Dây thần kinh bị chèn ép có thể gây khó thở, phải làm gì?

Chèn ép dây thần kinh không phải là tình trạng hiếm gặp. Dù chèn ép dây thần kinh không trực tiếp ảnh hưởng đến phổi nhưng cảm giác đau đớn đó có thể khiến việc hô hấp trở nên khó khăn.

Thông thường, những cơn đau cổ hoặc đau lưng là do ngồi hay nằm không đúng tư thế trong thời gian dài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn đau này có thể là do chèn ép dây thần kinh, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

day than kinh bi chen ep co the gay kho tho phai lam gi d23 6530427

Trong một số trường hợp, chèn ép dây thần kinh ở cổ và lưng có thể gây ảnh hưởng đến hô hấp. Ảnh SHUTTERSTOCK

Chèn ép dây thần kinh là tình trạng mà các mô xung quanh đè ép vào dây thân kinh. Tại Mỹ, thống kê của tổ chức y khoa Cleveland Clinic nước này cho thấy mỗi năm, cứ trung bình 100.000 người thì có khoảng 85 người được chẩn đoán bị chèn ép dây thần kinh.

Những người bị viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, đang mang thai là nhóm có nguy cơ bị chèn ép dây thần kinh cao hơn người bình thường.

Với người khỏe mạnh, chèn ép dây thần kinh thường có nguyên nhân là do chấn thương, thực hiện lên tục một động tác trong thời gian dài như đ.ánh máy, làm việc trong dây chuyền lắp ráp. Nguyên nhân là do các cử động lặp đi lặp lại trong thời gian dài có thể khiến mô sụn, gân, cơ hay thậm chí là xương chèn ép các dây thần kinh xung quanh. Các triệu chứng thường gặp là cảm giác tê ngứa, nóng rát hay đau buốt.

Dù chèn ép không trực tiếp ảnh hưởng đến phổi nhưng cơn đau do nó gây ra có thể khiến việc hô hấp trở nên khó khăn hơn. Vì khi thở, phổi và khung xương sườn giãn nở sẽ có thể tạo thêm áp lực lên các dây thần kinh bị chèn ép gần đó, khiến cơn đau thêm nghiêm trọng. Do đó, để giảm đau, người bị chèn ép dây thần kinh có thể sẽ thở nhẹ hơn để giảm đau.

Trong hầu hết các trường hợp, nghỉ ngơi đầy đủ thì tình trạng chèn ép dây thần kinh có thể tự khỏi sau vài ngày. Với những người bị chèn ép do chấn thương thể thao thì hãy chườm nóng, chườm lạnh và uống thuốc giảm đau không kê đơn khi cần.

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà không khỏi, tình trạng đau nhức, tê ngứa ngày càng nghiêm trọng và kéo dài quá vài ngày thì hãy đến bác sĩ kiểm tra.

Bác sĩ có thể kê thuốc corticosteroid để giảm đau, giảm viêm. Những trường hợp chèn ép dây thần kinh cột sống hay hội chứng ống cổ tay có thể cần phải phẫu thuật.

Để hạn chế nguy cơ dây thần kinh bị chèn ép, các chuyên gia khuyến cáo mọi người hãy thường xuyên tập thể dục để tăng cường cơ bắp, đặc biệt khi làm việc nhiều trên máy tính. Tránh ngồi làm việc quá lâu trong thời gian dài, thỉnh thoảng hãy đứng dây di chuyển, theo Healthline.

Làm sao để phân biệt được vết đỏ trên da là bầm tím hay tụ m.áu?

Bầm tím xuất hiện khi va đ.ập làm vỡ các mạch m.áu dưới da. Tình trạng này thường gặp và không có gì nguy hiểm.

Tuy nhiên, m.áu tụ cũng có biểu hiện giống bầm tím nhưng là cảnh báo cơ thể đang bị tổn thương nghiêm trọng.

Vết bầm thường xuất hiện khi chúng ta bị thương. Lực tác động từ bên ngoài sẽ khiến cách mạch m.áu nhỏ dưới da bị vỡ, làm m.áu rõ rỉ ra các mô xung quanh, dẫn đến vết bầm, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

lam sao de phan biet duoc vet do tren da la bam tim hay tu mau b97 6480005

Bầm tím xảy ra khi các mạch m.áu dưới da bị vỡ, thường có màu đỏ, xanh đen hoặc vàng. Ảnh SHUTTERSTOCK

Ban đầu, vết bầm sẽ có màu đỏ, sau đó chuyển sang màu đen hoặc xanh chỉ trong vài giờ. Khi vết bầm bắt đầu lành, chúng sẽ dần chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá. Đó là lúc cơ thể tái hấp thụ lượng m.áu đã rò rỉ. Mọi người cũng có thể bị đau nhức ở vết bầm.

Theo tổ chức phi lợi nhuận Cleveland Clinic (Mỹ), bầm tím chia ra thành một số dạng. Ví dụ, ban xuất huyết là loại bầm tím mà vết bầm là những chấm nhỏ li ti màu đỏ. Chúng xảy ra khi các mạch m.áu rất nhỏ gọi là mao mạch bị vỡ.

Một loại bầm tím khác là ban xuất huyết ở người cao t.uổi. Tình trạng này hay xảy ra ở người già vì da họ mỏng và khô đi do lão hóa.

Tụ m.áu cũng là một dạng bầm tím khác. Tụ m.áu xảy ra sau khi bị một chấn thương nặng, chẳng hạn như tai nạn giao thông.

Không giống như các vết bầm tím thông thường, tụ m.áu là do chấn thương nặng làm vỡ các mạch m.áu lớn. Vì vậy, tình trạng này có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt là nếu có liên quan đến xuất huyết não.

Những người bị xuất huyết não có thể gặp các triệu chứng như co giật, bất tỉnh, tê liệt, nói lắp, lú lẩn, chóng mặt, nôn mửa hay nhức đầu.

Các vết bầm tím nhỏ có thể được điều trị tại nhà bằng các phương pháp như chườm lạnh, băng bó, kê cao tay chân bị bầm tím và nghỉ ngơi hợp lý. Trong một số trường hợp, người bị bấm tím nếu cảm thấy khó chịu vì đau nhức có thể dùng thuốc giảm đau acetaminophen.

Trong khi đó, người bị tụ m.áu cần phải được chăm sóc y tế khẩn cấp, đặc biệt là nếu xuất hiện triệu chứng cơ thể nghiêm trọng hoặc khối m.áu tụ ngày càng lớn. Trong những trường hợp này, phẫu thuật dẫn lưu m.áu tụ có thể được thực hiện, theo Healthline.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *