Sau 54 năm mang thân hình phụ nữ nhưng lại có bộ phận s.inh d.ục của đàn ông, người phụ nữ ở Lâm Đồng đã có quyết định táo bạo để được sống là chính mình.
Các bác sĩ Bệnh viện E Trung ương (TP Hà Nội) vừa phẫu thuật tạo hình thành công trả lại giới tính thật cho một người phụ nữ 54 t.uổi, ở Lâm Đồng. Người này mang nhiễm sắc thể XY của nam giới do rối loạn gene di truyền.
Bệnh nhân cho biết khi đến t.uổi dậy thì, bà mới rõ ràng về sự khác biệt thân thể của mình. Dù rung động với nam giới nhưng thân thể bà lại mang bộ phận s.inh d.ục của đàn ông với â.m v.ật to 4 cm, t.inh h.oàn ở 2 bên bẹn, không có cơ quan â.m đ.ạo, không có cơ quan s.inh d.ục nữ.
Vẻ ngoài nữ tính của bệnh nhân khi được bác sĩ tư vấn và thăm khám – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Do cơ thể bất thường, bà đã không dám yêu đương dù có nhiều chàng trai đến tán tỉnh, ngỏ lời. Đặc biệt, trong gia đình bên ngoại, có 4 người con thì hai người cậu của bà cũng do rối loạn gene di truyền với biểu hiện bất thường về cơ quan s.inh d.ục như vậy.
‘Hồi đó tôi cũng xác định không lấy chồng, nhận con nuôi. Đến t.uổi này tôi mới tìm hiểu được thông tin về việc tạo hình cơ quan s.inh d.ục cho cả nam và nữ nên đã tìm đến bệnh viện để thăm khám. Nghe các bác sĩ tư vấn, tôi đã quyết tâm tìm lại thân thể của chính mình dù đã đến t.uổi này’- bà tâm sự.
Bác sĩ Nguyễn Đình Minh, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E Trung ương, cho biết bệnh nhân đến bệnh viện thăm khám hồi tháng 6, với các biểu hiện sưng đau ở hai bên bẹn. Bà lo lắng sợ mắc ung thư, đồng thời tự ti về giới tính bất thường của mình. Sau khi được tư vấn, bà đã mong muốn được điều trị và phẫu thuật thành phụ nữ.
Theo bác sĩ Minh, bệnh nhân mắc hội chứng lưỡng giới giả nam, có cơ thể là nữ nhưng có sự khiếm khuyết của bộ phận sinh sản và s.inh d.ục. Xét nghiệm nhiễm sắc thể của bệnh nhân là XY, xác định giới tính di truyền là nam. Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy, bệnh nhân không có tử cung, có t.inh h.oàn nằm ở hai bên bẹn.
Các bác sĩ Khoa Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện E thăm khám và tâm lý xác định rõ xu hướng nữ tính và thực hiện đủ xét nghiệm, nhóm điều trị quyết định phẫu thuật đưa giới tính đúng với khai sinh và mong muốn của bệnh nhân.
Bác sĩ Minh cho biết thêm mặc dù trong cơ thể người bệnh mang mâu thuẫn về giới tính nhưng hằng ngày, người bệnh được sống, giáo dục là phụ nữ, có giọng nói, tâm tính dịu dàng, ngoại hình giới nữ. Do đó, phẫu thuật tạo hình giới nữ sẽ hợp với tâm tính, phong cách, cuộc sống của người bệnh suốt 54 năm qua. Bên cạnh đó, hai khối t.inh h.oàn ẩn không sử dụng đúng chức năng, có thể gây bệnh ung thư cần loại bỏ.
Hành trình tìm lại cơ thể của phụ nữ 54 năm sống trong hình hài đàn ông
Theo bác sĩ Minh, đây là ca phẫu thuật tạo hình phức tạp, cần phải có chuyên môn của nhiều khoa như sức khỏe tâm thần, phẫu thuật thận tiết niệu và nam học, ngoại tổng hợp… Do đó kíp phẫu thuật với bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Trưởng Khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và nam học (Bệnh viện E) cùng các bác sĩ phẫu thuật cắt t.inh h.oàn trong ổ bụng cho người bệnh bằng phương pháp mổ nội soi ít xâm lấn.
Hành trình tìm lại cơ thể của phụ nữ 54 năm sống trong hình hài đàn ông: Bác sĩ Nguyễn Đình Liên và bác sĩ Nguyễn Đình Minh đang phẫu thuật cắt bỏ t.inh h.oàn cho bệnh nhân. Ảnh BVCC
Theo bác sĩ Liên, đây là kỹ thuật không khó, tuy nhiên, đối với ca mổ này cần lưu ý đ.ánh giá t.inh h.oàn trong ổ bụng như vị trí, kích thước, tổn thương đại thể, ống dẫn tinh, dây chằng cố định, bó mạch tinh…
Do mổ nội soi nên trường phẫu thuật hẹp, xác định vị trí t.inh h.oàn khó, nên phẫu thuật viên cần khéo léo phẫu tích cắt bỏ và đưa t.inh h.oàn ra khỏi ổ bụng, làm giải phẫu bệnh.
Một ê-kíp khác là PGS-TS Đỗ Trường Sơn, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp, cùng bác sĩ Nguyễn Đình Minh sẽ tạo hình khoang â.m đ.ạo và tạo hình ống â.m đ.ạo của người bệnh.
‘Khi tiến hành tạo hình khoang â.m đ.ạo, đây là khâu thách thức với các bác sĩ do người bệnh không có â.m h.ộ, không có t.iền đình của â.m đ.ạo và không có di tích của ống â.m đ.ạo. Quá trình phẫu thuật rất tỉ mỉ để tạo một khoang â.m đ.ạo có đủ chiều sâu, rộng khoảng từ 8-10 cm, đảm bảo chức năng â.m đ.ạo và tránh làm tổn thương các thành phần xung quanh, kiểm soát vùng tiểu khung trực tràng, bàng quang, niệu đạo’- bác sĩ Sơn chia sẻ.
Ê-kíp xử lý các mảnh niêm mạc lấy ra từ cơ thể bệnh nhân dùng để tạo hình â.m đ.ạo
Ê kíp thứ 3 thực hiện lấy niêm mạc từ â.m v.ật của bộ phận s.inh d.ục ngoài và một phần niêm mạc phía trong miệng để tạo hình trên một khuôn nong do bác sĩ Khoa tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt thực hiện.
Sau đó, những mảnh ghép này được xử lí làm mỏng, phủ kín lên khuôn nong và cố định lại vào khoang â.m đ.ạo vừa được tạo hình để đảm bảo ’sự sống’ ở nơi nhận để không b.ị h.oại t.ử, tạo tính đàn hồi khi quan hệ t.ình d.ục.
Theo bác sĩ Minh, đối với trường hợp của người bệnh này, cơ thể của người bệnh chỉ sai lệch bộ phận s.inh d.ục còn ngoại hình cũng như tâm tính hoàn toàn là phụ nữ. Do vậy, sau khi xuất viện, người bệnh sẽ phải điều trị bằng hormone để các thuộc tính nữ trội lên.
Trong 3 tháng tới, người bệnh nhân tiếp tục được nong â.m đ.ạo để đảm bảo bộ phận này hoạt động bình thường. Người bệnh có thể tìm kiếm hạnh phúc, lấy chồng nhưng không thể có con.
Sau ca mổ thành công, hiện sức khỏe của bệnh nhân tốt, vạt da tạo hình sống tốt, vết mổ liền và khô.
Về hội chứng lưỡng giới giả nam, bác sĩ Nguyễn Đình Minh cho biết đây còn được gọi hội chứng không nhạy cảm với androgen, là một bệnh di truyền. Người mắc chứng này có bất thường về cơ thể, không nhạy cảm hormone nội tiết tố nam androgen, do đó ngoại hình phát triển theo hướng nữ giới.
Bệnh này phổ biến nằm trong những bệnh lý rối loạn phát triển s.inh d.ục liên quan nhiễm sắc thể XY với tỉ lệ hiện mắc ước tính là 2 – 5/100.000. Bệnh nhân có kiểu hình là nữ, loạn sản s.inh d.ục, không có â.m đ.ạo hoặc â.m đ.ạo cụt, t.inh h.oàn nằm trong ổ bụng, trong ống bẹn hoặc ở môi lớn, vô kinh nguyên phát và hay gặp thoát vị bẹn trước t.uổi dậy thì, phát triển tâm sinh lý hoàn toàn là nữ.
Trường hợp t.inh h.oàn trong ổ bụng hoặc ở ống bẹn sâu thì nguy cơ bị ung thư hóa rất cao nên cần phẫu thuật cắt bỏ t.inh h.oàn, nhất là trường hợp gây biến chứng thoát vị bẹn. Người nữ dị hợp tử có biểu hiện bình thường nhưng khoảng 20% có hiện tượng chậm kinh.
Khoảng 2% nữ thoát vị bẹn là do hội chứng này. Khi nhận thấy những dấu hiệu không bình thường tại bộ phận s.inh d.ục ở trẻ, cần đưa đến các bệnh viện có chuyên khoa nhi, ngoại tiết niệu hoặc các chuyên gia về lĩnh vực này để được khám, tư vấn điều trị kịp thời.
Tưởng béo, đi khám mới biết mắc bệnh hiếm gặp
Ngày 28/6, các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức điều trị thành công cho phụ nữ mắc chứng bệnh hiếm đa u mỡ đối xứng.
Chị L.T.N (45 t.uổi, Bắc Ninh) rất chú ý đến ăn uống dinh dưỡng hợp lý, nhưng mấy năm gần đây, chị tăng cân khó kiểm soát. Các vòng ngực, bụng của chị to ra trông thấy, chị tưởng chỉ là tăng cân do không tập thể dục. Tuy nhiên gần đây vòng cổ gáy tăng lên không ngừng, chị phát hiện khối u lớn sau gáy lan ra trước cổ, lấp đầy cả góc cổ cằm.
Tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), bác sĩ chẩn đoán chị N bị đa u mỡ đối xứng lan tỏa nhiều vùng cơ thể bao gồm cả cổ gáy, ngực bụng, lưng. Các khối u lan tỏa dính với nhau tạo thành 3 đến 4 vòng điển hình quanh cố gáy, ngực bắp tay, bụng vòng qua lưng trên. Nặng nhất là khối u khoảng 20x15cm nổi gồ sau gáy khiến người bệnh vướng víu, khó chịu mất thẩm mỹ. Chức năng gan của người bệnh cũng bắt đầu thay đổi, gan nhiễm mỡ, đường m.áu cao, huyết áp nhiều lúc cao trên bình thường.
Một bệnh nhân nữ, biểu hiện kín đáo nên khó chẩn đoán hơn. Quan sát kỹ sẽ thấy khối u mỡ lớn vùng gáy và 2 khối u mỡ đối xứng vùng lưng. (Ảnh minh họa: BVCC)
GS.TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, do yêu cầu thẩm mỹ và an toàn cao nên các bác sĩ thực hiện phẫu thuật bằng kỹ thuật nội soi xâm lấn tối thiểu trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.
Thay vì phải rạch một đường dài 20cm ngang hoặc dọc vùng cổ gáy thì với đường mổ 3 đến 4 cm, các bác sỹ đưa camera nội soi vào trong vùng mổ, phóng to các tổ chức mạch m.áu thần kinh lên 6 đến 10 lần trên màn hình Full HD để bóc tách khối u một cách an toàn. Cũng nhờ kỹ thuật nội soi, các bác sĩ lại có thể lấy bớt da thừa, căng lại da cổ cũng như cố định các đường nét, góc cổ hàm tạo hiệu ứng thanh thoát và trẻ hóa cho vùng cổ (lão hóa vùng cổ là vùng khó sửa chữa nhất hiện nay trong tạo hình thẩm mỹ).
Sau mổ người bệnh cảm thấy nhẹ nhõm như trút được gánh nặng trên vai, vùng mổ cũng không sưng không đau nhiều do ưu điểm ít gây sang chấn của kỹ thuật mổ nội soi.
PGS.TS Nguyễn Hồng Hà cho biết đa u mỡ đối xứng lan tỏa là bệnh hiếm gặp. Trước đây bệnh được cho là chỉ xuất hiện ở đàn ông tại các vùng ven Địa Trung hải mà không gặp ở châu Á. Bệnh biểu hiện ra ngoài bằng các khối u xếp thành vòng xung quanh người từ cổ gáy, vai thượng đòn, bắp tay, ngực bụng, lưng, bẹn, bìu … Y văn thế giới mới ghi nhận báo cáo về 400 đến 500 ca bệnh, chủ yếu trên người đàn ông da trắng chứ hiếm khi ở châu Á.