Một nghiên cứu mới đây cho thấy BA.2.75 hay Centaurus là dòng phụ mới của Omicron có đến 80 đột biến, gây tái mắc Covid-19 cao.
Theo như thông tin mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, cơ quan này cho hay số ca mắc Covid -19 trên toàn cầu hiện đã tăng 30% trong hai tuần qua.
Từ ngày 4/6, tiểu vùng của WHO đã chứng kiến sự bùng lên mạnh mẽ của hàng loạt những ca mắc mới.
Hai chủng phụ của Omicron là BA.4 và BA.5 đang tạo nên làn sóng dịch bệnh mới.
Phía WHO đề cập đến dòng phụ hoàn toàn mới của Omicron đó là BA.2.75, dòng này được phát hiện ở nhiều quốc gia như Mỹ, Ấn Độ và được các chuyên gia gọi là biến chủng ‘Omicron tàng hình’. Đây được cho là phiên bản virus tồi tệ nhất với khả năng né khỏi miễn dịch nhanh chưa từng thấy.
Xuất hiện chủng Omicron ‘tàng hình’ với 80 đột biến tăng tỷ lệ tái Covid-19, theo WHO. Ảnh: Internet
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có ít nhất 11 quốc gia phát hiện ca nhiễm chủng này như Canada, Nhật Bản, Đức Mỹ, Anh… và mới nhất là Ấn độ.
‘Centaurus’ được cho có khả năng lây truyền và lẩn tránh nhiều hơn tất cả các biến chủng trước đó, đặc biệt phổ biến ở Ấn Độ và hiện đang cạnh tranh với Omicron để chiếm ưu thế. Mặc dù vậy, WHO vẫn chưa liệt kê BA.2.75 vào nhóm các biến chủng đáng quan ngại.
Trong bản cập nhật mới nhất vào ngày 6/7, các quan chức WHO cho hay dữ liệu ban đầu về đột biến của chủng này hiện còn nhiều hạn chế.
Khả năng lây truyền tổng thể với mức độ nghiêm trọng và khả năng miễn dịch của nó hiện vẫn chưa được làm rõ.
Theo tiến sĩ Amesh Adalja – một học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins cho rằng không rõ liệu Centaurus có thể nổi trội hơn khi đối mặt với BA.5 và BA.4 hay không nhưng rất có thể chủng phụ này chỉ lây lan trong khoảng thời gian nào đó cho đến khi nó ‘chạm mặt BA.5′ và bị lấn át hoàn toàn.
Bà Soumya Swaminathan – nhà khoa học của WHO nhấn mạnh cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ về khả năng lây truyền cũng như mức độ nghiêm trọng của BA.2.27 bởi còn quá sớm để biết liệu Centaurus có đặc tính xâm nhập miễn dịch bổ sung hay không.
Trang Firstpost đã đăng tải một ý kiến của một nhà khoa học chuyên về gene của Ấn Độ và cho biết BA.2.75 có hơn 80 đột biến, trong đó BA.2 có khoảng 60 đột biến.
BA.2.75 có nhiều đột biến mới trên gai protein trong đó có hai đột biến đáng chú ý là G446S và R493Q. Theo đó, chúng cho phép các biến chủng có khả năng lẩn tránh nhiều kháng thể và dễ xâm nhập vào các tế bào. Điều này đồng nghĩa với việc BA.2.75 dễ lây nhiễm cho từng người mắc Covid-19 và đã tiêm vắc-xin hơn.
Cùng với những đột biến Omicron thông thường, ‘Centaurus’ được cho có tới 9 thay đổi bổ sung và không có thay đổi nào liên quan đến từng cá thể.
Mỹ xem xét điều chỉnh thành phần vắc xin, Trung Quốc nới lỏng giãn cách Covid-19
Các cố vấn y khoa của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đề nghị điều chỉnh thành phần vắc xin Covid-19 dùng cho mũi tiêm nhắc vào mùa thu
Sự điều chỉnh nhằm đối phó hiệu quả với chủng Omicron và các biến thể phụ lây lan mạnh gần đây, thay vì chỉ nhắm vào phiên bản đầu tiên của SARS-CoV-2, theo tờ The New York Times.
Ủy ban Tư vấn vắc xin và các sản phẩm sinh học liên quan của FDA ngày 28.6 thông qua đề nghị này với kết quả bỏ phiếu 19/2. Các nhà khoa học cho biết họ muốn có các dòng vắc xin chủ yếu nhắm vào BA.4 và BA.5, 2 biến thể phụ của Omicron đang hoành hành sau biến thể phụ BA.1. FDA dự kiến đưa ra quyết định về thiết kế mũi tiêm nhắc vào đầu tháng 7
Trong khi đó, tại Trung Quốc, Ủy ban Y tế quốc gia đã giảm thời gian cách ly cho người nhập cảnh. Đây là động thái đầu tiên hướng đến việc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch. Theo hướng dẫn mới hôm 28.6, người nhập cảnh Trung Quốc đại lục giờ sẽ phải trải qua 7 ngày cách ly tại cơ sở của chính phủ, và sau đó tiếp tục tự cách ly tại nhà thêm 3 ngày. Trước đây, yêu cầu là cách ly 14 ngày tại địa điểm quy định và 7 ngày tại nhà.
Hàng quán tại Thượng Hải được phép phục vụ ăn uống tại chỗ từ ngày 29.6. Ảnh REUTERS
Theo báo South China Morning Post, đó là thay đổi lớn nhất trong chính sách phòng chống dịch nghiêm ngặt của Trung Quốc kể từ khi nước này đóng biên giới vào tháng 3.2020. Thượng Hải cũng đã cho phép ăn uống tại chỗ trở lại từ ngày 29.6, dù một số hàng quán được yêu cầu chỉ nhận 50% số khách so với công suất và mỗi bữa ăn kéo dài không quá 90 phút.
Trong khi đó tại Indonesia, các chuyên gia y tế đã cảnh báo người dân tái áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt trước cảnh báo làn sóng dịch bệnh hiện tại ở nước này, do các biến thể phụ của Omicron gây ra, có thể đạt đỉnh vào tuần thứ hai hoặc thứ ba của tháng 7. Indonesia đã ghi nhận 2.167 ca nhiễm mới trong ngày 28.6, cao nhất kể từ đầu tháng 4, theo South China Morning Post. Kể từ ngày 24.6, nước này cũng báo cáo ít nhất 143 ca nhiễm BA.4 và BA.5, dù các chuyên gia y tế cho rằng con số này có thể chỉ là “phần nổi của tảng băng trôi” do những hạn chế về xét nghiệm và truy vết.