuối ở mức từ thấp đến trung bình. Điều này đã được hầu hết các hiệp hội sức khỏe khuyến nghị và chấp thuận, theo nhật báo Ấn Độ Times Of India.
Và ở cuối bài, bạn sẽ được hướng dẫn cách ăn chuối an toàn cho người bệnh tiểu đường.
Chuối chín chứa carbs, làm tăng lượng đường trong m.áu
Chuối chứa khá nhiều carbs và đường – những chất chính làm tăng lượng đường trong m.áu. Vậy liệu người bệnh tiểu đường có nên ăn chuối? Và liệu chuối có ảnh hưởng đến lượng đường trong m.áu?
Một quả chuối trung bình chứa khoảng 15 gram đường
Chuối chứa carbs đơn, có thể khiến lượng đường trong m.áu tăng cao hơn các chất dinh dưỡng khác.
Để biết một loại thực phẩm chứa carb có ảnh hưởng đến lượng đường trong m.áu hay không, phải xem chỉ số đường huyết (GI) của nó.
GI thấp: 55 trở xuống
GI trung bình: 56 – 69
GI cao: 70 – 100
Người bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ thực phẩm có GI thấp. Do chúng được hấp thụ chậm hơn và làm tăng lượng đường trong m.áu từ từ thay vì tăng đột biến.
Nói chung, chuối có GI từ thấp đến trung bình – từ 42 đến 62, tùy thuộc vào độ chín của chuối, theo chuyên trang sức khỏe của Mỹ Health Line.
Chuối cũng chứa chất xơ, có thể làm giảm lượng đường trong m.áu
Tuy nhiên, điều đặc biệt là chuối cũng chứa chất xơ, có thể làm giảm lượng đường trong m.áu
Một quả chuối trung bình chứa 3 gram chất xơ.
Chất xơ đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường vì nó có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbs. Điều này có thể làm giảm lượng đường trong m.áu tăng đột biến và cải thiện việc kiểm soát đường huyết, theo Health Line.
Chuối xanh – chưa chín, chứa tinh bột kháng, giúp kiểm soát đường huyết
Lượng tinh bột kháng trong chuối thay đổi tùy vào độ chín.
Chuối xanh, chưa chín chứa ít đường và nhiều tinh bột kháng hơn
Tinh bột kháng hoạt động tương tự như chất xơ và sẽ không làm tăng lượng đường trong m.áu. Chúng cũng có thể giúp cung cấp các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Một nghiên cứu năm 2015 đã phát hiện điều thú vị là: Trong 8 tuần, những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, được bổ sung tinh bột kháng, có khả năng kiểm soát lượng đường trong m.áu tốt hơn những người không bổ sung.
Tác động của chuối đối với lượng đường trong m.áu tùy thuộc vào độ chín
Chuối chín chứa ít tinh bột kháng hơn chuối xanh, nhưng chứa nhiều đường.
Nên ăn chuối còn xanh, gần chín vì có hàm lượng đường thấp hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Điều này có nghĩa là chuối chín hoàn toàn có GI cao hơn và sẽ khiến lượng đường trong m.áu tăng nhanh hơn chuối chưa chín.
Chuối xanh chứa tinh bột kháng, không làm tăng lượng đường trong m.áu và có thể cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong m.áu lâu dài.
Chuối chín chứa nhiều đường hơn, vì vậy chúng có thể khiến lượng đường trong m.áu tăng cao hơn.
Số lượng tiêu thụ là rất quan trọng
Ngoài độ chín, cần phải chú ý đến số lượng. Lượng càng nhiều càng chứa nhiều carbs. Nghĩa là 1 quả chuối lớn có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong m.áu.
Chuối có an toàn cho những người bị bệnh tiểu đường không?
Không giống như các sản phẩm đường tinh luyện như kẹo bánh, carbs trong trái cây như chuối kèm với chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất.
Đặc biệt, chuối cung cấp chất xơ, kali, vitamin B6 và vitamin C và một số chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật có lợi
Đối với hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường, trái cây – kể cả cả chuối – là một lựa chọn lành mạnh, theo Health Line.
Tuy nhiên, một số người phải theo chế độ ăn ít carb, cần phải hạn chế lượng carb tiêu thụ. Nghĩa là các loại thực phẩm có hàm lượng carb cao hơn, kể cả chuối, phải được hạn chế trong chế độ ăn ít carb.
Đối với người bệnh tiểu đường, nếu bác sĩ cho phép ăn chuối, cần phải lưu ý đến độ chín và số lượng để giảm ảnh hưởng đến lượng đường trong m.áu.
Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi kế hoạch ăn uống.
Người bệnh tiểu đường có thể ăn chuối như một phần của kế hoạch ăn uống lành mạnh.
Cách ăn chuối an toàn cho người bệnh tiểu đường
Những lời khuyên sau đây có thể giúp người bệnh tiểu đường giảm thiểu ảnh hưởng của chuối đối với lượng đường trong m.áu:
Ăn ít trong mỗi lần ăn: Chỉ nên ăn 1 quả chuối nhỏ hoặc nửa quả lớn, để giảm lượng đường nạp vào cơ thể trong một lần ăn.
Ăn chuối gần chín: Chọn chuối không quá chín để hàm lượng đường thấp hơn.
Chia lượng trái cây trong suốt cả ngày: Chia đều lượng trái cây trong ngày để giúp giảm lượng đường huyết và giữ cho lượng đường trong m.áu ổn định.
Ăn kèm với các loại thực phẩm khác: Ăn chuối cùng với các loại hạt hoặc sữa chua, để giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường, theo Health Line.