Việc cấp cứu phải nhanh, đúng, nhất là trong tình huống bị đột quỵ, chấn thương…
Theo các bác sĩ, để việc cấp cứu hiệu quả không chỉ là chuyên môn, trang thiết bị, cơ sở vật chất mà còn cần có sự phối hợp tốt của các cơ sở, bác sĩ chuyên môn…
Đó là thông tin được tham luận tại hội thảo “ Cấp cứu ngoại viện, cấp cứu chấn thương” diễn ra tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức, ngày 8.7.
Hội thảo là dịp để các chuyên gia đầu ngành cập nhật những kiến thức mới nhất, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực cấp cứu ngoại viện và cấp cứu chấn thương; nâng cao chất lượng điều trị…
Nâng khả năng cấp cứu ngoại viện
Tại hội thảo, bác sĩ Nguyễn Duy Long – Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM, chia sẻ về những bài học thực tiễn trong tổ chức Trung tâm cấp cứu 115, công tác điều phối hoạt động cấp cứu ngoài bệnh viện, sơ cấp cứu tại cộng đồng và vận chuyển cấp cứu đến các cơ sở y tế phù hợp nhất.
Mạng lưới cấp cứu tại TP.HCM. Ảnh TRUNG TÂM CẤP CỨU 115
Theo bác sĩ Nguyễn Duy Long, định hướng phát triển cấp cứu ngoại viện của ngành y tế TP.HCM từ nay đến những năm sau sẽ tập trung vào các yếu tố chính, đó là: nâng cao năng lực y tế cơ sở đến các bệnh viện quận, huyện, thành phố và mạng lưới cấp cứu ngoại viện. Nếu cấp cứu ngoại viện tốt sẽ giảm t.ử v.ong cho người bệnh. Do đó cần đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực, ứng dụng công nghệ, việc thực hành cấp cứu… Tới đây Trung tâm cấp cứu 115 sẽ tập huấn cho cả tài xế lái xe cứu thương cũng phải biết hỗ trợ cho công tác cấp cứu.
Bên cạnh đó trung tâm sẽ bổ sung một số khoa phòng chuyên môn, như: cấp cứu ngoài bệnh viện; kiểm soát nhiễm khuẩn… Bác sĩ Nguyễn Duy Long cho biết thêm, Trung tâm cấp cứu 115 vừa được chấp thuận cho bổ sung nâng số biên chế tại đây lên 357 người (lâu nay chỉ có 153 biên chế, chưa đảm bảo cho công tác cấp cứu ngoại viện).
Hàng triệu tế bào não sẽ c.hết nếu cấp cứu, điều trị chậm
Tham luận tại hội thảo với chủ đề Những lưu ý để nhận biết sớm và xử trí đúng cách trong đột qụy não, bác sĩ Hoàng Thị Tố Uyên – chuyên khoa Nội thần kinh – Bệnh viện Hoàn Mỹ Thủ Đức, nhấn mạnh việc quan trọng trong xử trí đột quỵ đúng cách, bởi mỗi phút kéo dài điều trị là gần 2 triệu tế bào não mất đi, một người bệnh đáng lẽ được cứu sống nhưng lại c.hết hoặc tàn phế bởi vì họ được đưa vào điều trị tại bệnh viện không phù hợp.
Cấp cứu nhanh, kịp thời giúp tăng cơ hội sống cho bệnh nhân, nhất là tình huống đột quỵ. Ảnh H.Q
Còn bác sĩ Đặng Văn Đạt – Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Hoàn Mỹ Thủ Đức – cho rằng những cách sơ cứu không đúng ở người bị tai nạn giao thông sẽ làm nặng thêm thương tích cho họ, có khi đe dọa tính mạng. Cụ thể, có những trường hợp người bị tai nạn bị tổn thương đốt sống cổ hoặc xương chậu ở tình trạng nhẹ, nhưng người xung quanh lại bế xốc họ lên (để đưa đi cấp cứu) khiến họ bị gãy cột sống cổ hoặc gãy khung chậu, dẫn đến bị liệt toàn thân, thậm chí t.ử v.ong.
Theo TS-BS Nguyễn Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Mỹ Thủ Đức , từ thực tiễn cho thấy, việc tổ chức và vận hành cấp cứu hiệu quả không chỉ yêu cầu trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị và cơ sở vật chất đầy đủ mà cần có sự tham gia của các bên liên quan bao gồm cả quy trình và quy chế phối hợp…
Phòng ngừa hiệu quả các biến chứng nguy hiểm của bệnh rung nhĩ
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh lý rung nhĩ có thể gây các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là t.ử v.ong do các vấn đề liên quan đến tim, đột quỵ hoặc các tổn thương cơ quan khác do thuyên tắc huyết khối.
Gần đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) tiếp nhận điều trị cho trường hợp người bệnh L.A.N. (69 t.uổi, ngụ tại Cần Thơ). Ông N. được chẩn đoán rung nhĩ và được chỉ định điều trị bằng thuốc gần 1 năm nay. Do việc đi lại khó khăn, ông N. không đến tái khám mà tự mua thuốc kháng đông để uống theo toa cũ.
Sáng cùng ngày nhập viện, ông N. đang ngồi đọc sách đột nhiên thấy liệt tay phải và giọng nói đớ. Ngay khi ông N. vào khoa Cấp cứu, quy trình báo động đột quỵ được kích hoạt, ông N. đã được cấp cứu can thiệp kịp thời và hồi phục nhanh chóng. Đây là một trường hợp sử dụng thuốc kháng đông không theo dõi đúng cách dẫn đến biến chứng đột quy, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề.
TS-BS. Nguyễn Bá Thắng chăm sóc người bệnh tại Đơn vị Đột quỵ BV ĐHYD TPHCM. Ảnh BV ĐHYD TP.HCM CUNG CẤP
Nhận biết những biến chứng nguy hiểm do rung nhĩ
GS-TS-BS. Trương Quang Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện, Giám đốc Trung tâm Tim mạch BV ĐHYD TP.HCM, cho biết tình trạng tim đ.ập nhanh do rung nhĩ về lâu dài có thể thúc đẩy suy tim tiềm tàng hoặc suy tim tăng nặng. Hậu quả nghiêm trọng nhất chính là hình thành cục m.áu đông (huyết khối) trong tâm nhĩ, dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là đột quỵ.
Các huyết khối có thể di chuyển theo dòng m.áu tới các động mạch trong cơ thể, gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch m.áu. Trường hợp huyết khối gây tắc động mạch nuôi não thì dẫn đến nhồi m.áu não hay còn gọi là đột quỵ. Đây cũng là biến chứng nguy hiểm nhất do rung nhĩ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ cho sức khỏe người bệnh mà còn tạo gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Theo TS-BS. Nguyễn Bá Thắng – Trưởng Trung tâm khoa học Thần kinh, Trưởng Đơn vị Đột quỵ BV ĐHYD TP.HCM, người bệnh rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ tăng cao nếu xảy ra ở các người bệnh lớn t.uổi, đi kèm cao huyết áp, đái tháo đường, suy tim, đã có các bệnh lý liên quan đến mạch m.áu, đặc biệt là người bệnh đã từng bị đột quỵ hoặc có những cơn thiếu m.áu não thoáng qua.
Bên cạnh đột quỵ, người bệnh rung nhĩ có thể mắc các biến chứng liên quan đến tim. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất chính là tình trạng tim đ.ập nhanh, khó thở. Nếu các cục m.áu đông di chuyển và làm tắc động mạch ở tim, người bệnh rung nhĩ sẽ có bệnh cảnh của nhồi m.áu cơ tim gồm đau ngực dữ dội và kéo dài kèm vã mồ hôi, tụt huyết áp, thậm chí là đột tử.
Chiến lược phòng ngừa đột quỵ và suy tim ở người bệnh rung nhĩ
Theo GS-TS-BS. Trương Quang Bình, người bệnh rung nhĩ khi đã phát triển các biến chứng như suy tim, đột quỵ thì rất khó điều trị dứt điểm. Cách cải thiện tốt nhất chính là chấp nhận sống chung với bệnh và xây dựng kế hoạch phòng ngừa tối đa các biến chứng. Trong đó, sử dụng thuốc kháng đông là phương pháp phổ biến.
TS-BS. Nguyễn Bá Thắng chia sẻ, mục đích sử dụng thuốc kháng đông trên người bệnh rung nhĩ là ngăn ngừa sự hình thành huyết khối trong tim. Do đó, việc dùng thuốc cần được duy trì xuyên suốt thời gian điều trị bệnh và chỉ ngừng khi các yếu tố gây huyết khối ở tim được loại bỏ hoàn toàn (có sự xác nhận của bác sĩ tim mạch). Tại BV ĐHYD TP.HCM, với thế mạnh trong phối hợp đa chuyên khoa, bệnh viện đã xây dựng phác đồ điều trị toàn diện cho người bệnh rung nhĩ từ bước chẩn đoán, đ.ánh giá nguy cơ đến quyết định phương pháp điều trị và xây dựng chiến lược dự phòng. Bệnh viện cũng trang bị đầy đủ các thiết bị, phương tiện để điều trị, xử lý kịp thời và nhanh chóng các tác dụng phụ của thuốc kháng đông nếu có.
Để đạt được hiệu quả tối đa, người bệnh cần tuân thủ điều trị, dùng thuốc theo đúng liều lượng được yêu cầu hàng ngày và tái khám đầy đủ để được bác sĩ theo dõi và điều chỉnh thích hợp. Bên cạnh đó, cần xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Nhằm nâng cao kiến thức của cộng đồng về mức độ nguy hiểm của bệnh rung nhĩ đồng thời hỗ trợ người bệnh, người nhà người bệnh trang bị kiến thức cần thiết trong việc phòng ngừa các biến chứng, Trung tâm Truyền thông BV ĐHYD TP.HCM phối hợp cùng Công ty TNHH Bayer Việt Nam thực hiện chương trình tư vấn Nhịp cầu tim mạch với chủ đề “Rung nhĩ: Những biến chứng nguy hiểm và cách phòng ngừa” , theo dõi tại: https://bit.ly/rungnhi-bienchungnguyhiemvacachphongngua
Với sự tư vấn của GS-TS-BS. Trương Quang Bình và TS-BS. Nguyễn Bá Thắng, chương trình cung cấp nhiều thông tin hữu ích về cách nhận biết những biến chứng nguy hiểm và chiến lược phòng ngừa biến chứng đột quỵ và suy tim ở người bệnh rung nhĩ.