Bé nhà tôi 14 t.uổi, chậm tăng chiều cao, tôi được biết viên uống tăng chiều cao chứa hormone tăng trưởng, xin hỏi bác sĩ có nên cho trẻ uống để cải thiện chiều cao. (Quỳnh Trâm, 40 t.uổi, Bình Phước)
Tiến sĩ – bác sĩ Huỳnh Thị Vũ Quỳnh (Phòng khám Nhi – Tiêm ngừa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) trả lời:
Bản chất hormone tăng trưởng là protein nên sẽ bị p.hân h.ủy khi qua dạ dày. Do đó, hiện nay hormone tăng trưởng p hải sử dụng bằng đường tiêm chứ không uống được.
TS-BS. Trần Quang Nam, Trưởng khoa Nội tiết, cho biết thêm, nếu thấy chiều cao của con thấp hơn trung bình, nên đưa trẻ đến khám chuyên khoa Nội tiết và chuyên khoa Nhi để được tầm soát các nguyên nhân chậm tăng trưởng chiều cao, đặc biệt là bổ sung tiêm hormone tăng trưởng trong trường hợp có chỉ định để phát triển chiều cao cho trẻ càng sớm càng tốt.
Tốc độ tăng trưởng sẽ dừng khi t.uổi xương được 14 – 15 t.uổi ở b.é t.rai và 15 – 16 t.uổi ở b.é g.ái. Lúc này các sụn xương sẽ đóng lại, việc điều trị hormone tăng trưởng sẽ không còn tác dụng. Do đó việc tầm soát, chẩn đoán và điều trị đúng thời điểm là rất quan trọng.
Việc bổ sung hormone tăng trưởng phải bằng đường tiêm và có chỉ định của bác sĩ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ở giai đoạn đầu, trẻ sẽ được điều trị tại chuyên khoa Nội tiết Nhi bằng hormone tăng trưởng. Khi đến độ t.uổi thiếu niên, trẻ sẽ được đ.ánh giá lại tình trạng rối loạn hormone tăng trưởng. Nếu rối loạn hormone tăng trưởng vẫn tiếp diễn, cần điều trị lâu dài cho bé tại chuyên khoa Nội tiết người lớn.
Nếu bỏ qua “giai đoạn vàng” phát triển, việc điều trị sẽ không còn tác dụng, trẻ sẽ thấp hơn nhiều so với chiều cao lẽ ra có thể sẽ đạt được khi trưởng thành. Điều này có thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như tâm lý sau này của trẻ.
Vì vậy, các bậc phụ huynh nên liên tục theo dõi tốc độ tăng trưởng của con theo biểu đồ tăng trưởng.
Trẻ chậm tăng trưởng vẫn có thể cao thêm 8 – 12cm/năm nếu được can thiệp
T.rẻ e.m chưa dậy thì, nghi ngờ chiều cao thấp hơn so với độ t.uổi sẽ được khám miễn phí tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Trẻ sẽ được theo dõi các bất thường về tăng trưởng chiều cao, đặc biệt do thiếu hormone tăng trưởng, từ đó có hướng điều trị.
Phụ huynh đưa trẻ đến khám do chậm phát triển về chiều cao – Ảnh: T.VƯƠNG
“Đây là chương trình tầm soát miễn phí cho tất cả các t.rẻ e.m chưa dậy thì, có nghi ngờ chiều cao thấp hơn so với độ t.uổi. Trẻ sẽ được theo dõi các bất thường về tăng trưởng chiều cao, đặc biệt do thiếu hormone tăng trưởng, từ đó có hướng điều trị kịp thời”.
TS.BS Lê Cao Phương Duy – phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – đã cho biết như vậy tại lễ khởi động chương trình “Tầm soát miễn phí chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em” do Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tổ chức vào sáng 2-7.
Theo TS Duy, chương trình này đã triển khai được 6 năm và diễn ra vào dịp hè, nhằm giúp các gia đình có thể thu xếp thời gian thuận tiện cho trẻ thăm khám.
Tính đến nay, chương trình đã tầm soát miễn phí cho hơn 1.700 trẻ, trong đó có hơn 140 trẻ được chẩn đoán thiếu hormone tăng trưởng. Hè năm nay, chương trình dự kiến tiếp nhận hơn 200 trẻ đến khám.
BSCKI Trần Thị Ngọc Anh, khoa nội tiết Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho rằng khuyến nghị cha mẹ nên đo chiều cao cho trẻ 3 tháng/lần. Thông thường, trẻ mới sinh có chiều cao 48 – 52cm, trong năm đầu bé tăng 20 – 25cm, sang năm thứ 2 tăng 12cm, năm thứ 3 tăng 10cm, năm thứ 4 tăng 7cm.
Từ 4 t.uổi trở đi, phụ huynh cần chú ý nhiều hơn đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ.
Từ năm 4-11 t.uổi, trẻ sẽ tăng trung bình 4 – 6cm/năm. Nếu trẻ không đạt mức tăng trưởng chiều cao bình thường đó, cha mẹ nên nghĩ ngay đến việc cho trẻ đi khám và tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao.
Nếu đường cong biểu diễn chiều cao của trẻ nằm ngang hoặc đi xuống hoặc tốc độ tăng trưởng 4cm/năm và đã loại trừ vấn đề suy dinh dưỡng thì rất có thể, trẻ rơi vào trường hợp chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng và nên được đưa đi khám nội tiết sớm.
Bác sĩ Ngọc Anh cho biết, có nhiều yếu tố chi phối sự phát triển chiều cao của trẻ, bao gồm di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống, chế độ sinh hoạt, thể dục thể thao, hormone tăng trưởng (GH)…
Trẻ thiếu GH sẽ có chiều cao thấp hơn so với t.uổi (dưới 2 – 3 độ lệch chuẩn dựa trên biểu đồ tăng trưởng), tốc độ tăng trưởng chậm (dưới 1,5 SD trong 1 năm hoặc dưới 5cm/năm).
Nếu không được điều trị, trẻ thiếu GH có chiều cao trung bình chỉ 135 – 145cm, thấp hơn nhiều so với chiều cao tối đa có thể đạt được. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống sau này của trẻ mà còn có thể khiến tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng vì sự mặc cảm, tự ti khi so với bạn bè đồng trang lứa.
Hiện tại, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cũng đang điều trị cho hơn 100 trẻ chậm tăng trưởng do thiếu GH. Trẻ đáp ứng điều trị tốt có thể tăng 8 – 12cm/năm.
Chương trình khám miễn phí diễn ra từ nay đến ngày 17-7 vào các buổi sáng thứ bảy, chủ nhật hằng tuần (từ 8h-12h). Hiện tại, bệnh viện vẫn tiếp tục nhận đăng ký khám cho trẻ qua hotline 0983 369 597 (8h -17h tất cả các ngày trong tuần) đến hết ngày 12-7-2022.