Thời kỳ đầu của dịch HIV/AIDS, tại TP.HCM nhóm tiêm chích m.a t.úy nhiễm HIV là chủ yếu, đến giai đoạn hiện nay, nhóm nam quan hệ t.ình d.ục đồng tính (MSM) nhiễm HIV chiếm tỉ lệ lớn, đến 76% số ca nhiễm HIV mới trong năm 2021.
Bệnh nhân uống methadone tại TP.HCM – Ảnh: THU HIẾN
Ngày 30-6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, mới đây Sở Y tế TP.HCM đã tiếp đoàn lãnh đạo cấp cao Chương trình viện trợ khẩn cấp của tổng thống Hoa Kỳ về phòng, chống AIDS cùng với lãnh đạo của CDC Hoa Kỳ và chương trình y tế của USAID tại Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Sở Y tế TP.HCM, HIV/AIDS tại TP gần đây có sự gia tăng số ca nhiễm HIV mới và có sự thay đổi rõ rệt các hành vi nguy cơ liên quan đến tình trạng nhiễm HIV.
Nếu như năm 2012 số ca nhiễm HIV mới được ghi nhận vào khoảng 2.000 người, đến năm 2021 con số này là gần 4.500 người. Thời kỳ đầu của dịch, nhóm tiêm chích m.a t.úy nhiễm HIV là chủ yếu, đến giai đoạn hiện nay, nhóm nam quan hệ t.ình d.ục đồng tính (MSM) nhiễm HIV chiếm tỉ lệ lớn, có đến 76% số ca nhiễm HIV mới được ghi nhận trong năm 2021 là nam quan hệ t.ình d.ục đồng tính.
Dù đạt được nhiều thành quả trong 30 năm qua, nhưng TP vẫn đối mặt nhiều thách thức, trở ngại trên con đường kết thúc dịch HIV/AIDS vào năm 2030.
Bác sĩ Văn Hùng, Chương trình HIV/AIDS TP.HCM, cho biết TP ước tính có 51.000 – 55.000 người nhiễm HIV, chiếm khoảng 24% số người nhiễm HIV trên cả nước hiện nay.
Đến tháng 5-2022 có hơn 44.200 bệnh nhân HIV đang được điều trị ARV tại hơn 40 cơ sở y tế công, tư trên địa bàn TP, trong đó có 92% bệnh nhân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh.
Kết quả xét nghiệm tải lượng virus HIV cho thấy, 99% đang điều trị ARV đạt tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế. Ngoài ra bệnh nhân HIV còn nhận được các dịch vụ y tế khác như điều trị viêm gan C, sàng lọc các bệnh không lây nhiễm, bệnh lao, bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục khác, sức khỏe tâm thần …
Trong 5 năm gần đây, mỗi năm có hàng trăm nghìn khách hàng được tiếp cận, tư vấn và xét nghiệm HIV miễn phí thông qua các chương trình tài trợ.
Số khách hàng dương tính mới được phát hiện trong năm 2021 là 4.447 người, trong đó 96% được kết nối thành công vào điều trị ARV. Số khách hàng có kết quả xét nghiệm HIV âm tính được kết nối qua dịch vụ dự phòng cũng đạt kết quả cao.
Ngoài các thành quả trên, TP là nơi tiên phong trong việc triển khai, ứng dụng các can thiệp, mô hình phòng chống HIV/AIDS có hiệu quả trong thời gian qua. Một số can thiệp được tiên phong thí điểm và nhân rộng thành công như: xét nghiệm người phơi nhiễm, tiếp cận – tìm ca qua các ứng dụng hẹn hò trực tuyến, dịch vụ dự phòng PrEP, xét nghiệm HIV tại cộng đồng, sàng lọc các bệnh không lây nhiễm…
Bộ Y tế có hướng dẫn mới về tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4
Bộ Y tế vừa ban hành công văn mới về hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19 với từng đối tượng, liều lượng và loại vắc xin cho người từ 5 t.uổi trở lên.
Riêng mũi 4, hướng dẫn mới này có bổ sung thêm vài đối tượng.
Tiêm vắc xin COVID-19 mũi 4 cho người cao t.uổi tại TP.HCM – Ảnh: XUÂN MAI
Theo Bộ Y tế, trong thời gian qua, bộ liên tục cập nhật và ban hành các văn bản hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng trên cơ sở hướng dẫn của nhà sản xuất, khuyến cáo của hội đồng tư vấn sử dụng vắc xin của Bộ Y tế, khuyến cáo của các tổ chức quốc tế.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp ngày 20-6, để thuận lợi trong quá trình tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng và trên cơ sở các hướng dẫn đã ban hành, Bộ Y tế hướng dẫn về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng, cụ thể như sau:
* Về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho đối tượng từ 18 t.uổi trở lên:
1. Tiêm liều bổ sung (liều này không phải mũi 3)
– Đối tượng: người từ 18 t.uổi trở lên, bao gồm:
Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người đang điều trị ung thư tích cực đối với các khối u hoặc ung thư m.áu;
Người cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch; người điều trị bằng liệu pháp thụ thể kháng thể tế bào T (một loại điều trị giúp hệ miễn dịch tấn công và t.iêu d.iệt các tế bào ung thư) hoặc được cấy ghép tế bào gốc (trong vòng 2 năm qua);
Người suy giảm miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng (ví dụ hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich); người nhiễm HIV tiến triển hoặc không được điều trị; người đang điều trị tích cực corticosteroid hoặc các loại thuốc ức chế miễn dịch liều cao.
Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero Cell) hoặc vắc xin Sputnik V.
– Loại vắc xin: cùng loại vắc xin với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA; hoặc vắc xin Astra Zeneca đối với người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero Cell).
– Khoảng cách: tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.
– Liều lượng: theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.
– Người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.
2. Tiêm liều nhắc lại lần 1 (mũi 3) (không tính liều bổ sung)
– Đối tượng: người từ 18 t.uổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (đủ 1 hoặc 2 hoặc 3 tùy theo loại vắc xin và mũi bổ sung nếu có).
– Loại vắc xin: cùng loại vắc xin với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA; hoặc vắc xin Astra Zeneca nếu tiêm liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero Cell) hoặc vắc xin mRNA.
– Khoảng cách: tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.
– Liều lượng: theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép. Đối với vắc xin Moderna tiêm liều 0,25ml (1/2 liều cơ bản).
– Người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.
3. Tiêm liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)
– Đối tượng: người từ 50 t.uổi trở lên; người từ 18 t.uổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng;
Người từ 18 t.uổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc tại các khu công nghiệp.
– Loại vắc xin: vắc xin mRNA (vắc xin Pfizer hoặc Moderna); vắc xin Astra Zeneca; vắc xin cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1);
– Khoảng cách: ít nhất là 4 tháng sau mũi 3 (mũi nhắc lần 1).
– Người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3: tiêm sau khi mắc COVID-19 3 tháng và đảm bảo khoảng cách ít nhất 4 tháng sau mũi 3.
* Về tiêm liều nhắc lại (mũi 3) vắc xin phòng COVID-19 cho người từ 12 đến 17 t.uổi:
– Đối tượng: trẻ từ 12 t.uổi đến 17 t.uổi đã tiêm đủ liều cơ bản (mũi 1 và mũi 2).
– Loại vắc xin: vắc xin Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa t.uổi này.
– Liều lượng: liều 0,3ml tương tự liều cơ bản của người từ 12 t.uổi trở lên.
– Khoảng cách: ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản (mũi 2).
– Người đã mắc COVID-19: tiêm sau khi mắc COVID-19 3 tháng và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng.
* Về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi:
– Loại vắc xin: vắc xin cùng loại được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa t.uổi này. Liều lượng theo độ t.uổi tương ứng và khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, trong đó:
Đối với vắc xin Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi.
Đối với vắc xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 t.uổi.
– Trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi đã mắc COVID-19: tiêm sau khi mắc bệnh 3 tháng.
Bộ Y tế lưu ý các nội dung về hướng dẫn này thay thế các nội dung hướng dẫn chuyên môn tại nhiều công văn đã ban hành trước đó.
Bộ này đề nghị các đơn vị liên quan tiếp tục khẩn trương triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi bổ sung, mũi nhắc lại (mũi 3) cho người từ 18 t.uổi trở lên, hoàn thành tiêm đủ 2 mũi cho trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi trong tháng 8 này, bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Đồng thời khẩn trương tổ chức triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mũi 4 cho đối tượng từ 18 t.uổi trở lên có chỉ định tiêm. Xây dựng kế hoạch và tổ chức tiêm mũi 3 vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 t.uổi đến 17 t.uổi.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến nay, tổng số liều vắc xin đã được tiêm trên cả nước là 227 triệu liều, trong đó mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4) có hơn 2,6 triệu liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi là hơn 17,5 triệu liều. Và số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 t.uổi là hơn 6,6 triệu liều.