Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay ở Đồng Nai tăng 142% so với cùng kỳ năm ngoái, đã có 7 ca t.ử v.ong.Theo Sở Y tế Đồng Nai, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 8.600 ca sốt xuất huyết, trong đó trẻ dưới 15 t.uổi chiếm tỷ lệ hơn 62%.
Nhân viên Y tế Đồng Nai kiểm tra và hướng dẫn người dân diệt lăng quăng tại một khu dân cư tại H.Trảng Bom. Ảnh LÊ LÂM
So với cùng kỳ năm ngoái, số ca sốt xuất huyết tăng đến 142%. Hiện đã có 7 ca t.ử v.ong, tăng 6 ca so với cùng kỳ.
Riêng trong tuần gần nhất ghi nhận đến 864 ca mắc, tăng 209% so với tuần trước đó.
Cũng theo Sở Y tế Đồng Nai, so với năm 2021, số ca mắc sốt xuất huyết tăng ở cả 11/11 huyện, thành phố. Địa phương tăng cao nhất là các huyện Thống Nhất, Định Quán, Xuân Lộc, Tân Phú.
Lãnh đạo Sở Y tế nhận định rằng năm nay dịch sốt xuất huyết nguy hiểm hơn và nguy cơ dịch bệnh bùng phát phức tạp. Để ngăn ngừa, Sở Y tế đề nghị các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành liên quan tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Về phía người dân nên thường xuyên dọn dẹp, phát quang, làm sạch nơi ở để muỗi, lăng quăng không có nơi trú ngụ.
Sở Y tế Đồng Nai khuyến cáo người dân khi nghi ngờ mắc sốt xuất huyết với các triệu chứng sốt cao liên tục, người mệt mỏi, khó chịu cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.
Đồng Nai: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng đột biến
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết, trong tuần (từ ngày 21-27/5), toàn tỉnh ghi nhận hơn 340 ca bệnh sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị, tăng đột biến so với những tuần trước đó (tăng 60% so với tuần trước đó và tăng 252% so với cùng kỳ năm ngoái).
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, tính từ đầu năm 2022 đến ngày 27/5, toàn tỉnh ghi nhận gần 3.200 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 24,41% so với cùng kỳ năm 2021; phát hiện 456 ổ dịch, đã xử lý 436 ổ (tỷ lệ xử lý đạt 95,6%); tỷ lệ ca mắc trên 100.000 dân là 96 ca, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020 (74 ca). Trong số 3.200 ca mắc sốt xuất huyết, có gần 70% bệnh nhân từ 15 t.uổi trở xuống, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm ngoái; ghi nhận 3 ca t.ử v.ong.
Bác sĩ Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai nhận định, tình hình trên cho thấy Đồng Nai đang bùng phát bệnh sốt xuất huyết, số ca mắc tăng đột biến. Trong đó, các địa phương đang có ca mắc sốt xuất huyết là: Biên Hòa, Định Quán, Long Khánh, Long Thành, Tân Phú, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc.
Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thành phố triển khai chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy) vòng 1 ngay trong tháng 5, tại các điểm có nguy cơ cao về bệnh sốt xuất huyết nhằm giảm tỷ lệ ca mắc sốt xuất huyết, nâng cao nhận thức của người dân về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, phòng ngừa chủ động, tích cực dựa vào cộng đồng. Hiện nay, đã có 3 địa phương thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng vòng 1 gồm: Tân Phú, Thống Nhất, Cẩm Mỹ.
Trước đó, Đoàn công tác của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh và đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh đã tổ chức kiểm tra hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đoàn đã đi kiểm tra tại Trung tâm Y tế huyện Long Thành, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, Phòng khám Đa khoa Ái Nghĩa (huyện Long Thành), Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
Sau khi đi kiểm tra, nắm bắt tình hình thực tế, các chuyên gia dự báo tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết năm nay sẽ diễn biến phức tạp. Diễn biến này phù hợp với chu kỳ dịch bệnh của sốt xuất huyết.
Theo nhận định của đoàn công tác, số ca mắc sốt xuất huyết có thể nhiều hơn số ca được ghi nhận. Tổng số ca mắc được ghi nhận thấp hơn có thể do các ca bệnh nhẹ chưa được thống kê, đặc biệt là các ca sốt xuất huyết đến khám và điều trị tại các phòng khám tư nhân.
Đoàn công tác đề nghị tỉnh Đồng Nai cần làm tốt công tác giám sát, ghi nhận và nhập số liệu ca bệnh sốt xuất huyết liên tục; không để sót ổ dịch, khi đã xác định ổ dịch thì phải xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, cần quan tâm công tác tập huấn cho đội ngũ y bác sĩ, trong đó quan trọng là bác sĩ, điều dưỡng của các bệnh viện, phòng khám tư nhân; chuẩn bị sẵn vật tư, trang thiết bị phục vụ điều trị. Tỉnh cần có kế hoạch, có chiến lược để khi dịch bùng phát thì có thể đối phó được, hạn chế ca nặng và không để xảy ra t.ử v.ong. Đặc biệt cần tuyên truyền, lưu ý người dân khi bị sốt thì nên nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết và đi khám bệnh kịp thời tại cơ sở y tế có đủ khả năng khám và điều trị.
Các bác sĩ khuyến cáo, để hạn chế tối đa số ca mắc sốt xuất huyết, số ca bệnh nặng và t.ử v.ong, người dân cần chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc, môi trường xung quanh sạch sẽ, diệt muỗi, lăng quăng, đi ngủ phải bỏ mùng (màn), mặc quần áo dài tay… tránh bị muỗi đốt. Khi trẻ hoặc người lớn sốt đến ngày thứ hai, uống thuốc hạ sốt mà không hạ, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.