Ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh, bệnh viện lo không kham nổi

TP.HCM và Đồng bằng Sông Cửu Long đang là điểm nóng về sốt xuất huyết khi ghi nhận nhiều ca t.ử v.ong và hàng trăm ca nặng.

Theo Sở Y tế TP.HCM, tính từ đầu năm đến 29/6, TP.HCM có trên 20.950 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 172,5% so với cùng kỳ năm 2021. Thành phố đang điều trị 580 ca, trong đó 278 ca do các tỉnh chuyển về (chiếm 48%). Trong số này 237 người lớn và 343 t.rẻ e.m. 92 ca nặng (17 ca thở máy).

Thành phố cũng ghi nhận 10 ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết. Số bệnh nhân sốt xuất huyết t.ử v.ong trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng 7 ca so với cùng kỳ năm 2021 (3 ca), tăng 8 ca so với trung bình giai đoạn 2016 – 2020.

ca mac sot xuat huyet tang nhanh benh vien lo khong kham noi 225 6522118

Bệnh viện tại TP.HCM quá tải vì số người mắc sốt xuất huyết gia tăng.

Theo lãnh đạo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết nhập viện ngày càng tăng, gây quá tải. Nếu tình trạng này tiếp diễn thì nhiều khả năng bệnh viện không “kham nổi”.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, năm 2022 bắt đầu lại chu kỳ bùng phát sốt xuất huyết. Số trẻ bị bệnh chiếm 50%. Người lớn bị sốt xuất huyết thường chủ quan, không đến bệnh viện sớm.

Sau đại dịch COVID-19 người dân gần như bỏ qua sốt xuất huyết và dấu hiệu cảnh báo của bệnh. Nhiều người đi khám thường nghĩ tới việc mắc COVID-19 hoặc do siêu vi, cảm cúm mà quên đi sốt xuất huyết.

Số trẻ tới khám bệnh này tại BV Nhi đồng Thành phố có ngày lên đến 200 trường hợp đều nặng và tỷ lệ nhập viện 10%, có trẻ phải hồi sức cấp cứu, hỗ trợ hô hấp và ghi nhận 3 trẻ phải thở máy.

Trường hợp biến chứng nặng xảy ra ở bé dư cân béo phì. Trong tình huống này, bác sĩ phải cân đo đong đếm truyền dịch, nếu truyền đúng cân nặng của trẻ thì quá tải dịch, trẻ béo dễ rối loạn đông m.áu hơn.

Khi trẻ bị sốt, BS Tiến khuyến cáo cha mẹ nên nghĩ tới con bị sốt xuất huyết và đưa con tới các cơ sở y tế để khám có thể làm xác định bệnh.

Thấy con bứt rứt, đau bụng nhưng vào nửa đêm nên cha mẹ không cho trẻ đi cấp cứu ngay mà lại chờ tới sáng. Vào viện, bác sĩ tiếp nhận trẻ thì mạch bằng 0, huyết áp bằng 0, hồi sức rất khó khăn. Vì vậy cha mẹ nên cho trẻ đi khám sớm để được hướng dẫn chăm sóc, tư vấn điều trị tại nhà phù hợp.

Sốt rét ‘nhập khẩu’ có đáng lo?

Việt Nam liên tục tiếp nhận 4 ca nhiễm sổt rét ác tính “nhập khẩu” từ các nước Châu Phi, người dân cần làm gì để an toàn trước căn bệnh nguy hiểm này?

Ngày 1/6, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết đang điều trị cho 2 bệnh nhân sốt rét trở về từ Angola. Tiếp đó, ngày 4/5 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM xác nhận rằng đang điều trị cho 2 bệnh nhân bị sốt xuất huyết vừa trở về từ Châu Phi. Một bệnh nhân là nam 63 t.uổi trở về từ Bờ Biển Ngà (Tây Phi), bệnh nhân thứ hai là nữ du học sinh 24 t.uổi trở về từ Cameroon (Trung Phi).

Việc liên tục tiếp nhận các ca nhiễm sốt rét trong thời gian gần đây khiến cho rất nhiều người dân cảm thấy hoang mang lo lắng. Tuy nhiên, BS Trương Hữu Khanh – cố vấn khối Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết: “Sốt rét có thể lây từ người sang người với vật trung gian là muỗi Anopheles. Tuy nhiên, người dân không cần quá lo lắng vì loài muỗi này chỉ thường xuất hiện ở các khu vực rừng núi. Và cho tới nay, ở Việt Nam rất ít người bị mắc sốt rét. Vậy nên người dân không cần quá hoang mang và lo lắng trước những ca bệnh hiếm này”.

sot ret nhap khau co dang lo 337 6479607

Người dân không cần quá lo lắng trước những ca bệnh sốt rét vừa qua, căn bệnh đáng lo ngại hiện nay là sốt xuất huyết Dengue.

Trong những năm qua bệnh sốt rét ở Việt Nam đã được kiểm soát khá thành công bởi chúng ta đã có những chương trình phòng chống hiệu quả ở các địa phương. Thuốc sốt rét cũng được cung cấp đầy đủ để điều trị nên tỉ lệ mắc và t.ử v.ong do sốt rét giảm nhiều, chỉ còn ở một số tỉnh Tây Nguyên và phía Nam.

Nếu bệnh nhân sống hay di chuyển từ quốc gia có dịch như Lào, Campuchia, Châu Phi, vùng rừng núi, ngập mặn, nơi đang lưu hành sốt rét như Bình Phước, khu vực Tây Nguyên và có biểu hiện sốt thì cần nghĩ ngay tới nguy cơ bị nhiễm sốt rét đầu tiên. Các bác sĩ cần khai thác kỹ yếu tố dịch tễ đối với các ca bệnh nghi nhiễm sốt rét để tránh nhầm lẫn hay bỏ sót bệnh.

Theo TS.BS Hồ Đặng Trung Nghĩa – Trưởng khoa Nhiễm Việt-Anh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, sốt rét là bệnh ít gặp nên các ca bệnh thường được phát hiện trễ. Bên cạnh đó, các biểu hiện của bệnh cũng rất dễ gây nhầm lẫn với những bệnh khác như sốt xuất huyết Dengue và các bệnh n.hiễm t.rùng đang phổ biến gần đây.

Cần chú ý phân biệt triệu chứng của sốt xuất huyết và sốt rét. Sốt xuất huyết do 4 type virus gây ra, bệnh nhân sẽ bị sốt đột ngột, sốt nhiều ngày, uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn sốt lại, người mệt, nhức đầu, đau hốc mắt, buồn nôn, tiêu chảy…

Còn sốt rét là do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, cơn sốt rét điển hình sẽ có các triệu chứng như rét run, sốt nóng và vã mồ hôi. Mỗi ngày người bệnh sẽ lên cơn sốt 1-2 lần tùy thuộc vào loại ký sinh trùng nào gây ra. Bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi sau mỗi cơn sốt, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nhân có thể t.ử v.ong.

Hiện nay, có thể chẩn đoán bệnh bằng cách tìm ký sinh trùng Plasmodium trong m.áu ngoại vi và các xét nghiệm chẩn đoán nhanh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *