Đồng Tháp là một trong 8 tỉnh, thành có số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao khu vực phía Nam. Tính từ đầu năm đến ngày 26/6 đã ghi nhận hơn 3.500 trường hợp mắc sốt xuất huyết và đã có 6 trường hợp t.ử v.ong.
Đồng Tháp là 1 trong 3 địa phương có số ca t.ử v.ong cao nhất trong khu vực phía Nam. Tại cuộc họp đ.ánh giá kết quả thực hiện Chiến dịch “Diệt lăng quăng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết” đợt 1 và triển khai Chiến dịch đợt 2 diễn ra ngày 4/7, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, chiến dịch “Diệt lăng quăng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết” đợt 1 đã mang lại hiệu quả tích cực, tất cả các ổ dịch đã được xử lý 100%.
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại cuộc họp (ảnh Văn Khương).
Ông Đoàn Tấn Bửu yêu cầu các địa phương tiếp tục đồng loạt triển khai Chiến dịch “Diệt lăng quăng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết” đợt 2 với quy mô lớn tại 143 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh từ ngày 5 đến 10/7. Đồng thời, tập trung tuyên truyền cảnh báo dịch đang bùng phát để nâng cao ý thức cảnh giác và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn người dân cách xử lý và đề nghị ký cam kết tự giác thực hiện công tác diệt lăng quăng. Ngoài ra, ngành chức năng cần tăng cường công tác giám sát, phát hiện ca bệnh nhằm phát hiện sớm ổ dịch và phát hiện sớm xã bùng phát dịch để có biện pháp xử lý kịp thời.
“Đồng Tháp triển khai chiến dịch diệt lăng quăng để chúng ta giảm bớt chỉ số lăng quăng muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết ở các hộ gia đình ở cộng đồng, làm đồng loạt, liên tục mới có thể kiểm soát được dịch bệnh”- ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp thông tin thêm.
Thực hiện Chiến dịch “Diệt lăng quăng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết”.
Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp, số ca mắc ca mắc sốt xuất huyết đều tăng đồng loạt ở tất cả 12/12 huyện, thành phố trên toàn tỉnh, trong đó tăng cao nhất là ở huyện Hồng Ngự và TP. Hồng Ngự. Đến nay, đã có 1.443 ổ dịch được phát hiện và xử lý, đạt 100%. Đối với hai địa phương ghi nhận số ca mắc sốt xuất huyết tăng, ngành chức năng đã triển khai 3 đợt phun hóa chất diện rộng gồm huyện Hồng Ngự và TP. Hồng Ngự.
Dự báo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Tháp, dịch sốt xuất huyết còn tăng khi hiện nay đang vào cao điểm mùa mưa, biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi thất thường, mùa mưa đến sớm cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên môi trường thuận lợi cho sốt xuất huyết phát triển mạnh. Vì vậy, cần triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống như diệt lăng quăng, xử lý ổ dịch để kiểm soát dịch sốt xuất huyết trên địa bàn./.
Nhiều dịch bệnh mùa hè gia tăng, không chủ quan phòng chống
Thời tiết nắng nóng, cộng với điều kiện vệ sinh môi trường chưa cao là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn phát triển làm tăng nguy cơ bùng phát và lan rộng các loại dịch bệnh, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người dân.
Theo số liệu giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình, trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh này phát hiện 233 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 375.5% so với cùng kỳ năm 2021. Cùng với đó có 5 ca sốt rét, 4 ca lỵ Amip, 4 ca lỵ trực trùng.
Ghi nhận 60 trường hợp mắc thủy đậu, hơn 732 trường hợp tiêu chảy, 16 trường hợp viêm gan do virus, 4 trường hợp mắc quai bị và 1.886 trường hợp mắc bệnh cúm. Tất cả các trường hợp mắc bệnh đều được phát hiện, điều trị và xử lý kịp thời, không có ca t.ử v.ong.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình phát hiện 233 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Theo bác sĩ Huỳnh Công Hùng, Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm CDC Quảng Bình cho biết, thời điểm này, thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm vào mùa hè đang có chiều hướng gia tăng. Vậy nên người dân không được chủ quan lơ là, công tác phòng chống các bệnh lây theo đường tiêu hóa, đường hô hấp, SXH, TCM, sởi, cúm…
Ghi nhận tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thành phố, tại Quảng Bình, các đơn vị đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp t.rẻ e.m với các bệnh thường gặp như: Viêm phế quản, viêm phổi, viêm ruột, tiêu chảy, tay chân miệng, thủy đậu… số bệnh nhân vẫn đang gia tăng hằng ngày và chưa có chiều hướng giảm xuống.
Thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm vào mùa hè.
Theo bác sĩ Hồ Thị Ngọc Linh, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa TP. Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, đơn vị đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều t.rẻ e.m mắc bệnh trong thời gian gần đây.
“Để bảo vệ sức khỏe cho con em, các bậc cha mẹ cần thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, giúp cơ thể trẻ đủ sức chống lại bệnh tật. Đặc biệt, cần tập cho trẻ thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, đây là một việc làm đơn giản nhưng hiệu quả phòng chống bệnh mùa hè rất lớn”, BS Linh cho biết.
Bác sĩ Đỗ Thanh Bình, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Minh Hóa (Quảng Bình) thông tin, để phục vụ người dân đến khám, chữa bệnh trong điều kiện hiện nay, bệnh viện bố trí chỗ ngồi thoáng mát cho người bệnh trong thời gian chờ tới lượt khám, tổ chức cán bộ tiếp đón nhanh chóng, thuận lợi, đáp ứng yêu cầu người bệnh.
Công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết được chú trọng.
Đồng thời bệnh viện tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, phòng ngừa lây nhiễm chéo các loại bệnh truyền nhiễm; chú ý đến công tác vệ sinh môi trường. Đồng thời, đơn vị cũng tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và người nhà người bệnh về cách nhận biết và phòng tránh các bệnh thường xuất hiện trong thời tiết nắng nóng kéo dài…
Liên quan đến vấn đề này, Bác sĩ Phan Thanh Hải, Phó giám đốc Sở Y tế Quảng Bình cho biết, việc chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè là rất cần thiết. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Ngành Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn xử lý kịp thời không để dịch bùng phát, nâng cao năng lực điều trị ở tất cả các tuyến từ trạm y tế xã, phường, thị trấn đến các bệnh viện đa khoa huyện và các bệnh viện tuyến tỉnh, đáp ứng các cấp độ điều trị trong bối cảnh vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phòng chống dịch bệnh trong mùa hè này.
Người dân không được chủ quan lơ là, trong công tác phòng chống các loại bệnh lây nhiễm mùa hè.
“Người dân cần tuân thủ thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của ngành Y tế. Khi có dấu hiệu mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám và điều trị kịp thời, nhất là đối với người già và trẻ em”, BS. Hải chia sẻ.