Cảnh báo vi khuẩn lậu kháng thuốc mạnh

Tại Bệnh viện Da liễu T.Ư (Hà Nội) mỗi tháng có thể ghi nhận hàng trăm ca đến khám do mắc bệnh lậu. Đáng lưu ý, đã có những ca nhiễm vi khuẩn lậu kháng thuốc.

Biểu hiện kín đáo ở nữ

Theo PGS-TS-BS Phạm Thị Lan, Phó giám đốc Trung tâm Đào tạo, chỉ đạo tuyến, Bệnh viện (BV) Da liễu T.Ư, bệnh lậu là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường t.ình d.ục. Đến nay, bệnh lậu vẫn là mối quan tâm lớn đối với sức khỏe cộng đồng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có hơn 82 triệu ca lậu mới mắc trong năm 2020; trong đó, phần lớn ở châu Phi và khu vực tây Thái Bình Dương (theo chia vùng của WHO, Việt Nam thuộc khu vực tây Thái Bình Dương).

Tại Việt Nam, theo thống kê của hệ thống ngành da liễu, hằng năm có tới 300.000 bệnh nhân (BN) mắc bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục, trong đó số ca mắc bệnh lậu không hề nhỏ.

BS Phạm Thị Lan cho biết, BV Da liễu T.Ư hằng ngày tiếp nhận nhiều BN có triệu chứng của các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục đến khám, trong đó có bệnh lậu. Số ca mắc bệnh lậu đến khám tại BV có thể lên đến hàng trăm ca mỗi tháng. Các BN mắc bệnh này ở các lứa t.uổi khác nhau, nhưng phổ biến hơn là lứa t.uổi từ 18 – 49.

canh bao vi khuan lau khang thuoc manh 1b8 6529970

Cần thực hành quan hệ an toàn, lành mạnh để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục. Ảnh SHUTTERSTOCK

Theo BS Lan, phần lớn BN đến khám bệnh lậu là nam giới. Nguyên nhân có thể do biểu hiện lâm sàng của bệnh lậu ở nam giới rõ ràng hơn, với các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu dắt, ra mủ ở miệng sáo, quy đầu… khiến BN rất khó chịu phải đi khám.

“Biểu hiện của bệnh này ở nữ lại kín đáo hơn, có thể chỉ biểu hiện bằng ra khí hư bất thường hoặc không, chủ yếu là viêm ở cổ tử cung. BN không thấy bất thường nhiều nên không đi khám, và tiếp tục có quan hệ t.ình d.ục làm lây lan cho bạn tình và có thể gây các biến chứng cho bản thân người bệnh”, BS Lan lưu ý.

Siêu vi khuẩn lậu

Trước thông tin trên báo chí về việc ghi nhận ca bệnh do “siêu vi khuẩn lậu”, BS Lan chia sẻ, thực tế 70 – 80 năm qua bệnh lậu được điều trị hiệu quả bằng các thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, trên toàn cầu xuất hiện ngày càng nhiều chủng lậu kháng các loại kháng sinh được sử dụng trước đây (sulfonamides, penicillins, cephalosporins, tetracyclines, macrolides, fluoroquinolones) và kể cả các kháng sinh hiện được sử dụng để điều trị lậu (ceftriaxone, azithromycine, cefixime).

Trường hợp người đàn ông nhiễm vi khuẩn lậu đa kháng thuốc ở mức độ cao được báo chí đề cập gần đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra trên thực tế.

BS Lan thông tin thêm, các bài báo quốc tế cho thấy lậu đa kháng thuốc ở mức độ cao (Neisseria gonorrhoea super bug – H041) có thể gọi là “siêu vi khuẩn lậu”, lần đầu tiên được phát hiện ở hầu họng của một gái mại dâm ở Kyoto (Nhật Bản) năm 2011, chủng này kháng lại ceftriaxone – thuốc chủ lực để điều trị bệnh lậu và hầu hết các loại kháng sinh khác. Năm 2014, một người đàn ông ở Anh sau khi trở về từ Nhật Bản đã nhiễm chủng lậu đa kháng thuốc từ một bạn gái người Nhật mắc lậu. Với lối sống cởi mở và sự thông thương quốc tế thuận tiện, nguy cơ lây lan các chủng lậu đa kháng thuốc ở mức độ cao ra các châu lục, quốc gia, trong đó có Việt Nam, là không hề nhỏ. Đây là thách thức lớn đối với toàn cầu.

Những tình huống có thể lây nhiễm bệnh lậu

Trước một số thông tin về nguy cơ mắc bệnh lậu khi đi du lịch, BS Lan cho rằng, nguy cơ mắc lậu nói riêng và mắc các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục nói chung không chỉ đối với người đi du lịch mà đối với tất cả những người trong độ t.uổi có sinh hoạt t.ình d.ục, bao gồm: quan hệ t.ình d.ục không lành mạnh (mua – b.án d.âm); quan hệ t.ình d.ục không được bảo vệ (không sử dụng b.ao c.ao s.u đúng cách); có nhiều bạn tình; dùng rượu bia và các chất kích thích khi quan hệ; lạm dụng t.ình d.ục…

Theo BS Lan, các BN khi đến khám tại BV Da liễu sẽ được thăm khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định có thực sự mắc lậu hay không, lậu cấp tính hay mạn tính, lậu có biến chứng hay không. BV còn thực hiện nuôi cấy lậu và làm kháng sinh đồ để xác định vi khuẩn lậu có kháng thuốc hay không.

Quá trình điều trị, BN cần được theo dõi, tư vấn và điều trị bệnh lậu với các thuốc phù hợp và hiệu quả, kể cả trường hợp lậu kháng thuốc. “Như vậy sẽ phòng được các biến chứng cho bản thân người bệnh và ngăn chặn được sự lây lan của vi khuẩn lậu, không những cho bạn tình của BN mà còn cho xã hội”, BS Lan chia sẻ.

Tại BV Da liễu T.Ư, gầy đây đã ghi nhận BN mắc bệnh lậu kháng thuốc. Đồng thời, tại Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện một số chủng lậu kháng thuốc mạnh, không nhạy cảm với cả 2 loại kháng sinh ceftriaxone và cefixime.

Để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh lậu, cần thực hiện quan hệ t.ình d.ục lành mạnh, thủy chung; thực hành t.ình d.ục an toàn, sử dụng b.ao c.ao s.u đúng cách; không dùng các chất kích thích khi quan hệ t.ình d.ục. Khi được chẩn đoán mắc bệnh, cần điều trị cho mình và cho bạn tình.

(Nguồn: Bệnh viện Da liễu T.Ư)

Xuất hiện đột biến kháng thuốc ở bệnh nhân dùng Sotrovimab điều trị COVID-19

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, các chuyên gia Australia đã phát hiện ra một đột biến ở virus SARS-CoV-2 có khả năng kháng thuốc điều trị, đồng thời cho biết nếu không theo dõi các bệnh nhân được điều trị, virus đột biến có thể lây lan trong cộng đồng.

xuat hien dot bien khang thuoc o benh nhan dung sotrovimab dieu tri covid 19 cd8 6350278
Hình ảnh mô phỏng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Ảnh: MedPage Today/TTXVN

Tiến sĩ Rebecca Rockett, Viện các bệnh truyền nhiễm của Đại học Sydney, cho biết 4 trong số các bệnh nhân đã xuất hiện chất kháng thuốc Sotrovimab từ 6 đến 13 ngày sau khi điều trị. Theo tiến sĩ Rockett, trong quá trình theo dõi phân tích trình tự gen của virus lấy từ các bệnh nhân nói trên trước và sau khi điều trị bằng thuốc Sotrovimab, các chuyên gia đã phát hiện các đột biến ở một số bệnh nhân “khiến thuốc không hoạt động hiệu quả”.

Tiến sĩ Rockett cho biết nghiên cứu trên chỉ tập trung các bệnh nhân sau chuyển biến nặng dù đã được điều trị bằng thuốc để phát hiện các đột biến kháng thuốc của virus. Theo tiến sĩ, việc này rất quan trọng vì người bệnh vẫn bị coi là nhiễm virus và có thể lây lan cho người khác.

Việc virus kháng thuốc đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng và sử dụng thuốc sẽ không mang nhiều hiệu quả. Theo Tiến sĩ Rockett, những người có sức đề kháng yếu cần phải thận trọng, tăng thời gian cách ly cho đến khi hết hoàn toàn virus, vì virus vẫn tồn tại trong cơ thể bệnh nhân trong 24 ngày sau khi điều trị bằng thuốc Sotrovimab.

Trong khi đó, Giáo sư Peter Collignon, bác sĩ bệnh truyền nhiễm và chuyên gia về kháng thuốc của Đại học Quốc gia Australia, cho biết khả năng lây lan virus có đột biến kháng thuốc trong cộng đồng đang trở thành “một vấn đề thực sự, tuy nhiên các đột biến này tương đối hiếm”. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải cẩn trọng”.

GSK, nhà sản xuất thuốc Sotrovimab, cho biết kết quả nghiên cứu phù hợp với các thử nghiệm lâm sàng lớn của hãng, cho thấy một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân kháng thuốc khi điều trị và cho rằng ‘hiện tượng kháng thuốc cũng được thấy trong các nghiên cứu đối với các liệu pháp kháng thể đơn dòng trị COVID-19 khác và các phương pháp điều trị bằng đường uống. Hiện tượng kháng thuốc liên quan đến cách hệ thống miễn dịch của từng người”.

Sotrovimab là một loại kháng thể đơn dòng nhiều quốc gia sử dụng để điều trị những bệnh nhân dễ bị tổn thương có nguy cơ mắc bệnh nặng và t.ử v.ong do COVID-19. Sotrovimab được dùng qua đường tiêm, truyền trong vòng 5 ngày đầu tiên và ngăn ngừa các triệu chứng nặng. Đây là một trong số ít các kháng thể đơn dòng có thể ngăn chặn được biến thể Omicron.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *