Sau phẫu thuật, vết thương nếu không được chăm sóc đúng cách có thể bị n.hiễm t.rùng, hoại tử, sẹo xấu, thậm chí là dẫn đến những biến chứng khó lường.
Gần đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) tiếp nhận điều trị trường hợp người bệnh T.Đ.T (35 t.uổi, ngụ tại Bến Tre).
Chị T. đến khám trong tình trạng vết thương hậu phẫu đang có dấu hiệu chảy dịch mủ, sưng tấy, đau sốt. Chị T. vừa phẫu nâng mũi cách đó 3 tuần.
Tại phòng khám Khoa Tạo hình – Thẩm mỹ, bác sĩ chẩn đoán chị T. bị n.hiễm t.rùng vết mổ. Chị T. được nhập viện điều trị, loại bỏ dị vật, làm sạch vết thương và sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm theo phác đồ điều trị.
Nhờ điều trị kịp thời và đúng cách, sau 2 tuần vết thương chị T. đã lành.
Những điều cần biết về quá trình lành thương sau phẫu thuật, phẫu thuật thẩm mỹ
BS CKII. Vũ Hữu Thịnh (Khoa Tạo hình – Thẩm mỹ, BV ĐHYD TPHCM) cho biết, quá trình liền thương gồm có 4 giai đoạn: Cầm m.áu – viêm, phù nề – tăng sinh – tái tạo. Trong 4 giai đoạn của quá trình lành thương, giai đoạn viêm, phù nề đóng vai trò rất quan trọng, có ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Đây là cơ chế sinh lý bình thường của cơ thể, giúp dọn dẹp và làm sạch vết thương. Giai đoạn này thường diễn ra trong ngày đầu đến ngày thứ 3. Từ ngày thứ 4 trở đi sẽ diễn ra nhẹ nhàng hơn và song song với quá trình tăng sinh và tái tạo. Phù nề, tăng tiết dịch là những triệu chứng phổ biến.
BSCKII. Vũ Hữu Thịnh tư vấn chăm sóc vết thương cho người bệnh
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành thương, được chia thành 2 nhóm: trực tiếp và gián tiếp. Các yếu tố trực tiếp thường xuất phát từ chính vết thương, chẳng hạn vết thương không sạch, có dị vật, bị n.hiễm t.rùng, dập nát, hoại tử, rìa cắt vết thương nham nhở, tụ dịch, vết khâu bị căng. Quá trình vận động, bất động không đúng cách hay chăm sóc vết thương sai cũng có thể dẫn đến tình trạng khó lành thương sau phẫu thuật, phẫu thuật thẩm mỹ.
Trong khi đó, các yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình lành thương thường xuất phát từ các bệnh lý đi kèm. Đái tháo đường, tăng huyết áp, tai biến mạch m.áu não,… là những căn bệnh phổ biến dẫn đến tình trạng chậm lành, thậm chí là không lành vết thương sau phẫu thuật. Những người bệnh có yếu tố suy giảm miễn dịch (n.hiễm t.rùng, nhiễm độc) hay mắc HIV, ung thư, lao, mất cân bằng dinh dưỡng (suy dinh dưỡng, béo phì) cũng khiến quá trình lành thương diễn ra không thuận lợi.
Những vết thương hậu phẫu có thể diễn tiến xấu nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Trước tiên, vết thương có thể gây sưng tấy, nóng sốt, tăng tiết dịch, Nặng hơn, có thể n.hiễm t.rùng tại vết thương và lan rộng gây n.hiễm t.rùng toàn thân, sốc n.hiễm t.rùng, nhiễm độc, ung thư, thậm chí là t.ử v.ong. Một số vết thương có thể không tác động nhiều đến sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sinh hoạt cá nhân, đời sống gia đình và xã hội.
Lưu ý khi chăm sóc vết thương, tránh phù nề, sưng tấy sau phẫu thuật
Theo BS CKII. Vũ Hữu Thịnh, cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau để giảm tình trạng phù nề trong những ngày đầu sau phẫu thuật. Tại BV ĐHYD TPHCM, các bác sĩ sẽ tiến hành cố định khu vực mổ bằng dụng cụ y khoa như băng dán, băng thun, nẹp, áo định hình,…
Người bệnh cũng được khuyến khích tập các bài vật lý trị liệu, vận động chủ động sớm. Đối với những vết thương ở vùng tay hoặc vùng chân, người bệnh sẽ được hướng dẫn kê tư thế thích hợp để giảm trọng lực lên cơ thể. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng viêm, thuốc chống phù nề để người bệnh sử dụng song song.
Thuốc kháng viêm dạng men là một sản phẩm được sử dụng phổ biến để thúc đẩy quá trình tan m.áu bầm nhằm cải thiện các vết thương hậu phẫu nhanh hơn. Tuy nhiên, ngoài công dụng giảm nhẹ các tổn thương, làm giảm các yếu tố gây viêm, kết dính tiểu cầu, dược phẩm này có thể làm giảm tái tạo tại mô, tái cấu trúc mô cũng như ức chế miễn dịch của cơ thể, thậm chí là hội chứng cushing. Do đó, việc sử dụng thuốc kháng viêm kết hợp với thuốc chống phù nề cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Trong trường hợp những vết thương hậu phẫu khó lành hoặc không có dấu hiệu lành lại, người bệnh cần phải xác định nguyên nhân. Bằng cách xử lý triệt để những yếu tố ảnh hưởng, tốc độ lành thương mới có thể được cải thiện.
Ngoài ra, để quá trình hồi phục được hiệu quả cũng như đảm bảo kết quả cuối cùng, người bệnh cũng cần tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể, chỉ thay băng khi cần thiết, đảm bảo vô trùng. Đồng thời áp dụng các phương pháp để giảm phù nề và thường xuyên vận động cơ thể với những bài tập vừa sức.
Bên cạnh đó, chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng là điều cần thiết. Tăng cường bổ sung đủ chất dinh dưỡng từ bữa ăn, hạn chế các loại thực phẩm gây dị ứng, các chất kích thích. Đặc biệt lưu ý, khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, cần trao đổi và nhờ sự tư vấn từ bác sĩ phụ trách.
Nhằm nâng cao kiến thức của cộng đồng về việc chăm sóc vết thương sau khi phẫu thuật, phẫu thuật thẩm mỹ, BV ĐHYD TPHCM thực hiện chương trình tư vấn Hỏi để khỏe hơn với chủ đề: “ Lành thương sau phẫu thuật, phẫu thuật thẩm mỹ “ , theo dõi tại: https://bit.ly/lanhthuongsauphauthuat
Bình Định: Nối thành công vành tai bị đứt gần lìa cho bệnh nhân
Bệnh viện Da liễu Trung ương Quy Hòa (TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã phẫu thuật khâu nối lại vành tai bị đứt gần lìa cho một bệnh nhân bị tổn thương khuyết 3/4 trên vành tai.
Sáng 5.11, các bác sĩ khoa Phẫu thuật tạo hình – thẩm mỹ của Bệnh viện Da liễu Trung ương Quy Hòa (TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã phẫu thuật tạo hình lại vành tai cho bệnh nhân Trần Quang H. (nam, 24 t.uổi) bị tổn thương khuyết 3/4 trên vành tai.
Bệnh nhân này nhập viện lúc 2 giờ ngày 5.11 trong tình trạng vết thương vành tai bị đứt gần lìa, vết thương lún x.ương s.ọ… Người nhà cũng đưa mảnh tai bị đứt vào viện cùng với bệnh nhân.
Ngay sau đó, bệnh nhân được ê kíp mổ do bác sĩ Đinh Công Phúc, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình – thẩm mỹ của Bệnh viện Da liễu Trung ương Quy Hòa, cùng các bác sĩ trong khoa thực hiện phẫu thuật khâu nối vành tai.
Đến trưa 5.11, tình trạng bệnh nhân tỉnh, vành tai được nuôi dưỡng m.áu tốt, hồng hào.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương Quy Hòa, tạo hình vành tai là một phẫu thuật tương đối phức tạp, không chỉ để đảm bảo chức năng nghe bình thường cho tai mà còn tạo hình dáng cho đôi tai thật tự nhiên, kết cấu tai đều và đẹp cả hai bên.