Hóa ra trái nhãn là vị thuốc tuyệt vời chữa được nhiều bệnh

Nhãn đã được sử dụng trong Y học cổ truyền Trung Quốc hàng ngàn năm như một phương thuốc giúp ngủ ngon, cải thiện tiêu hóa, giảm đau dây thần kinh, hạ sốt… theo nền tảng sức khỏe Selfdecode.

Các nhà nghiên cứu cho rằng các hoạt chất và chất chống oxy hóa trong nhãn có thể hỗ trợ nhận thức, sức khỏe não, tim và khả năng miễn dịch.

Quả, hoa và hạt của cây nhãn đều được dùng để bào chế các bài thuốc đông y.

hoa ra trai nhan la vi thuoc tuyet voi chua duoc nhieu benh b3a 6528830

Các nhà nghiên cứu cho rằng các hoạt chất và chất chống oxy hóa trong nhãn có thể hỗ trợ nhận thức, sức khỏe não, tim và khả năng miễn dịch. Ảnh SHUTTERSTOCK

Sau đây, 2 chuyên gia: Swathi Handoo, người đã nhận Chứng chỉ Chuyên nghiệp về Thực phẩm, Dinh dưỡng và Nghiên cứu của Đại học Wageningen (Hà Lan) và chuyên gia Ana Aleksic, thạc sĩ dược, nghiên cứu sinh về khoa học thần kinh người Canada, sẽ giải thích điều gì làm nên vị thuốc tuyệt vời từ trái nhãn, theo tạp chí Stylecraze.

1. Chống ung thư

Nhãn chứa nhiều hoạt chất polyphenols như corilagin, axit gallic và axit ellagic, có khả năng loại bỏ gốc tự do rất mạnh, từ đó ngăn chặn ung thư. Nhãn cũng có hoạt tính antityrosinase – có thể ngăn ngừa sự khởi phát của ung thư.

Y học cổ truyền Trung Quốc đã sử dụng chất chiết xuất từ ​​hạt nhãn can thiệp vào quá trình tổng hợp ADN và ngăn chặn các oncoprotein – loại protein gây ung thư trong các khối u, từ đó phá hủy chúng.

Tiêu thụ nhãn hoặc bột chiết xuất từ ​​hạt có thể ức chế các tế bào ung thư vú, đại trực tràng, gan, phổi và cổ tử cung, theo Stylecraze

2. Chống viêm

Người châu Á dùng quả nhãn để chữa lành vết thương, dị ứng, cảm cúm và các bệnh viêm nhiễm khác.

Các dưỡng chất thực vật phytochemical như axit gallic, epicatechin và axit ellagic có trong nhãn có tác dụng chống viêm. Những hợp chất này ức chế việc sản xuất các hóa chất gây viêm như prostaglandin, histamine, oxit nitric và yếu tố hoại tử mô trong cơ thể.

Ngoài ra, nhờ lượng vitamin B và C dồi dào, nhãn thúc đẩy quá trình chữa lành và điều trị các bệnh viêm mạn tính như phù nề, trào ngược dạ dày, ruột kích thích, dị ứng da, vết thương, bỏng, vẩy nến và viêm ruột.

hoa ra trai nhan la vi thuoc tuyet voi chua duoc nhieu benh ddd 6528830

Nhãn chứa nhiều hoạt chất polyphenols như corilagin, axit gallic và axit ellagic, có khả năng loại bỏ gốc tự do rất mạnh, từ đó ngăn chặn ung thư. Ảnh SHUTTERSTOCK

3. Bảo vệ tim mạch và tăng cường miễn dịch

Hoa và hạt nhãn rất giàu chất chống oxy hóa, proanthocyanidins – hỗ trợ sức khỏe tim mạch và hệ miễn dịch.

Axit chlorogenic trong nhãn cũng có thể hỗ trợ giảm cân, bảo vệ tim mạch, theo Selfdecode.

Nhãn chứa polysaccharides, có thể tăng cường khả năng miễn dịch

4. Điều trị thiếu m.áu và thiếu sắt

Chiết xuất ​​nhãn được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để chữa thiếu m.áu, giảm tiểu cầu và các rối loạn về m.áu.

Nhãn khô chứa 5 mg sắt /100 gram. Ăn lâu dài sẽ làm tăng số lượng tiểu cầu và nồng độ haemoglobin.

5. Giảm căng thẳng và chữa mất ngủ

Các loại thuốc điều trị chứng mất ngủ nhắm vào các thụ thể GABA, thụ thể histamine và các trung tâm hoạt động khác của não bộ. Nhãn cũng chứa GABA nên rất có hiệu quả trong việc chữa mất ngủ.

Lá và quả nhãn có các hợp chất hoạt tính sinh học Adenosine, giúp thư giãn và dễ ngủ

Nghiên cứu năm 2014 cho thấy nhãn có thể làm tăng thời gian ngủ. Nó cũng có thể tăng cường khả năng học tập và trí nhớ bằng cách tăng tỷ lệ sống của tế bào thần kinh chưa trưởng thành. Nhãn chứa uridine – giúp tăng cường nhận thức và tâm trạng, theo Stylecraze.

Nhiều người vô tư uống nhân trần hàng ngày mà không biết đến những đại kỵ này

Nhân trần là vị thuốc đông y được sử dụng từ lâu đời với nhiều tác dụng nhưng nhân trần tính mát nên có nhiều trường hợp cần lưu ý khi sử dụng.

Nhân trần còn có tên gọi khác là chè nội, chè cát, hoắc hương núi, mao xạ hương, nhân trần có tên khoa học Adenosma caeruleum R. Br. thuộc họ hoa mõm chó Scrophulariaceae.

Nhân trần là vị thuốc đông y được sử dụng từ lâu đời với nhiều tác dụng, không chỉ vậy mà nhân trần còn được nghiên cứu và xác thực những chức năng trong việc điều trị bệnh lý gan mật.

nhieu nguoi vo tu uong nhan tran hang ngay ma khong biet den nhung dai ky nay 2fb 6519489

Tác dụng của nhân trần

Giúp hỗ trợ trong điều trị viêm gan cấp

Viêm gan cấp do virus gây ra ảnh hưởng tới chức năng gan gây ra vàng da, chán ăn, đầy bụng, chậm tiêu, trên xét nghiệm có tình trạng tăng men gan, tăng bilirubin m.áu. Đã có nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng nhân trần trong đợt cấp viêm gan virus giúp các chỉ số men gan, bilirubin về ngưỡng bình thường, các triệu chứng ở người bệnh cũng được cải thiện rõ rệt như giảm vàng da, hết mệt mỏi, hết đau ở vùng gan, ăn ngon miệng hơn.

Do đó nhân trần tăng cường chức năng thải trừ độc của gan, tác dụng kháng viêm mạnh ở giai đoạn cấp tính, kháng khuẩn.

Tác dụng lợi mật điều trị viêm túi mật

Tác dụng của nhân trần giúp tăng tiết mật. Trong thành phần nước sắc nhân trần có chất 6,7-dimethoxycoumarin có tác dụng lợi mật và giảm trương lực cơ vòng Oddi, do đó giúp việc bài tiết mật trở nên dễ dàng hơn. Tránh tình trạng tắc mật, gây nên nhiều dấu hiệu bất thường.

Hạ lipid m.áu

Theo nghiên cứu thì nhân trần cũng có tác dụng hạ mỡ m.áu, điều trị rối loạn chuyển hóa lipid, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ.

Tác dụng ức chế một số loại vi khuẩn

Nước sắc nhân trần còn có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, thương hàn, phó thương hàn A, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn E.coli, trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng, não mô cầu, virus cúm… Giúp điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn.

Một số tác dụng khác: Ức chế sự phát triển của ung thư, hạ áp, điều trị thiểu năng vành, loét miệng, nấm da, mụn nhọt, mẩn ngứa…

nhieu nguoi vo tu uong nhan tran hang ngay ma khong biet den nhung dai ky nay b52 6519489

Những đại kỵ khi uống nhân trần

Không nên kết hợp nhân trần với cam thảo

Lý do là vì nhân trần có tính chất đào thải nước còn cam thảo lại giữ nước. Do đó, khi kết hợp hai thảo dược này với nhau, chúng có thể gây tương tác thuốc, không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn tăng tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên uống

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nếu không có vấn đề về gan thì tốt nhất không nên dùng nhân trần. Khi uống nhiều dược liệu này có thể làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.

Không nên uống trà nhân trần hằng ngày

Nguyên nhân là vì vị thuốc có tác dụng lợi tiểu nên dẫn đến đào thải nhiều nước và các chất dinh dưỡng ra ngoài. Từ đó, bạn dễ bị mất nước, mệt mỏi, thiếu tập trung. Hơn nữa, nếu gan, mật không có vấn đề thì việc uống trà nhân trần hằng ngày sẽ khiến các cơ quan này phải tăng bài tiết, dẫn đến dễ tổn thương, mất cân bằng và dễ sinh bệnh.

Trẻ dưới 1 t.uổi không nên uống

Theo các chuyên gia Đông y cũng khuyến cáo, người già và trẻ nhỏ dưới 1 t.uổi cũng cần thận trọng với đồ uống mát, có tính giải nhiệt cao vì chức năng tiêu hóa của người già và trẻ nhỏ không ổn định, và do hệ tiêu hóa có khả năng hấp thụ kém nên nếu uống nước nhân trần nhẹ có thể dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa gây chướng bụng, tiêu chảy, chán ăn, nặng hơn thì có thể gây ra một số bệnh về đường ruột, mất nước, hôn mê.

Người bị tiêu chảy lạnh bụng không nên uống

Với những người cơ thể hư hàn lạnh bụng, hoặc đang bị tào tháo đuổi thì không nên uống nước nhân trần kẻo tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.

nhieu nguoi vo tu uong nhan tran hang ngay ma khong biet den nhung dai ky nay 0a2 6519489

Những lưu ý khác khi sử dụng nhân trần

Mua nhân trần ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Do khí hậu Việt Nam nóng ẩm nên khi mua và sử dụng nhân trần cần kiểm tra xem có bị ẩm, mốc không (nhân trần mốc gây bệnh cho người sử dụng).

Chỉ nên uống từ 1 đến 2 cốc nhân trần khi dùng để giải khát (nhân trần lợi tiểu dẫn đến thải nhiều gây mất nước khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung).

Sử dụng nhân trần chữa bệnh gan, mật…cần tham khảo ý kiến của bác sỹ về phương pháp sử dụng, liều lượng…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *