Bệnh nhân nữ, 61 t.uổi, TP.HCM nhập viện trong tình trạng đùi trái đau dữ dội, kèm có khối sưng nóng, tụ dịch mủ vùng mặt sau đùi trái.
Ngày 6.7, bác sĩ CKII. Nguyễn Văn Bá – Trưởng khoa Chỉnh hình Vi phẫu, hệ thống Bệnh viện đa khoa Xuyên Á, cho biết sau khi thực hiện các xét nghiệm, X-quang, siêu âm cần thiết, kết quả hình ảnh cho thấy bệnh nhân bị áp xe mặt ngoài đùi trái. Sau hội chẩn và cân nhắc các nguy cơ, các bác sĩ nhận định bệnh nhân cần mổ, tháo dịch mủ vùng đùi trái.
Khai thác bệnh sử, người nhà cho biết cách đó khoảng 1 tuần, bệnh nhân bị té ngã khi ngồi trước cửa nhà. Sau đó, thấy hơi sưng vùng mông đùi trái, ấn vào cảm giác tức nên bệnh nhân đi khám tại một phòng mạch gần nhà với chẩn đoán “chấn thương phần mềm”.
Dùng thuốc không thấy đỡ, người nhà tự ra nhà thuốc mua loại thuốc mạnh hơn. Sau 7 ngày tự điều trị, triệu chứng không những không thuyên giảm mà còn nặng hơn, sưng to vùng mông đùi trái kèm đau nhức nhiều. Bệnh nhân được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Xuyên Á TP.HCM.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân trong quá trình điều trị. Ảnh BSCC
Bác sĩ Bá cho biết, do bệnh nhân bị rối loạn đông m.áu nên quá trình phẫu thuật rất khó cầm m.áu. Sau mổ 1 ngày, bệnh nhân còn đau và dịch nhiều, được đặt băng kín hút chân không theo dõi thêm. Sau 5 ngày, vết mổ trên đùi trái giảm dịch, tuy nhiên xuất hiện khối sưng đau tụ mủ mặt trước gối.
Bệnh nhân được hội chẩn khẩn trương, các bác sĩ quyết định phẫu thuật rạch tháo mủ lần 2, giải quyết tối đa các ổ áp xe. Sau mổ 1 ngày, vết mổ giảm đau, giảm dịch tiết, đường huyết ổn.
Sau 10 ngày dịch giảm nhiều, vết thương lên mô hạt tốt, bệnh nhân sẵn sàng phẫu thuật khâu da. Bệnh nhân được xuất viện sau khâu da 3 ngày, vết mổ khô, lành, không đau, đường huyết ổn định
“Đối với bệnh nhân lớn t.uổi dù bị chấn thương nhẹ cũng không nên chủ quan. Sau khi sơ cứu uống thuốc tại địa phương bệnh tình không đỡ mà còn tăng dần thì nên đến cơ sở y tế có đầy đủ chuyên khoa để khám và xử lý kịp thời tránh để hậu quả về sau”, bác sĩ khuyến cáo.
Chấn thương phần mềm gây tụ m.áu tụ dịch trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch đặc biệt bệnh nhân tiểu đường dễ gây áp xe hóa, phải xử trí kịp thời nếu không n.hiễm t.rùng lan rộng, gây ra n.hiễm t.rùng huyết ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhân
Bệnh nhân đái tháo đường nên điều trị thường xuyên tại cơ sở y tế có chuyên khoa nội tiết để theo dõi và điều chỉnh đường huyết được tốt nhất thì vấn đề chấn thương được điều trị dễ dàng và rút ngắn được thời gian điều trị.
Có thể làm tan cục m.áu đông ở chân bằng phương pháp tự nhiên không?
M.áu đông xảy ra khi các tế bào, protein và tiểu cầu trong m.áu kết dính lại với nhau. Đây là cơ chế bình thường giúp cầm m.áu.
Tuy nhiên, nếu m.áu đông xuất hiện bên trong cơ thể thì sẽ mang lại nhiều nguy cơ sức khỏe.
Cục m.áu đông khi hình thành bất thường có thể làm tắc nghẽn mạch m.áu và gây tổn thương cho nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, phổi hay não. Đau tim, thuyên tắc phổi và đột quỵ là những biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cục m.áu đông, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Cục m.áu đông, thường gặp nhất là ở chân, có thể gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những người mắc cục m.áu đông cần phải được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các nguy cơ sức khỏe về sau, trong đó có cả t.ử v.ong. Thuốc làm loãng m.áu thường được dùng để ngăn ngừa cục m.áu đông hoặc ngăn chúng phát triển lớn thêm.
Thuốc làm tan huyết khối cũng được dùng để phá vỡ cục m.áu đông. Các bác sĩ có thể đưa thuốc đến gần cục m.áu đông bằng cách đặt một ống thông qua một mạch m.áu ở háng.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy cục m.áu đông khỏi mạch m.áu bằng cách phẫu thuật, đặc biệt là với cục m.áu đông ở tay và chân. Thông thường, người bệnh sẽ được bác sĩ khuyến cáo dùng vớ nén để giúp m.áu lưu thông tốt và ngăn ngừa sưng đau ở chân.
Với những người có nguy cơ cao bị cục m.áu đông, bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa như yêu cầu bệnh nhân mang thiết bị nén khí nén ngắt quãng (IPC). Thiết bị này sẽ xoa bóp chân, từ đó giúp m.áu lưu thông và giảm nguy cơ hình thành cục m.áu đông ở chân.
Do mức độ nghiêm trọng của các biến chứng mà cục m.áu đông gây ra nên các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên tự điều trị tại nhà. Trên thực tế, không có phương pháp nào đáng tin cậy có thể giúp tan cục m.áu đông một cách tự nhiên. Người bệnh càng trì hoãn đến gặp bác sĩ bao lâu thì nguy cơ xảy ra biến chứng đe dọa tính mạng càng cao.
Tuy nhiên, một số chất bổ sung có thể giúp ngăn hình thành thêm các cục m.áu đông trong tương lai. Một số bằng chứng khoa học cho thấy nghệ, gừng, quế, ớt sừng bò và vitamin E có thể giúp ngăn đông m.áu.
Ngoài ra, thực hiện các thói quen như tập thể dục thường xuyên, mặc quần áo rộng, uống nhiều nước, giảm cân… đều có thể giúp ngăn ngừa hình thành cục m.áu đông ở chân.