Nỗ lực phẫu thuật trong 30 phút, các bác sĩ đã cứu sống thai nhi 31 tuần ngôi mông, vỡ ối, sa chi và suy thai cấp.
Ngày 7.7, tin từ Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết các bác sĩ của bệnh viện vừa cấp cứu giành lại sự sống cho thai nhi 31 tuần bị ngôi mông, vỡ ối, sa chi và suy thai cấp.
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe sản phụ N.Y. Ảnh BVCC
Trước đó, sản phụ N.Y. (21 t.uổi, ngụ Vĩnh Long) nhập viện trong tình trạng đau bụng, ra nước â.m đ.ạo. Qua thăm khám và thực hiện cận lâm sàng, bác sĩ ghi nhận cổ tử cung sản phụ mở 3 cm, vỡ ối hoàn toàn, sờ thấy chân thai nhi trong â.m đ.ạo. Thai phụ được chẩn đoán con so 31 tuần, ngôi mông, vỡ ối, sa chi, suy thai cấp.
Ngay lập tức, sản phụ được chỉ định mổ lấy thai cấp cứu khẩn. Ca phẫu thuật dài khoảng 30 phút, thai nhi được đưa ra ngoài an toàn với cân nặng khoảng 1.700 gram, mẹ và bé được chuyển sang hồi sức theo dõi tích cực. Sau 6 giờ, sản phụ được chuyển nội trú theo dõi, hiện sức khỏe đã ổn định.
BS.CK1 Huỳnh Quốc Oai, khoa Sản phụ, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, cho biết ngôi mông (ngôi ngược) chiếm khoảng 3 – 4% thai kỳ đủ tháng. Đối với các trường hợp sản phụ có nguy cơ đẻ non, ngôi thai bất thường, ối vỡ sớm có thể dẫn đến hậu quả mất tim thai do sa dây rốn, gây suy thai cấp, thai nhi bị ngạt do thiếu ô xy lên não. Hậu quả của bệnh lý này dẫn đến tỷ lệ trẻ t.ử v.ong cao và có thể để lại di chứng nặng về chậm phát triển tâm thần vận động.
Bác sĩ Oai khuyến cáo phụ nữ khi mang thai cần thăm khám định kỳ, quản lý thai kỳ chặt chẽ và làm xét nghiệm đầy đủ để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Với những trường hợp thai ngôi bất thường (ngôi mông, ngôi ngang…), nên kiểm tra thường xuyên và có kế hoạch nhập viện chờ sinh theo chỉ định của bác sĩ để tránh hiểm cho mẹ và bé.
B.é t.rai té ngã vào viên gạch, thận bị vỡ làm đôi
Không may vấp chân ngã đ.ập vùng bụng vào một viên gạch (loại gạch ống dùng trong xây dựng), bệnh nhi 5 t.uổi bị vỡ thận làm đôi sau tai nạn.
Người nhà bệnh nhi H. cho biết, cách nhập viện một ngày, trong lúc đang chơi đùa cùng anh trai thì bé vấp chân ngã có va đ.ập vùng bụng vào một viên gạch (loại gạch ống dùng trong xây dựng). Sau khi té ngã bé có kêu đau vùng bụng nhưng vẫn sinh hoạt bình thường, bà đưa bé đến trạm y tế khám và được cho về theo dõi.
Khoảng 12 tiếng tiếp theo, bé đi tiểu ra nước tiểu màu đỏ, người bà nghi ngờ là tiểu m.áu nên nhanh chóng cho trẻ đến khám lại tại trạm y tế và được giới thiệu lên tuyến cao hơn tầm soát.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi H. (Ảnh: Hoàng Tùng).
Tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, sau khi được thăm khám và thực hiện kỹ thuật các cận lâm sàng bé được phát hiện tình trạng thiếu m.áu và ghi nhận thận trái bị chấn thương độ IV (độ nặng), vỡ nhu mô cực dưới thận làm đôi có tụ dịch quanh thận.
Nhận thấy đây là tình trạng bệnh nặng phức tạp có liên quan đến cả hai chuyên khoa ngoại niệu và nội nhi, các bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn để đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Sau khi thống nhất các bác sĩ đã quyết định lên kế hoạch điều trị bảo tồn thận, cho bé hạn chế tối đa vận động, truyền dịch và theo dõi sát tình trạng mất m.áu để can thiệp kịp thời, song song đó là điều trị phòng ngừa n.hiễm t.rùng. Sau hơn một tuần điều trị và theo dõi tích cực, tình trạng lâm sàng và cận lâm sàng của bé đã ổn và được cho xuất viện về nhà tiếp tục theo dõi tái khám ngoại trú.
Theo Ths BS Nguyễn Đức Duy, Phó Trưởng Khoa Thận – Tiết Niệu, chấn thương thận là tình trạng thận bị tổn thương do lực tác động từ bên ngoài, chủ yếu là do các tai nạn: tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, ẩu đả…
Chấn thương thận ở t.rẻ e.m có tỷ lệ cao nhất trong các chấn thương thuộc hệ tiết niệu. Tuy nhiên, vì đó là chấn thương kín, không dễ nhận biết nên có thể trẻ đã không được đi khám sớm. Nhiều trường hợp sau té ngã mạnh, trẻ vẫn tỉnh táo và không than vãn gì nhiều nên cha mẹ hoặc người chăm sóc dễ chủ quan mà bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo tình trạng tổn thương nội tạng ở trẻ.